Học cách dọn dẹp những cảm xúc rác rưởi, chính là thiện đãi chính mình!

xemt

Cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, bạn sẽ luôn gặp phải những điều không may và khó tránh khỏi cảm giác bất hạnh.

Chúng ta không thể ngăn chặn những cảm xúc tiêu cực xảy ra nhưng chúng ta có thể chọn cách đối phó với chúng.

Quá trình loại bỏ những cảm xúc rác rưởi cũng là quá trình tìm kiếm một lối sống tốt hơn và tử tế với cuộc sống của chính mình.

1. Sự bất ổn về cảm xúc là một thảm họa

Có một câu chuyện ấn tượng trong “Thôn trang: Núi mộc”:

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Khi một người đàn ông đang đi thuyền qua sông thì thấy một chiếc thuyền bên kia đang lao thẳng về phía mình nên bắt đầu chửi bới mà không hỏi nguyên do.

Nhưng khi chiếc thuyền thực sự đâm vào anh, anh chợt phát hiện ra đó chỉ là một chiếc thuyền trống rỗng.

Sau đó, mọi tức giận đều tan biến ngay lập tức.

Nếu anh ấy có thể kiểm soát cảm xúc của mình ngay từ đầu thay vì bùng nổ ngay khi có chuyện xảy ra, anh ấy sẽ không trở nên tức giận vô ích và lãng phí sức lực.

Nóng giận một cách mù quáng chỉ có thể đẩy bản thân vào tình huống xấu hổ và khiến bạn phải gánh chịu hậu quả.

Tục ngữ có câu: “Đá tảng đá khi tức giận chỉ làm đau ngón chân”.

Những người có cảm xúc không ổn định và dễ tức giận vì những điều nhỏ nhặt nhất có thể khiến mọi người cảm thấy sợ hãi và tránh xa họ.

Một khi con người không ổn định về mặt cảm xúc thì rất dễ mất kiểm soát, một khi mất kiểm soát thì không còn nói chuyện về văn hóa, giáo dục nữa, hoàn toàn có thể trở thành một con mãnh thú bị cảm xúc tiêu cực điều khiển, cắn xé người khác và cũng sẽ làm thương chính mình.

Cảm xúc là Tâm Ma bên trong, nếu bạn không khống chế được nó, nó sẽ hại lại chính bạn.

2. 90% rác cảm xúc đều đổ lên người thân thiết nhất

Sử Thiết Sinh từng nói: “Đừng bao giờ mất bình tĩnh với những người bạn yêu thương nhất. Tôi đã hiểu rồi, nhưng đã quá muộn.”

Trong cuộc sống, càng ở bên những người thân thiết nhất, chúng ta càng khó kiểm soát được cảm xúc của mình.

Vốn là người nhà thân thiết nhất, nhưng lại là người phải chịu nhiều tổn thương nhất.

Cách đây vài ngày, tôi nhận được điện thoại của chị họ và cô ấy nói rằng cô ấy đã ly hôn.

Tôi rất ngạc nhiên, chị họ tôi và anh chồng quen nhau từ hồi đại học, họ bắt đầu từ con số 0 và hỗ trợ lẫn nhau cho đến ngày hôm nay. Khó khăn biết bao. Bây giờ cuộc sống đã khá hơn, con gái họ đã được 2 tuổi, tại sao họ lại phải xa nhau?

Hóa ra sau khi chị họ tôi sinh con, chị ấy đã trở thành một người mẹ toàn thời gian.

Vì công việc nuôi dạy con cái vất vả và những công việc nhà tầm thường, chị họ tôi đã tích lũy rất nhiều cảm xúc tiêu cực. Cơn giận dồn nén không thể trút hết, cuối cùng đem anh chồng làm nơi trút giận.

Hai năm qua, chị họ tôi nhiều lần nóng nảy với chồng, cuộc sống tốt đẹp ban đầu của họ dần trở thành một mớ hỗn độn, và cuối cùng hai người lại trở thành người xa lạ.

Sau đó, chị họ tôi nói với vẻ tiếc nuối rằng lẽ ra chị ấy không nên trút hết nỗi bất hạnh của mình lên chồng.

Dù là người thân trong gia đình nhưng họ cũng không thể mãi tiếp nhận cảm xúc rác rưởi của bạn được.

Họ tha thứ một lần, chịu được hai lần, hết lần này đến lần khác.

Khi họ bị ngược đãi, tra tấn về thể xác lẫn tinh thần, ngay cả những người thân thiết cũng sẽ mệt mỏi, chưa kể càng gần nhau thì tổn thương gây ra càng khó bù đắp.

Tục ngữ có câu: “Lời nói có thể đau hơn dao. Vết thương do dao đâm thì dễ lành, nhưng vết thương ở lưỡi thì khó lành!”

Việc chúng ta phát ra những cảm xúc tiêu cực một cách bừa bãi giống như một thanh kiếm sắc bén xuyên qua trái tim của những người yêu thương chúng ta nhất, dù có lành thì cũng sẽ để lại những vết sẹo không thể hàn gắn.

Cuối cùng, tình cảm giữa nhau sẽ chỉ còn lại hố sâu.

Trang Tử nói: “Người ta chẳng soi ở nước chảy mà soi ở nước tĩnh”.

Một người không thể kiềm chế được cảm xúc của mình, giống như nước chảy, sẽ phản ánh một phiên bản không thể nhận ra của chính mình khi hòa hợp với người thân.

3. Học cách dọn dẹp cảm xúc rác rưởi, chính là thiện đãi chính mình

Vương Dương Minh từng nói: “Khống chế cảm xúc chính là tu hành”.

Khi trưởng thành, chúng ta nên làm chủ cảm xúc của chính mình và coi việc kiểm soát cảm xúc như một thói quen trong cuộc sống.

Tôi đã nghe ẩn dụ này: Nếu chúng ta là một cỗ xe, thì bộ não lý trí của chúng ta là người điều khiển cỗ xe, còn cảm xúc và bản năng là những con ngựa.

Khi chúng ta còn trẻ, cảm xúc và những quyết định theo bản năng luôn chiếm ưu thế vì người đánh ngựa không giỏi điều khiển ngựa.

Sau khi trưởng thành, khi người đánh xe dần dần có khả năng điều khiển ngựa, anh ta có thể khiến ngựa hành động theo sự hướng dẫn của mình.

Vì vậy, như chúng ta thường nói: Chỉ có trẻ con mới khóc, gây ồn ào, còn người lớn phải học cách gạt bỏ cảm xúc. Nếu không, bạn sẽ luôn cư xử như một đứa trẻ, mỗi lúc một bộc phát cảm xúc, làm tổn hại người khác và không mang lại lợi ích gì cho bản thân.

Đồng nghiệp của tôi, chị Tuệ, suốt ngày bận rộn giữa công việc và gia đình, dù công việc có tồi tệ đến đâu, chị cũng không bao giờ tức giận mà luôn mỉm cười.

Vì vậy, chị Tuệ rất nổi tiếng trong công ty và luôn có thể hòa hợp với các đồng nghiệp của mình.

Sếp cũng đánh giá cao cô, những người có trình độ học vấn cao hơn cô cũng không được thăng chức nhanh như cô.

Đôi khi, sự ổn định về mặt cảm xúc thực sự quan trọng hơn chỉ số IQ cao!

Sau này, khi trò chuyện với chị Tuệ, tôi được biết rằng mỗi khi cảm xúc của chị sắp vượt khỏi tầm kiểm soát, chị sẽ tuân theo ba nguyên tắc “không nghe, không nghĩ, không nói” để bắt buộc tâm tình của mình bảo trì ổn định.

Khi gặp chuyện khó chịu, đừng nghe, càng nghe càng tức giận; khi gặp chuyện xấu, đừng nghĩ tới, càng nghĩ đến thì càng phiền não; khi đối mặt với ai đó mà bạn ghét thì đừng nói, càng nói càng tan vỡ.

Kiểm soát cảm xúc, bình tĩnh và ổn định một cách tự nhiên là điều tốt nhất.

Nietzsche đã từng nói trong “Beyond Good and Evil”: “Nếu như cảm xúc của bạn luôn mất kiểm soát, bạn sẽ bị cảm xúc dẫn dắt và mất tự do”.

Dù trong cuộc sống hay công việc, chúng ta sẽ luôn gặp phải những điều khiến người ta tức giận và những người vô lý, nhưng sự tức giận sẽ không bao giờ giúp ích được gì.

Khi bạn bị xáo trộn bởi những cảm xúc bên ngoài, lựa chọn tốt nhất là học cách kiểm soát cảm xúc của mình và giữ cho biểu hiện cảm xúc của bạn ở trạng thái “trung hòa”.

Học cách ăn nói khéo léo, không vội vàng nói khi có chuyện; tránh xa người xấu, điều xấu, ít phân cao thấp với những người vô lý; không để những cảm xúc tiêu cực ở lại qua đêm để ngăn chúng tiếp tục ủ.

Trút cảm xúc là bản năng, kiềm chế cảm xúc là năng lực và đó là sự tu dưỡng.

Những ngày dù tồi tệ đến đâu rồi cũng sẽ trôi qua, và dù tâm trạng có tồi tệ đến đâu rồi cũng sẽ tiêu tan. Cách tốt nhất để đối mặt với cảm xúc là dọn dẹp cảm xúc rác rưởi theo cách không làm tổn thương người khác hoặc chính bạn.

Thật là một trí tuệ tuyệt vời khi thư giãn tâm trí và xem nhẹ mọi việc.

Mong rằng tất cả chúng ta đều có thể xem nhẹ mọi việc và làm chủ được cảm xúc của chính mình.

Kỳ Mai biên dịch
Tống Vân – aboluowang

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: