Blog
Chuyện tình đẹp của công chúa Việt đầu tiên trên đất Nhật, giúp chồng quản lý kinh doanh vô cùng phát triển
Trong lịch sử Nhật Bản có ghi lại về chuyện cô dâu nước ngoài đầu tiên của đất nước này chính là 1 công chúa người Việt, đó chính là Công chúa Ngọc Hoa. Theo sử sách, vợ chồng bà là những người có công rất lớn trong việc thúc đẩy giao thương giữa 2 đất nước vào thời điểm đó.
Chuyện tình yêu của Công chúa Ngọc Hoa và thương nhân Araki Sotaro đã trở thành giai thoại đẹp, được lưu truyền rộng rãi tại tỉnh Nagasaki cho tới tận ngày hôm nay. Hàng năm, người dân địa phương vẫn tổ chức lễ hội tái hiện lại buổi rước cô dâu nước ngoài đầu tiên về Nhật Bản này.
Cụ thể, công chúa Ngọc Hoa là con gái nuôi của Chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Về sau, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên quyết định gả công chúa Ngọc Hoa cho một thương nhân Nhật Bản tài giỏi là Araki Sotaro.
Công chúa Ngọc Hoa tên thật là Nguyễn Phúc Ngọc Hoa, con gái nuôi của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Năm 1619, Công chúa Ngọc Hoa gặp Araki Sotaro, 1 thương nhân nhân người Nhật tới Việt Nam để buôn bán. Ông Araki Sotaro vốn là võ sĩ đạo, sau chuyển hướng sang kinh doanh và lấy thêm tên tiếng Việt là Nguyễn Thái Lang.
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Sau cuộc gặp gỡ của đôi bên, cả 2 đã nhanh chóng phải lòng nhau. Vì thế, 1 thời gian sau, Chúa Sãi đã quyết định gả con gái cho vị thương nhân người nước ngoài này.
Tới năm 1620, Công chúa Ngọc Hoa theo chồng về nước. Ngay từ ngày đầu trở về quê chồng, Công chúa Ngọc Hoa đã nhận được tình cảm yêu mến từ những người ở đây, họ đã tổ chức 1 lễ rước rất linh đình và long trọng để chào đón bà.
Theo nhiều sử liệu Việt Nam, trong số các nước phương Đông thời ấy, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đặc biệt quan tâm đến Nhật Bản. Ông chủ động xúc tiến quan hệ giao thương với tư cách chính thức của người đứng đầu nhà nước An Nam (An Nam Quốc Vương), tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thương nhân Nhật Bản đến sinh sống, buôn bán ở Hội An.
Trong số các thương nhân Nhật Bản, ông Araki Sotaro được Chúa Nguyễn Phúc Nguyên có cảm tình và giao cho nhiều trọng trách tại Hội An. Đặc biệt, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên còn lập thương nhân này một tờ thư xác nhận “ông đã tự nguyện ở dưới gối” – tức làm chức quan trung thành với Chúa.
Theo ghi chép trong “Ngoại phiên thông thư” – một tư liệu cổ ghi lại thư từ ngoại giao giữa Nhật Bản thời Mạc phủ với các nước lân bang, ông Araki vốn là võ sĩ samurai thuộc Higonokuni (tỉnh Kumamoto bây giờ). Vào năm Thiên Chính thứ 16 (tức năm 1588), ông đã rời tới Nagasaki và bắt đầu nghề buôn bán bằng thuyền. Về sau, ông trở thành một thương gia lớn.
Ông Araki đã đi lại buôn bán giữa các nước Xiêm (là Thái Lan hiện nay) và An Nam (một phần của Việt Nam hiện nay).Vào năm 1619, ông cùng 8 doanh nhân đi thuyền mang cờ hiệu của công ty Đông Ấn Hà Lan VOC đến cập cảng Hội An. Hành trình vượt biển đến Hội An của nhóm thương gia nước ngoài này được miêu tả trong bức tranh “Giao Chỉ Quốc mậu dịch độ hải đồ” nổi tiếng của thương gia Chaya Shinroku.
Một năm sau, ông đưa vợ về Nhật Bản định cư ở Nagasaki. Sau khi làm dâu tại Nhật Bản, công chúa Ngọc Hoa sinh cho chồng một con gái. Hai người sau đó cùng gây dựng nên một trung tâm thương mại tại Motoshikhui – Machi ở Nagasaki.
Chỉ 1 thời gian ngắn sau khi tới Nhật Bản, Công chúa Ngọc Hoa đã rất được lòng dân chúng tại đây. Chẳng những đầy đủ công, dung, ngôn, hạnh, bà còn không ngại giúp đỡ những người xung quanh.
Công chúa rất tích cực tham gia vào việc tạo điều kiện, giải quyết những khó khăn mà mọi người gặp phải trong việc giao thương với Việt Nam. Vì thế, người dân tại tỉnh Nagasaki, nơi vợ chồng bà sinh sống đều kính trọng và yêu mến bà hết mực.
Do công chúa Ngọc Hoa thường gọi chồng bằng tiếng Việt “anh ơi, anh ơi” nên người Nhật đã gọi bà bằng tên thân mật là Anio-san (từ “Anio” phát âm giống như câu nói cửa miệng của bà khi gọi chồng. Sau này các cô gái xinh đẹp, dễ thương ở Nhật Bản đều được gọi là Anio-san).
Công chúa Ngọc Hoa qua đời năm 1645, sau 26 năm sống tại Nhật Bản. Bà mất sau khi chồng qua đời được 10 năm. Vợ chồng công chúa Ngọc Hoa được chôn cất ở hậu viên Đại Âm Tự ở Nagasaki.
Vai trò của công chúa Ngọc Hoa quan trọng đến mức sau thời điểm 1645, khi bà mất, việc giao thương buôn bán giữa hai quốc gia đã bị gián đoạn suốt một thời gian rất dài mới được nối lại.
Có người cho rằng người dân Nagasaki ảnh hưởng văn hóa Việt Nam do chính Ngọc Hoa đã truyền lại cho họ, ví dụ như người dân ở đây thường ăn trên bàn tròn trải vải đỏ, trong khi truyền thống Nhật ăn trên bàn chữ nhật màu nâu.
Người Nhật thường ăn uống theo khẩu phần riêng mỗi bữa ăn, mỗi người một khay nhỏ với nhiều đĩa thức ăn nhỏ, trong khi dân ở đây thường bày thức ăn trong đĩa lớn để mọi người cùng gắp ăn chung như người Việt.
Chuyện tình đẹp của công chúa Ngọc Hoa và ông Arak trở thành giai thoại được lưu truyền đến ngày nay.
Nguyệt Hòa biên tập