Blog
Cảnh giới cao nhất của đời người chỉ là một từ: “CHO”.
Hành động và suy nghĩ của con người có thể quyết định tâm trạng của họ. Hạnh phúc và cho đi thường đi đôi với nhau. Những người hạnh phúc nhất thường là những người hào phóng nhất, còn những người khốn khổ nhất lại là những người keo kiệt nhất. Nguyên tắc này có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực: gia đình, sự nghiệp, bạn bè, vậy cảnh giới cao nhất của cuộc sống là gì? Có người cho rằng đó chỉ là một từ: “cho”.
“Cho” có thể mang lại những thay đổi tốt đẹp hơn cho cuộc sống, bạn có sẵn sàng trở thành người cho đi niềm vui không?
Cho một tràng vỗ tay
Một lượt “like” đáng giá cả ngàn vàng.
Mọi người đều cần sự tán thưởng của người khác; nghĩa vụ của mỗi cá nhân là tán thưởng người khác. Một số người chưa bao giờ dành cho ai một lời khen trong đời. Cuộc sống không có tiếng vỗ tay hay lời khen thì quá nhỏ hẹp rồi.
Nhận diện ngay các lỗi phong thủy nguy hiểm
đang tàn phá tài lộc, sức khỏe gia đình bạn
Cho thể diện
Người Á Đông rất coi trọng thể diện. Hãy cho người khác một chỗ dựa tử tế; Có làm tổn thương người khác như thế nào cũng đừng làm tổn thương tới thể diện của họ. Đừng bao giờ vạch trần tật xấu của người khác bởi hậu quả của nó là khôn lường, đôi khi đó là việc đẩy người khác đi đến đường cùng.
Cho niềm tin
Được tin tưởng là một loại hạnh phúc, càng tin tưởng thì cơ hội thành công càng cao. Người có tính đa nghi khó có thể có được những người bạn chân thành.
Cho lễ tiết
Có “lễ tiết” có thể đi khắp thiên hạ. Chỉ khi nào bạn biết lễ nghi thì bạn mới được mọi người yêu quý, tôn trọng, nhờ vậy mà việc thành công của bạn trong mọi lĩnh vực sẽ dễ dàng hơn.
Cho nụ cười
Không có ai có thể cự tuyệt một nụ cười chân thành mà người khác dành cho mình. Mỉm cười là phương thức kết nối hữu hiệu giữa người với người. Dùng nụ cười để ứng phó với sự “khiêu chiến” của đối thủ mới thực sự là cao nhân. Người ta thường nói không ai đánh người đang cười.
Cho sự khiêm tốn
Người nào tỏ ra kiêu ngạo thì thường có kẻ địch khắp nơi, sự khiêm tốn khiến một người có vẻ cao quý hơn. Hãy để cho người khác thể hiện bản thân và cho họ cảm nhận rằng mình cao hơn người khác một bậc. Hạ thấp bản thân, đừng nói về thành công của bạn trước mặt những người đang thất vọng; Người biết khiêm tốn học hỏi người khác mới có thể gây dựng nghiệp lớn.
Cho sự tôn trọng
Đặt sự tôn trọng người khác lên vị trí đầu tiên.
Hãy cố gắng làm cho mọi người cảm thấy bạn đang tôn trọng họ; tôn trọng người yếu thế hơn thì mới là đáng quý; địa vị càng cao, càng quan tâm đến người khác thì càng được người khác kính trọng.
Cho sự giúp đỡ
Vào thời điểm quan trọng, ai lại không muốn được ai đó giúp đỡ? Lòng vị tha tốt hơn sự ích kỷ; người khác sẽ luôn ghi nhớ lòng tốt của bạn.
Cho sự thành tín
Không có cơ sở nào mà không có sự tin tưởng, không có bạn bè cho những kẻ xảo quyệt.
Thành tín là nền tảng, giữ lời hứa đã ăn sâu vào tâm khảm của mỗi người như vậy thành công sẽ theo sau; nếu mất đi sự thành tín thì bách việc sẽ không thành.
Cho lợi ích
Trước đây ở các vùng quê, mỗi khi đến mùa thu hoạch, cả một vùng được bao phủ bởi những cách đồng lúa vàng óng. Nhưng những người nông dân lại phiền lòng bởi loài chim sẻ. Chúng thích ăn lúa, nên thường bay thấp quanh mặt đất và thường “đánh cắp” các hạt thóc. Người nông dân đã dùng súng ngắn và lưới lớn để đánh bắt chúng, giúp cho mùa màng được bảo vệ khỏi chim sẻ.
Nhưng đến năm tiếp theo, nạn châu chấu xuất hiện đặc biệt lớn, nên mùa màng bị thất thu nặng nề. Người dân hiểu ra rằng bởi họ đã tiêu diệt loài chim sẻ – “thiên địch” của châu chấu, nên nạn châu chấu mới có thể hoành hành. Do vậy sau đó khi bắt gặp những con chim sẻ đến ăn lúa, mọi người chỉ xua đuổi một cách tượng trưng chứ không làm tổn thương chúng nữa.
Theo thời gian, chim sẻ và con người đã trở nên hòa hợp, người nông dân mất một chút thóc, nhưng bù lại chim sẻ giúp họ bắt châu chấu, bảo vệ mùa màng.
Buông một ít thóc gạo và để chim sẻ sống tự do có thể giúp cho cả hai bên cùng sống thoải mái. Câu chuyện này cũng là minh chứng cho chúng ta thấy rằng, trong thực tế, nếu bạn có “cho”, bạn sẽ “được nhận lại” theo một cách nào đó.
Cho đi sự cảm ơn
Biết ơn là một phương thức ca hát của cuộc sống; biết ơn đúng lúc, đừng đợi đến khi hoa tàn rồi mới hối tiếc.
Cho khẩu đức
Biết điều gì nên nói và điều gì không nên nói, lưu lại một chút tình cảm để chúng ta có thể gặp lại nhau trong tương lai. Làm người nên có lòng khoan dung độ lượng. Không nên nói thẳng hay phê bình thẳng lỗi sai của người khác hãy tìm cách gợi ý để tự họ hiểu ra lỗi của mình. Chớ nói lời lạnh lùng làm thương tổn tới sự tự tôn của người khác.
Theo Binh Pháp Tôn Tử: Nếu bạn muốn nắm giữ điều gì, trước tiên bạn phải cho đi điều đó. Đó mới là cách sống có đạo lí.
Nếu bạn sẵn sàng cho đi một số thứ, bạn sẽ nhận lại những điều khác, và mọi thứ sẽ luôn giữ ỏ một trạng thái tương đối cân bằng.
Càng cho đi nhiều thứ, bạn càng nhận được nhiều. Nếu làm việc chăm chỉ, bạn sẽ được đền đáp xứng đáng. Ngay cả khi đã làm việc chăm chỉ trong một năm mà vẫn chưa có được thành quả, thì bạn vẫn có được kinh nghiệm, sự trưởng thành.
Hãy sẵn lòng cho đi, bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn thế. Luật nhân quả có thể thấy ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, nếu hiểu được điều này, cuộc sống sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều.
Đăng Dũng biên dịch
Nguồn: secretchina (Phương Sát)