Blog
Cổ nhân nói: “Cuộc sống tốt nhất là năm ngày bận rộn và một ngày rảnh rỗi”
Có câu nói rằng: “Năm ngày bận rộn, một ngày rảnh rỗi, kết hợp giữa công việc và nghỉ ngơi, bạn có thể cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống”.
1. Giữ đôi chân bận rộn: Phong cảnh có thể rèn luyện tính khí của một người
Phong cảnh có thể mở rộng tầm nhìn của bạn. Khi Lý Bạch còn trẻ, ông đã xa gia đình để đi du lịch, tìm đường lập công danh sự nghiệp. Tầm nhìn rộng mở khiến cuộc sống của ông có sự phóng khoáng, tự do riêng.
Cổ nhân có câu: “Cùng tắc độc thiện kỳ thân, đạt tắc kiêm thiện thiên hạ”, nghĩa là: nghèo thì chỉ lo cho mỗi bản thân mình, khi hiển đạt thì làm phúc cho thiên hạ.
Trong cuộc sống luôn có những khoảnh khắc chán nản, vì vậy chúng ta đều cần sự thoải mái và tách biệt.
Nhận diện ngay các lỗi phong thủy nguy hiểm
đang tàn phá tài lộc, sức khỏe gia đình bạn
Trong bài “Ẩm tửu” của Đào Uyên Minh, có câu: “Thái cúc đông li hạ, du nhiên kiến nam sơn”, nghĩa là: hái cúc dưới giàn phía đông, thảnh thơi ngắm nhìn núi nam.
Cảnh quan là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho mỗi người. Khi chúng ta ngắm nhìn núi và sông, chúng ta sẽ quên đi mọi nỗi buồn, tận hưởng sự ban tặng của thiên nhiên và sự yên bình trong tâm hồn.
2. Giữ cho đôi tay của bạn bận rộn: Làm việc chăm chỉ
Có câu nói rằng: “Trí tuệ hạng hai đến từ cái đầu; trí tuệ hạng nhất đến từ hành động”.
Có một khoảng cách rất lớn giữa thực tế và lý thuyết. Lý thuyết dù có rõ ràng và đơn giản đến đâu đi chăng nữa, nếu bạn không làm thì bạn không thể thực sự hiểu được nó.
Vương Dương Minh từng nói: “Tri hành hợp nhất”, nghĩa là: Hiểu biết và thực hành phải đi đôi với nhau.
Chỉ thông qua hành động liên tục, “kiến thức” mới có thể được hoàn thiện.
Sự siêng năng có thể bù đắp cho sự yếu đuối
Hai căn bệnh chính của cuộc đời là sự lười biếng và kiêu ngạo. Người thông minh thường thua vì kiêu ngạo, còn người ngu ngốc thường thua vì lười biếng.
Sự siêng năng có thể bù đắp khuyết điểm của một người. Những nỗ lực đạt được có thể bù đắp cho những thiếu sót bẩm sinh.
Vương Dương Minh tin rằng chỉ khi con người trải qua sai lầm và đi đúng hướng, trái tim của họ sẽ trở nên rõ ràng hơn với con đường chân chính.
Trên đời này không có nỗ lực nào là lãng phí, dù có đi sai đường thì đó vẫn là thành quả. Điều đáng sợ nhất là nhìn trước nhìn sau, thận trọng không dám làm gì, như vậy bạn sẽ thực sự không đạt được thành tựu gì trong cuộc đời.
3. Giữ cho đôi mắt của bạn luôn bận rộn: siêng năng quan sát
Người xưa nói: “Tướng do tâm sinh”, thế giới nội tâm của một người thường được thể hiện qua ngoại hình và khí chất của người đó.
Giỏi quan sát và đánh giá con người qua vẻ bề ngoài không phải là điều hời hợt mà là trực giác chính xác để tương tác với mọi người.
4. Giữ đôi tai bận rộn: hãy lắng nghe với tâm trí cởi mở
Định lý Steiner nói rằng: “Nói ít thì nghe được nhiều”. Thế giới không thiếu những cái miệng hùng hồn, nhưng lại thiếu đôi tai biết lắng nghe.
Hãy hạ thấp niềm kiêu hãnh của mình và khiêm tốn chấp nhận những lời chỉ trích từ người khác. Mỗi người đều có những điểm yếu của riêng mình, và mọi lời chỉ trích của người khác đều là bước đệm để bạn tiến về phía trước.
Khổng Tử nói rằng: “Người bạn không bày tỏ quan điểm không phải là người bạn tốt. Người không lắng nghe sẽ khó tiến xa”.
Mỗi người đều có một nỗi cô đơn, và ai cũng có mong muốn được trò chuyện.
Một người bạn tốt luôn giỏi lắng nghe người khác. Bởi im lặng lắng nghe là sự hỗ trợ lớn nhất. Ở bên một người đáng tin cậy sẽ yên tâm hơn ở bên một người ăn nói lưu loát.
5. Giữ đầu óc bận rộn: suy xét mọi việc thấu đáo
Chỉ khi không ngừng học hỏi thì tâm trí mới có thể được làm mới mỗi ngày. Một khi trì trệ thì cuộc sống chắc chắn sẽ mất đi những khả năng mới cũng như sẽ đánh mất tương lai.
Chỉ bằng cách phá vỡ các rào cản nhận thức của chính mình, bạn mới có thể tiến xa hơn.
Bận rộn có giá trị của bận rộn và an nhàn cũng có giá trị của an nhàn. Khi một người bận rộn, họ sẽ đánh mất tinh thần, đôi lúc đánh mất chính mình. Thân thể có sự bận rộn thì tâm trí cũng cần phải nhàn rỗi.
Chỉ khi tâm hồn thư thái, bình tĩnh thì bạn mới có thể làm những việc to lớn và chỉ khi đó bạn mới không đánh mất bản thân và tâm hồn trong sự bận rộn. Sự nhàn hạ trong tâm này là không gian tự do của cuộc sống, chính sự tồn tại của nó làm cho cuộc sống nhàn nhã nhưng không cẩu thả, bận rộn nhưng không hoảng hốt.
Thùy Dung biên tập
Nguồn: aboluowang (Vương Hòa)