Gia Cát Lượng 7 lần bắt, 7 lần thả Mạnh Hoạch: Sức cảm hoá của Thiện và Nhẫn

untitled-2-18

Sau thất bại tại Trận Di Lăng, Lưu Bị lúc lâm chung đã gửi gắm vận mệnh của thái tử và cả đất Thục Hán cho Gia Cát Lượng. Năm 225, Gia Cát Lượng đích thân dẫn đại quân bình định phản loạn phương Nam, thu phục chúa Man là Mạnh Hoạch, tạo nên kỳ tích “bảy lần bắt, bảy lần tha” nổi tiếng trong lịch sử.

Quạt lông, khăn lượt, ngọn cờ vàng.

Mưu mẹo cao sâu, phục chúa Man.

Khe động nay còn nhờ đức trạch.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Nghìn thu hương hỏa đỉnh cao cương.

(Tam quốc diễn nghĩa)

Chuyến xuất chinh này của Gia Cát Lượng là một thử thách lớn. Thứ nhất, phương nam là chốn ma thiêng nước độc, đất xa núi hiểm, chinh chiến sẽ mệt nhọc và nguy hiểm khó lường. Thứ hai, dân Man chịu nhận tuyên truyền xuyên tạc vu khống của Mạnh Hoạch nên căm ghét và chống đối nhà Thục Hán.

Cụ thể, Mạch Hoạch đã tung tin trong nhân dân dân tộc thiểu số rằng nhà Thục Hán sẽ bắt họ cống nạp những thứ khó tìm là: 300 con chó mực mà lông trước ngực phải hoàn toàn màu đen; 3 đấu óc rệp; 3.000 cây gỗ đoạn dài 3 trượng (dù loại gỗ này không bao giờ mọc quá hai trượng).

Với sự kích động của Mạnh Hoạch, phong trào chống đối ngày càng mạnh mẽ, đội ngũ quân nổi dậy ngày càng đông đảo và lan truyền khắp vùng Nam Trung.

Xét thấy Nam Trung là việc trọng đại, gian khó, người khác khó đảm nhiệm nổi, nên Gia Cát Lượng quyết định tự mình xuất chinh. Mục đích lần xuất chinh này không chỉ là tiêu diệt quân phản loạn, mà cao hơn một bậc chính là thu phục lòng người, bình định phương Nam từ gốc rễ.

Như lời của Mã Tốc trong Tam Quốc diễn nghĩa: “Nam Man cậy có đất xa, núi hiểm, không phục đã lâu; tuy hôm nay phá xong, ngày mai tất lại làm phản. Đại quân của thừa tướng đến đó, tất nhiên dẹp được, nhưng sau khi rút quân về, phải lên mặt bắc đánh Tào Phi, nếu quân Man biết trong nước bỏ ngỏ, quyết nhiên lại trở mặt ngay. Phàm phép dùng binh đánh giặc, sao cho người ta tâm phục mới cao, chớ đánh lấy thành trì là thấp; đem bụng mình mà đánh mới giỏi, chớ đem quân mà đánh thì xoàng. Xin thừa tướng làm thế nào thu phục được bụng chúng là hơn”.

Và quả thực, Gia Cát Lượng đã thu phục được lòng người phương nam, nhờ vào cả Uy và Đức. Bài viết này xin không bàn tới khía cạnh dụng binh của Gia Cát Lượng (Uy), mà chỉ bộc bạch đôi lời về cái Đức của Gia Cát thừa tướng.

Vọ chồng Mạnh Hoạch - Ảnh: kknewsẢnh: Vọ chồng Mạnh Hoạch - Ảnh: kknewsẢnh:
Vọ chồng Mạnh Hoạch – Ảnh: kknews

Thiện

Quân Man làm phản, Mạnh Hoạch ngông ngạo, nhưng Gia Cát Lượng không hề tức giận và để bụng. Mỗi lần bắt được quân giặc, ông đều sai cởi trói, ân cần phủ dụ, tiếp đãi tử tế rồi tha cho về. Ở lần tấn công thứ nhất, Khổng Minh nói:

Các ngươi toàn là những người dân lương thiện, chẳng may bị Mạnh Hoạch ức hiếp, đến nỗi rước lấy lo sợ. Ta nghĩ cha mẹ, anh em, vợ con các ngươi, đang tựa cửa ngóng trông, nếu nghe tin bại trận này, chắc là ruột gan như xé, khóc rỏ ra máu. Ta nay tha chết để cha mẹ, anh em, vợ con các ngươi được yên lòng”.

Khổng Minh xưa nay lắm mưu nhiều kế, nên đọc đoạn này có thể có người vẫn cho rằng ông chỉ đang diễn kịch để lấy lòng người Man mà thôi. Tuy nhiên, có câu rằng “Cái kim trong bọc có ngày sẽ lòi ra”, nếu Khổng Minh không thực lòng yêu thương dân chúng phương nam thì tới lần hai, lần ba… bắt được giặc, ông hẳn sẽ sớm phát tiết oán hận mà giết quách đi.

Tam quốc diễn nghĩa có viết lời của Khổng Minh rằng: “Ta ba phen bắt được mà không nỡ giết, đó là muốn hắn tâm phục, chớ không muốn giết cả giống loài hắn làm gì. Ta bảo rõ cho các ngươi biết, các ngươi nên hết lòng giúp nước, chớ có quản công khó nhọc.

Các tướng đều bái phục, nói: Thừa tướng đủ cả trí, nhân, dũng; dẫu Tử Nha, Tử Phòng ngày xưa cũng không bằng”.

Phải biết rằng Gia Cát Lượng cùng ba quân đang phải chinh chiến trong lam chướng phương nam, nắng như thiêu đốt, rừng thiêng nước độc, khổ nhọc không nói nên lời. Đối mặt với kẻ địch ngoan cố, phía mình thì hao binh tổn tướng, một vị chỉ huy bình thường có thể sẽ sớm nổi giận, khi bắt được giặc sẽ giết không tha. Nhưng Gia Cát Lượng không làm thế, vì ông thực lòng coi dân chúng phương nam như những đứa con xa cách chưa được nhận vương hoá, và quyết tâm dùng tâm nhân từ có thể nung chảy cả sắt thép để cảm hoá.

Lòng nhân từ của Gia Cát Lượng thể hiện rõ nhất trong lần thứ bảy bắt Mạnh Hoạch. Mạnh Hoạch cầu viện từ quốc vương Ô Qua, đội quân giáp mây đao kiếm cung nỏ không làm gì được, Gia Cát Lượng vạn bất đắc dĩ phải dùng hỏa công.

“Khổng Minh ngồi trên núi trông xuống, thấy quân Man bị đốt, kẻ thì co quắp, người thì quằn quại, quá nửa bị pháo đạn bắn, vỡ đầu, sứt má, xương thì tan tành, chết rụi trong hang, mùi khét lẹt bốc lên không sao chịu được.

Khổng Minh ứa nước mắt, than rằng: Ta tuy có công với nước, nhưng sẽ chắc tổn thọ! Tướng sĩ ai nấy đều thương cảm”.

Quân Man cảm lòng nhân đức ấy, dần dần về sau đã chủ động giúp đỡ Gia Cát thừa tướng, không muốn cùng Mạnh Hoạch làm phản nữa. Đến cả ẩn sĩ Mạnh Tiết – anh trai của Mạnh Hoạch cũng tự nguyện giải cứu cho quân Thục ở bước đường cùng. Thừa tướng nước Thục khoan dung nhân từ, bao lần tha chết và thiện đãi người Man, thế chẳng phải là những lời vu khống nhà Thục Hán của Mạnh Hoạch trước đây cũng tự khắc bị lật tẩy sao?

Cảnh phim Tam quốc diễn nghĩa 1996: Gia Cát thừa tướng trao lại quyền cai trị đất Man cho Mạnh Hoạch.Cảnh phim Tam quốc diễn nghĩa 1996: Gia Cát thừa tướng trao lại quyền cai trị đất Man cho Mạnh Hoạch.
Cảnh phim Tam quốc diễn nghĩa 1996: Gia Cát thừa tướng trao lại quyền cai trị đất Man cho Mạnh Hoạch.

Nhẫn

Khổng Minh thần cơ diệu toán, cùng tướng sĩ trải bao phen sinh-tử, hết lần này tới lần khác mới bắt được Mạnh Hoạch. Thế nhưng lần nào bị bắt, Mạnh Hoạch cũng cứng đầu không phục, coi Khổng Minh không ra gì.

Lần thứ nhất, Hoạch nói: “Đường hẻm núi cao, lỡ sa vào tay ngươi, ta đâu có chịu!”.

Lần thứ hai: “Hoạch nói: Đó là thủ hạ ta muốn hại lẫn nhau, mới đến nông nỗi này, chớ không phải là tài của ngươi, sao ta có chịu!”.

Lần thứ ba: “Hoạch thưa: Đó chỉ vì em ta tham ăn, tham uống, trúng phải thuốc độc, bởi thế lỡ việc. Nếu ta đến mà để cho em ta đi tiếp ứng bên ngoài thì chắc xong việc. Đó là trời không tựa ta, chớ không phải ta có dại dột gì. Đành chết thì chết, chớ ta vẫn chưa chịu!”.

Lần thứ tư: “Hoạch nói: Ta tuy là người rợ mọi, nhưng không chuyên dùng qủy kế như thừa tướng, cho nên ta chưa phục”.

Lần thứ năm: “Hoạch nói: Ta bị bắt là không phải do tài của ngươi. Vì người trong động ta hại lẫn nhau, mới đến nỗi này! Muốn giết thì giết, chớ ta vẫn chưa chịu!”.

Lần thứ sáu: “Hoạch thưa: Chuyện này thực là tự chúng ta đem thịt đến miệng hùm chớ không phải là tài của ngươi, chết thì chết chứ ta vẫn chưa chịu”.

Cuối cùng, đến lần thứ bảy: “Mạnh Hoạch khóc, nói: Từ xưa đến nay, chưa có ai đánh giặc, bảy lần bắt được mà bảy lần tha bao giờ. Tôi tuy là người mọi rợ, cũng hiểu đôi chút lễ nghĩa, có đâu mà lại mặt dày mãi thế được!

Nói đoạn dắt díu vợ con, anh em, họ hàng, cởi trần ra khúm núm vào quỳ cả dưới trướng, tạ tội rằng: Thừa tướng thực là thiên oai, người phương nam tôi không dám làm phản nữa!

Khổng Minh nói: Ông nay đã chịu rồi à?

Mạnh Hoạch khóc, nói: Con con cháu cháu tôi cũng được đội ơn sinh thành của thừa tướng, dám đâu không phục”.

Có thể nói rằng, Mạnh Hoạch ngoan cố đã tạo nên một “khảo nghiệm” to lớn đối với Gia Cát Lượng. Sự ngoan cố của Mạnh Hoạch từng khiến Khổng Minh phải thốt lên: “Ngươi lừa ta vào nơi không có nước, lại đem bốn suối độc hại quân ta. Thế mà quân ta không việc gì, chẳng phải là lòng trời ư? Sao người u mê làm vậy?”.

Nhưng rốt cuộc thì, gian nan “bảy lần bắt, bảy lần tha” ấy không thể làm

Lượng, chỉ có thể làm sáng tỏ cái tâm đại nhẫn của Khổng Minh. Nhẫn là kiên trì để tỏ lòng thành kính, là nhẫn chịu để vượt qua khó khăn, là bao dung để hoá giải ân oán. Khổng Minh vẫn để Mạnh Hoạch làm chúa các động Nam Man như trước, cũng không cắt cử quan lại Thục Hán cai trị, là bởi vì Mạnh Hoạch kẻ thù với nước Thục thực sự đã bị ông tiêu diệt rồi, giờ chỉ còn một Man vương thực lòng cảm ân, quy thuận nhà Hán.

Vậy mới thấy để thức tỉnh người trong mê, khiến họ hồi tâm chuyển ý, cải tà quy chính không phải việc dễ dàng, nếu không sẵn lòng nếm trải nguy nan, không có đủ Thiện và Nhẫn thì khó lòng làm nổi. Quá trình thu phục Mạnh Hoạch cũng là quá trình Gia Cát Lượng không ngừng bồi đắp tâm đại nhẫn và làm sáng tỏ lòng từ thiện của chính mình, ấy cũng chính là con đường tu luyện vậy.

Về sau, Nguyên Vi Chi có bài thơ ca ngợi rằng:

Dẹp loạn phò chúa yếu.

Ân cần việc thác cô.

Tài cao hơn Quản, Nhạc.

Mẹo giỏi quá Tôn, Ngô.

Thắm thiết lời dâng biểu.

Tài tình phép trận đồ.

Đức ngài cao thịnh lắm.

Thiên cổ tiếng thơm tho!

Theo DKN

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: