Thắng một cuộc tranh cãi nhưng thua một mối quan hệ: Người trí huệ sẽ không bao giờ tranh luận với 5 người này

tranhluan

Có câu nói rằng: “Càng trưởng thành bạn càng nhận ra tranh luận đúng sai, hơn thua cũng không còn quan trọng nữa, quan trọng là muốn cả đời bình yên”. 

Người trí huệ sẽ hiểu được rằng, kẻ thù thực sự khi chúng ta tranh luận không phải là người đang đứng trước mặt, mà chính là thứ cảm xúc tiêu cực đang ẩn nấp trong cơ thể mỗi người. Vì vậy đừng để những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bạn, hãy sống thuận theo tự nhiên và duy trì một tâm thái hòa ái.

Cuộc đời vừa vất vả lại ngắn ngủi. Nếu mỗi ngày đều phải tranh đoạt, phân phải trái, thắng thua thì không những khiến bản thân luôn trong trạng thái mệt mỏi mà hạnh phúc cũng chẳng sẽ tìm đến. Do đó, hãy để người khác đi trước một bước trong trường hợp khó khăn. Bởi vì nhường người khác một bước chính là để lại cho bản thân những bước tiến xa hơn trong tương lai.

1. Đừng gây gổ với bố mẹ

Những người tranh cãi và gây gổ với cha mẹ thường không thành công cả về sự nghiệp lẫn cuộc sống.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Người xưa nói: “Trong nhà có người già như có được cả kho báu”.

Cha mẹ là gốc rễ của gia đình. Khi có cha mẹ ở đây, anh chị em có thể quây quần bên nhau, vui vẻ, hạnh phúc. Cha mẹ là bộ não của gia đình. Họ có nhiều kinh nghiệm sống và có thể cho bạn những lời khuyên khi bạn gặp khó khăn. Có cha mẹ thì còn có chốn để về khi gặp khó khăn, không có cha mẹ thì chỉ có thể vô định, mất phương hướng trước dòng đời đầy rẫy chông gai.

Do đó, cha mẹ cần sự tôn trọng và tán thành của con cái. Đặc biệt là các bậc cha mẹ lớn tuổi, thường muốn đưa ra một số lời khuyên để tìm thấy cảm giác kết nối. Nếu lúc này, con cái phớt lờ hoặc cãi lời cha mẹ và phải chứng minh rằng cha mẹ đã sai thì sẽ làm cha mẹ buồn phiền và đau lòng. 

Người xưa có câu: “Bách thiện hiếu vi tiên”, trong trăm cái thiện thì chữ hiếu đứng đầu. Bởi lẽ, người mà không có hiếu đối với cha mẹ, không biết yêu thương, kính trọng những người sinh thành dưỡng dục mình, thì khi ra ngoài xã hội, con người ấy khó trở thành người có tình cảm, biết yêu thương những người xung quanh.

2. Đừng tranh cãi với sếp

Tranh luận hoặc cãi vã với sếp là điều cực kỳ ngốc nghếch. Bởi vì trước hết, sếp cần thể diện. Cãi tay đôi với sếp trước mặt người khác sẽ khiến sếp mất thể diện, không còn đường lui, từ đó sẽ trở mặt thẳng tay với bạn và cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu sếp của bạn thực sự sai, hãy bình tĩnh và trao đổi riêng.

Thứ hai, sếp có quyền lực và nguồn lực. Nếu bạn làm mất lòng sếp, bạn sẽ không được trọng vọng chứ chưa nói đến việc được thăng chức.

Nhiều người sẽ nghĩ điều này là sáo rỗng, nhưng không phải những người bình thường làm việc cần mẫn chỉ để kiếm vài đồng bạc đó sao? Do vậy, nếu bạn cho sếp thể diện, sếp cũng có thể cho lại bạn thể diện và cơ hội.

3. Không tranh chấp với những người sĩ diện

Trong cuộc sống, chúng ta có thể gặp những người coi sự tôn nghiêm của chính mình là thứ đáng quý nhất. Những người này có một đặc điểm lớn nhất là thích thể hiện, thích sĩ diện. 

Do vậy, khi tiếp xúc với những người này, cần tuyệt đối tránh không làm họ xấu hổ, không động đến sự tôn nghiêm và đánh giá họ. Nếu không tỏ ra tôn trọng được thì cứ giữ thái độ trung dung, ít tranh cãi. Như vậy, mới có thể hòa thuận với nhau.

Thêm bạn bớt thù là điều quan trọng trong cuộc sống. Có thêm bằng hữu, chính là có thêm người giúp đỡ khi mình gặp khó khăn, thêm người bên cạnh khi mình cô độc, thêm người động viên, giúp mình đứng dậy sau những bi thương. 

Tuy nhiên, không phải tất cả những người ta tiếp xúc đều hợp tính hợp nết. Trong mối quan hệ với những người bất đồng, ta phải biết tránh chỗ nhạy cảm của đối phương, không động vào những điều sẽ khiến họ tự ái, tổn thương lòng tự tin của họ. Có như vậy thì mối quan hệ mới tốt đẹp, từ đó có thể giảm bớt thị phi.

4. Đừng cãi nhau với vợ hoặc chồng mình 

Có câu nói rằng: “Chén đũa trong chạn còn có lúc xô nhau”, huống hồ là vợ chồng cùng chung sống, sẽ không tránh khỏi những lúc mâu thuẫn. Có người trưởng thành từ những cuộc tranh cãi, cũng có người vì tranh cãi mà chịu tổn thương trong tâm hồn, từ đó gia đình tan vỡ.

Vợ chồng tranh cãi, dù là thắng trong sự thật, nhưng lại mất đi tình cảm. Do đó, bạn phải kiểm soát tâm trạng trước rồi mới giải quyết mọi việc đừng để “giận quá mất khôn”.

Đừng tranh giành đúng sai trong những trường hợp sau:

Thứ nhất, đừng cãi nhau nếu bạn đang tức giận.

Thứ hai, đừng so đo những vấn đề nhỏ nhặt.

Thứ ba, đừng tranh giành những việc lớn.

Đối với một số việc, tranh cãi không thể giải quyết vấn đề, bạn chỉ có thể tìm ra thời điểm thích hợp và giao tiếp một cách bình tĩnh.

Giận hờn, cãi vã đôi khi là những gia vị cho đời sống vợ chồng, chỉ cần cả 2 cố gắng có cách đối diện với chúng thật hiệu quả thì đó có thể là gia vị để tình yêu vợ chồng thêm nồng nàn. Cãi vã mâu thuẫn để hiểu nhau nhiều hơn, để quý trọng hơn những khoảnh khắc hạnh phúc bên nhau chứ không phải để phân đúng sai, đẩy mối quan hệ đi vào bế tắc.

5. Không tranh cãi với người cố chấp 

Trong thiên Thu Thủy, Trang Tử từng viết viết: “Không thể nói chuyện băng tuyết với côn trùng mùa hạ”. Câu này có nghĩa, tranh luận với người cố chấp, không chịu hiểu vấn đề là một điều vô ích.

Sống trên đời, không nên tranh giành hơn thua với người không cùng tầng thứ, đó là một loại trí huệ. Tránh lãng phí thời gian vào những việc không cần thiết, chúng ta sẽ thu hoạch được những điều tốt đẹp hơn đang chờ mình.

Tranh cãi với người khác là tự trừng phạt bản thân mình

Khi mối quan hệ giữa người với người xảy ra cãi vã, bạn đã bao giờ tự hỏi: cãi nhau để được gì? Thật vậy, kết thúc một cuộc cãi vã, thứ hai bên nhận được đều là sự tổn thương. Cuộc chiến hoàn toàn không có người thắng, chỉ là ai thua thảm hơn ai mà thôi. Bản chất của cãi vã thực ra là dùng sai lầm của người khác để trừng phạt bản thân mình. Cuộc đời vốn quá ngắn, việc gì phải tự làm khổ mình như vậy?

Con người sống ở đời, đừng quá tuyệt tình mà tùy tiện nói lời khó nghe làm tổn thương người khác. Khi tranh luận hãy tập trung vào đúng chủ đề cần bàn, nói đúng trọng tâm, đừng để bản thân bị mất kiểm soát.

Trong mối quan hệ nào cũng thế, trước khi nói điều gì, chúng ta nên suy nghĩ liệu lời mình nói ra có ích gì không, có nhất thiết phải nói ra không? Đừng chỉ nói cho thoải mái mà không để ý đến cảm xúc của người khác. Nói lời dễ nghe, biết nói đúng lúc, biết lúc nào nên nói lúc nào nên im lặng, đó là thể hiện một người có nhân phẩm tốt.

Một người trí huệ sẽ luôn giữ thái độ khoan dung, độ lượng, bình tĩnh khi giao tiếp, dù ai đó muốn mượn cớ nổi giận cũng khó làm dao động tâm của họ được. Vậy nên hãy dùng sự ôn hòa để đối đãi với người khác, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng và yêu mến của mọi người. 

Nguồn: cafef

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: