Blog
Sự thật về Thái hậu trong vụ án nổi tiếng “Ly miêu hoán Thái tử”, tài năng như Lữ Hậu và Võ Tắc Thiên
Truyền kỳ “Ly miêu hoán Thái tử” được coi là vụ án tráo đổi con chấn động nhất trong thời kỳ Trung Quốc phong kiến, miêu tả cái nhìn chân thật về những thủ đoạn tàn ác trong chốn hậu cung.
Vụ án “Ly miêu hoán Thái tử”
Theo nhiều tài liệu sử ghi chép, “Ly miêu hoán Thái tử” là vụ án có thật, xảy ra dưới thời hoàng đế Tống Chân Tông, vị Hoàng đế thứ ba của triều đại Bắc Tống.
Tương truyền, khi ấy, Lưu phi được vua hết lòng sủng ái, một dạ muốn lập bà làm hậu. Tuy nhiên, quần thần trong triều cật lực phản đối do xuất thân của bà.
Trong khoảng thời gian này, Lưu phi vào chùa cầu an, gặp Lý thị. “Thuận mắt”, bà đưa Lý thị về làm thị nữ.
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Sau đêm nằm mộng Lý thị sẽ sinh được long thai kỳ tử, Chân Tông truyền Lý thị vào hầu. Quả nhiên, sau đó bà có thai và được phong làm Lý Thần phi.
Đúng lúc này, Lưu phi cũng mang long thai. Nhận được tin hỷ, Tống Chân Tông hân hoan tuyên bố, nếu ai sinh con trai, ông sẽ lập người đó làm hậu.
Sau chỉ ngôn của Tống Chân Tông, Lưu phi và thái giám Quách Hòe nảy sinh một âm mưu tàn độc. Họ tính toán kỹ lưỡng, nếu Lý Thần phi hạ sinh Hoàng tử, sẽ tìm cách tráo đổi, sau đó, đuổi bà ra khỏi cung.
Quả nhiên, không lâu sau, Lưu phi sinh ra một Công chúa, tuy nhiên, không may chết yểu. Trong khi đó, Lý Thần phi lại hạ sinh một Hoàng tử.
Theo đúng kế hoạch đã định, Lưu phi sai người tráo con của Lý Thần phi bằng một con ly miêu, đồng thời loan tin Lý thị hạ sinh yêu nghiệt.
Một thời gian sau, Lý thị bị đuổi khỏi cung và lưu lạc chốn dân gian. Bà phải một mình nếm trải nhiều khổ nạn, đến mức mắt cũng không còn nhìn rõ.
Năm 1022, sau khi Tống Chân Tông băng hà, Thái tử Triệu Trinh – con ruột của Lý Thần phi năm nào – lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu Tống Nhân Tông.
Lưu Hoàng hậu được tôn làm Hoàng Thái hậu. Tuy nhiên, tới lúc này, ông vẫn không hề hay biết về người mẹ ruột đang khổ cực chốn dân gian.
Tình cờ thay, đến gần cuối đời, Lý thị may mắn gặp được Bao Chửng (Bao Thanh Thiên). Ông minh oan cho Lý Thần phi, tuân mệnh Tống Nhân Tông đón bà vào cung và tôn làm Hoàng Thái hậu. Lưu Thái hậu cũng vì thế tự sát.
Chân dung Lưu Thái hậu trong lịch sử
Lưu Thái Hậu, còn được gọi là Lưu Nga, là Hoàng hậu tại vị thứ hai của Tống Chân Tông Triệu Hằng và là dưỡng mẫu của Tống Nhân Tông Triệu Trinh. Từ nhỏ mồ côi cả cha và mẹ, Lưu thị phiêu du khắp nơi, gặp được một nghệ nhân tên Cung Mỹ, nạp làm thiếp và cùng đi làm nghề nghệ nhân kim hoàn.
Tài nghệ Cung Mỹ nổi tiếng trong kinh thành, Tương vương Triệu Hằng nghe đến, đưa về phủ của mình để phục vụ, Lưu thị khi ấy 15 tuổi cũng đi theo Cung Mỹ vào phủ. Khi ấy Triệu Hằng và Lưu thị đều tầm 15 tuổi, dần dần nảy sinh tình cảm.
Sau 5 năm, việc truyền đến tai Tống Thái Tông, ông ra lệnh nhũ mẫu của Tương vương là Tần Quốc phu nhân phải tiến hành trục xuất Lưu thị ra khỏi kinh thành, nhưng Triệu Hằng vẫn lén giấu bà trong nhà của Trương Kỳ trong kinh thành.
Trong thời gian Lưu thị ở tại nhà của Trương Kỳ, Triệu Hằng đã mời nhiều danh sư đến để dạy bà Tứ Thư Ngũ Kinh và các nghi lễ trong cung. Để Lưu thị đỡ cô đơn, Trương Kỳ còn mời người đến dạy Lưu thị cầm kỳ thi họa.
Cứ như thế, bất tri bất giác thời gian thấm thoắt thoi đưa đã được 15 năm. Lúc này Lưu Nga đã trở thành một thiếu phụ dung mạo đoan trang bất phàm, tinh thông kinh điển Nho gia, tinh thông cầm kỳ thi họa.
Năm 997, Tống Thái Tông băng hà, Triệu Hằng kế vị và đón Lưu Nga vào cung, lúc này bà đã 36 tuổi nhưng ôn nhu chừng mực, cử chỉ tao nhã, rất được Chân Tông yêu quý, chuyên sủng trong cung.
Năm Cảnh Đức thứ 4 (1007), Quách Hoàng hậu qua đời, trong khi đó Tống Chân Tông muốn lập Lưu Mỹ nhân làm Hoàng hậu. Quần thần cho rằng Lưu Mỹ nhân không con cái, xuất thân lại hàn vi, không thích hợp với ngôi vị Hoàng hậu.
Lúc đó, Cung nữ Lý thị hầu cận Lưu Mỹ nhân gặp được mộng tiên nhân, báo rằng sẽ sinh long thai kỳ tử. Tống Chân Tông cùng Lưu Mỹ nhân bèn nghĩ ra kế sách “Tá phúc sinh tử”, muốn mượn cái bụng của Lý thị sinh ra con quý tử cho Lưu Mỹ nhân có cớ thuận lợi lên làm Hoàng hậu.
Đầu tiên thì Chân Tông vời Lý thị vào hầu một đêm, sau một đêm quả nhiên có thai, ông ban cho Lý thị một cây trâm bằng ngọc để thưởng nhưng kiêng dè thị tẩm lần nữa. Năm Đại Trung Tường Phù thứ 3 (1010), ngày 14 tháng 4 (tức ngày 12 tháng 5 dương lịch), Lý thị sinh ra một Hoàng tử, đặt tên là Triệu Thụ Ích, nhưng Tống Chân Tông tuyên bố là do Lưu Mỹ nhân sinh ra.
Năm Đại Trung Tường Phù thứ 5 (1012) Tống Chân Tông tuyên cáo thiên hạ, lập Lưu Đức phi làm Hoàng hậu, lúc này bà đã 44 tuổi. Lưu Hoàng hậu thông minh tuyệt thế, thông hiểu cổ kim, đối với chính trị, xử lý tấu chương đều biết rõ. Tống Chân Tông yêu mến tài hoa, thường cho Lưu Hoàng hậu hầu việc phê duyệt tấu chương, tương trợ biện pháp.
Đến năm 1022, Tống Chân Tông qua đời, Tống Nhân Tông lên ngôi khi đó mới 11 tuổi, lúc này Lưu thị được phong làm Hoàng Thái hậu và được ban chỉ dụ: “Quân quốc trọng sự, quyền thủ xử phân”.
Năm Thiên Thánh thứ 2 (1024), tháng 11, Tống Nhân Tông cùng quần thần chính thức làm lễ dâng tôn huy hiệu cho Lưu Thái hậu, là Ứng Nguyên Sùng Đức Nhân Thọ Từ Thánh Thái hậu. Ngày ấy, Thái hậu đội Nghi Thiên quan, mặc Cổn y để ngự điện, đây đều là trang phục của các Hoàng đế khi lâm triều.
Tống Nhân Tông dần trưởng thành, nhưng Lưu Thái hậu vẫn không có ý giao lại quyền hành cho Nhân Tông. Ông thường xuyên đau ốm, đích thân Dương Thái phi chăm sóc sức khỏe, vì Lưu Thái hậu thường xuyên triệu quần thần bàn việc quốc gia.
Sang năm sau (1033), tháng 2, Lưu Thái hậu mặc cổn miện vào Thái miếu. Tại Văn Đức điện, bà được quần thần tôn tôn hiệu Ứng Thiên Tề Thánh Hiển Công Sùng Đức Từ Nhân Bảo Thọ Hoàng thái hậu, ca ngợi công đức của bà. Ngày hôm đó, Lưu Thái hậu cũng chính thức trao trả quyền hành về cho Tống Nhân Tông.
Đối với sinh mẫu của Tống Nhân Tông là Lý thị, Lưu Thái hậu phong làm Thuận dung và đưa đến trông nom lăng mộ Tiên đế là Vĩnh Định lăng. Lưu Thái hậu còn sai Trương Hoài Đức tra tìm thân tộc của Lý Thuận và ban tiền bạc cho họ, phong em trai là Lý Dụng Hòa làm Tam ban phụng chức, với lý do Lý Thuận dung đến trông coi lăng mộ Tiên đế, nên ban ơn trọng thưởng.
Khi Lý Thần phi qua đời. Lưu Thái hậu cho khâm liệm Lý Thần phi dùng đồ của Hoàng hậu, trong quan tài có đầy thủy ngân.
Sau khi Lưu Thái hậu băng hà, Dương Thái phi nói với Nhân Tông:”Lưu hậu không phải sinh mẫu thật sự của Quan gia, mẫu thân của ngài là Lý Thần phi đã qua đời“. Tống Nhân Tông lúc này mới biết Lưu Thái hậu không phải mẹ mình, lại càng là người mà mình xem như không thân thích gì trước khi chết là Lý Thần phi, nên sinh bệnh ốm nặng, mấy ngày không thể thượng triều, cũng hạ chiếu tự trách.
Lúc này, Yên vương Triệu Nguyên Nghiễm tiết lộ sự thật về thân thế của Lý Thần phi, nói rằng Lưu Thái hậu đã cướp Nhân Tông về làm con mình, bỏ rơi Lý Thần phi ở trong cung thất sủng, Yên vương còn nói rằng Lưu Thái hậu có thể đã hạ độc chết Lý Thần phi. Tống Nhân Tông kinh hoàng, sai quân lính bao vây phủ của nhà họ Lưu, còn mình đích thân tới nơi chôn của Lý Thần phi.
Khi khai quật và bật nắp quan tài, phát hiện xác của Thần phi đã bao trùm bởi thủy ngân, dung nhan vẫn rất nguyên vẹn trước khi mất, lại mặc trang phục của bậc Hậu. Tống Nhân Tông bèn cảm thán: “Chuyện thiên hạ nói, sao có thể đáng tin!“.
Sau đó, Nhân Tông quỳ trước linh cữu Lưu Thái hậu, khóc nói:”Tự nay về sau, Đại nương nương cả đời trong sạch!“. Đối với chuyện này, Tống Nhân Tông cả đời về sau đều không muốn nhắc lại, cũng không cho người khác thêu dệt về Lưu Thái hậu, còn ban cả chiếu chỉ chỉ điểm thiên hạ.
Sự kiện này, được gọi là “Nhân Tông nhận mẫu”, về sau cứ lưu truyền trong dân gian, thêu dệt đủ kiểu tình huống, cuối cùng trở thành truyền thuyết “Ly miêu tráo thái tử” nổi tiếng.
Nguyệt Hòa biên tập