Chị em U50 cần biết điều này để phòng ngừa loãng xương tuổi mãn kinh, tiền mãn kinh

loang-xuong-tuoi-man-kinh-tien-man-kinh1-17297406204871694102618-151-0-429-445-crop-172974075109218027114
GĐXH - Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh luôn tiềm ẩn nguy cơ bị loãng xương, bởi đây là giai đoạn nữ giới có sự thay đổi mạnh mẽ về nội tiết...

Loãng xương ở tuổi mãn kinh, tiền mãn kinh có đáng lo?

Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó phải kể đến loãng xương.

Loãng xương là bệnh có đặc điểm tổn thương cấu trúc vi thể của xương, làm giảm tỷ trọng khoáng chất của xương kết hợp với sự hư biến cấu trúc của xương làm cho xương mỏng mảnh và yếu đến mức rất dễ gãy dù bị chấn thương rất nhẹ, thậm chí có thể gãy tự nhiên.

Với phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh luôn tiềm ẩn nguy cơ bị loãng xương. Bởi đây là giai đoạn nữ giới có sự thay đổi mạnh mẽ về nội tiết, sự thiếu hụt nội tiết tố nữ (estrogen) sẽ làm đẩy nhanh diễn tiến của bệnh loãng xương. 

Để điều trị và phòng bệnh hiệu quả, thì việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời phối hợp với một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và làm việc đúng mức là hết sức cần thiết. Điều này giúp tránh những hậu quả bất lợi của loãng xương, kéo dài sự trẻ trung và tuổi thọ cho mỗi người.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Dấu hiệu loãng xương tuổi mãn kinh, tiền mãn kinh

Thông thường, loãng xương phát triển thầm lặng, không có dấu hiệu rõ ràng, vì vậy rất khó để phát hiện. Thường chỉ được nhận biết khi xương yếu đi và có một vài biểu hiện cụ thể như: 

– Thay đổi hình dáng cơ thể: Gù lưng, giảm chiều cao (giai đoạn muộn của bệnh).

– Đau mỏi mơ hồ ở cột sống, đau dọc các xương dài (đặc biệt là xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, ớn lạnh, hay bị chuột rút các cơ; Đau thực sự cột sống, đau lan theo khoang liên sườn, đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế. Có thể đau mãn tính hoặc cấp tính sau chấn thương (gãy xương cổ tay, gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi…).

– Khi khám đo mật độ xương (BMD) Tscore < -2.5 bằng phương pháp DXA được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương.

Thực phẩm giúp phòng ngừa loãng xương tuổi mãn kinh, tiền mãn kinh

Bổ sung đủ canxi

Phụ nữ mãn kinh nên sử dụng 2-4 phần ăn các sản phẩm sữa và các thực phẩm giàu canxi mỗi ngày. Canxi được tìm thấy trong các sản phẩm sữa, cá nước lạnh, tôm, bông cải xanh, và các loại đậu. Lượng canxi đầy đủ cho phụ nữ tuổi từ 51 trở lên khoảng 1.200 mg mỗi ngày.

Tăng lượng sắt 

Sắt có nhiều trong thịt nạc đỏ, thịt gia cầm, cá, trứng, rau lá xanh, các loại hạt, ngũ cốc. Lượng sắt cần thiết cho phụ nữ mãn kinh một ngày là 8mg.

Cung cấp đủ chất xơ

Chất xơ được lấy chủ yếu từ các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại bánh mì, mì ống, gạo, trái cây tươi, rau xanh. Một phụ nữ trưởng thành cần nhận được khoảng 21gram chất xơ mỗi ngày. Mỗi ngày phụ nữ nên ăn 1,5 chén trái cây và 2 chén rau sẽ cung cấp đủ lượng chất xơ cho cơ thể. Chất xơ và các vitamin cần thiết sẽ giúp tăng hấp thụ lượng canxi trong xương, giúp tăng mật độ xương rất nhiều.

Uống nhiều nước

70% cơ thể là nước chính vì thế cần bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể để đảm bảo các bộ phận đặc biệt là tiêu hóa, bài tiết hoạt động một cách thông suốt. Trung bình, 8 ly nước mỗi ngày sẽ giúp cho việc vận chuyển chất trong cơ thể được hiệu quả hơn.

Bổ sung collagen

Collagen là một trong các thành phần cấu tạo của sụn khớp nên bổ sung collagen sẽ giúp sụn tăng độ bền, đàn hồi tốt và tăng tính dẻo dai, hạn chế hiệu quả bệnh thoái hoá khớp. Collagen có thể tìm thấy trong các loại rau có màu xanh đậm như rau cải xoăn, cải xoong, xúp lơ… 

Giảm thực phẩm nhiều chất béo

Chất béo sẽ làm tăng lương cholesterol trong máu cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Các thực phẩm phổ biến như thịt mỡ, sữa nguyên kem, phomat,….có chứa nhiều chất béo, do đó nên hạn chế sử dụng trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Chia sẻ bài viết: