Không ôm giữ quá khứ là thái độ xử thế lạc quan của bậc trí giả

x7sxom-20160928-nhan-sinh-cam-ngo-buong-bo-chinh-la-giai-thoat-1

Khi đối diện với những lồi lầm của bản thân trong quá khứ, người có tư tưởng bi quan, hối hận thì tinh thần sẽ sa sút, nhìn vấn đề sẽ luôn nhìn thấy mặt không tốt, nghĩ sự việc gì cũng nghĩ đến mặt không thành công. Trái lại, người có thể buông xuống được, có thái độ nhân sinh lạc quan tích cực sẽ có thể thay đổi được hoàn cảnh sống trong tương lai.

Chúng ta đều biết, một người chơi cờ nếu thường xuyên đi lại thì sẽ khiến người khác vô cùng chán ghét. Bởi vậy, vô luận là trong cờ vây hay cờ vua, hễ đến thời điểm trận đấu chính thức bắt đầu thì không cho phép người chơi đi đi lại lại.

Musashi Miyamoto, một tay kiếm khách nổi tiếng trong lịch sử Nhật Bản nói: “Tôi không bao giờ hối tiếc điều tôi đã làm”. Ðây chính là tâm thái có trách nhiệm đối với hành vi của mình, đồng thời cũng là một thái độ xử thế lạc quan, độ lượng.

Bậc trí giả không ôm giữ quá khứ không có nghĩa là người trí thì không suy xét lại những lỗi lầm và thiếu sót của bản thân mình trong quá khứ, mà có nghĩa là người trí sẽ không bị chìm đắm trong hối hận về lỗi lầm của mình. Bởi vì thời gian như bóng câu qua cửa, quá khứ đã qua đi, trầm mê trong thống khổ không phải là cách cải thiện hiện tại. Ðiều duy nhất mà chúng ta nên làm là phải tìm ra bài học giáo huấn từ những lỗi lầm của mình trong quá khứ và tránh không lặp lại lỗi lầm đó trong hiện tại và tương lai.

Trước đây, một bác sĩ tâm thần học nổi tiếng có rất nhiều năm kinh nghiệm về chữa trị, đã viết một quyển sách về cách chữa trị tâm lý sau khi ông về hưu. Quyển sách này dày hơn 1.000 trang, mô tả đầy đủ tất cả triệu chứng và phương pháp trị liệu các vấn đề tâm lý.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Có một lần, khi ông được thỉnh giảng tại một trường đại học, ông đã đem theo quyển sách này và nói với các sinh viên của mình rằng: “Quyển sách này dày hơn 1.000 trang, bao gồm hơn 3.000 cách chữa trị và hơn 10.000 thuốc chữa trị. Tuy nhiên, tất cả nội dung của cuốn sách này chỉ cần dùng bốn chữ là có thể khái quát được”. Nói xong, ông viết trên bảng đen bốn chữ: “Nếu như, Lần tới”.

Vị bác sĩ giải thích rằng điều căn bản làm tiêu hao tinh thần và tra tấn tâm lý con người không có gì hơn là hai chữ “Nếu như”. Khi sự tình đã xảy ra rồi, người ta thường nghĩ về nó với nỗi dằn vặt: “Nếu như tôi thi đỗ đại học”, “Nếu như năm đó tôi không chia tay với cô ấy”, “Nếu như năm ấy tôi có được một việc làm mới”, “Nếu như hồi ấy tôi không có lười biếng”, và còn rất nhiều “nếu như” khác nữa trong cuộc sống. Có hàng ngàn cách để chữa trị một vấn đề, nhưng cách tốt nhất vẫn là nên thay thế “Nếu như” bằng “Lần tới”: “Lần tới tôi sẽ cố gắng thi đỗ đại học”, “Lần tới tôi sẽ không bỏ người mà tôi yêu”, “Lần tới tôi sẽ làm việc chăm chỉ hơn”…

Thái độ của một người đối với cuộc đời sẽ quyết định hỉ, nộ, ái, ố của người đó. Những điều xảy ra trong quá khứ không giống như mây khói để có thể bay đi một cách dễ dàng. Rất nhiều ký ức làm cho một người dễ dàng sinh ra hối hận, thống khổ. Những hối hận này sẽ ảnh hưởng rất nặng nề đến chất lượng của cuộc sống và thậm chí còn gây ra các loại bệnh tật về tinh thần. Nếu một người không thể đối mặt, chấp nhận và vượt qua được thì tương lai sẽ khó có thể tươi đẹp.

Trong sách “Luận Ngữ – Vi Tử” viết rằng: “Vãng giả bất khả gián, lai giả do khả truy”, ý nói rằng những sự tình đã xảy ra trong quá khứ thì không thể làm lại, nhưng trong tương lai thì vẫn có thể sữa chữa được. Những lời nói này có ý nghĩa rất lớn khi chúng ta nhớ lại chuyện quá khứ, những thành công hay lỗi lầm trong đời, hay đang đối diện với khó khăn. Con người không nên luôn luôn hối tiếc hay cảm thấy sầu bi, thống khổ về những lỗi lầm của bản thân trong quá khứ, mà phải nên học được những bài học giáo huấn từ những lỗi lầm đó để sửa chữa. Đó mới là điều mà một người trí tuệ nên làm.

Trong cuộc đời ngắn ngủi, cho dù chúng ta đã làm ra những sự tình sai lầm thì cũng không nên đắm chìm trong thống khổ và hối tiếc, bởi vì nó không phải là cách để thay đổi được thực tế mà chỉ làm cho cuộc sống chúng ta đen tối thêm trong tương lai, che đậy những nét đẹp của cuộc sống. Chúng ta không nên để cuộc sống hiện tại và tương lai bị sự hối tiếc chôn vùi. Ðứng lên và bắt đầu lại, làm hết sức mình, đó mới chính là thái độ sống lạc quan tích cực cần có của bất kỳ ai.

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: