Blog
Ăn hành tỏi có đốm đen có độc hại không? Nên ăn hay vứt bỏ?
Bất ngờ công dụng của hành, tỏi với sức khỏe
Nhiều người cho rằng hành, tỏi gia vị không thể thiếu trong căn bếp của người Việt. Gia vị này chỉ làm tăng thêm hương vị của thức ăn chứ không cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, quả thật không phải vậy, chúng lại chính là “siêu thực phẩm” dinh dưỡng.
Hành chứa nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Hành có các hợp chất như quercetin, có tác dụng chống viêm, giúp giảm viêm khớp, bệnh tim mạch và các vấn đề viêm nhiễm khác. Ngoài ra, hành có chứa các chất xơ và prebiotics, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Các nghiên cứu cho thấy hành có chứa các hợp chất chống oxy hóa, có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày và ung thư ruột kết.
Trong đó, tỏi có chứa allicin, một hợp chất có tác dụng mạnh mẽ trong việc tiêu diệt vi khuẩn và virus, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng. Một nghiên cứu đã chứng minh tỏi có tác dụng giảm huyết áp, đặc biệt là đối với những người bị huyết áp cao. Tỏi cũng giúp làm giảm mức cholesterol xấu (LDL), giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Nhận diện ngay các lỗi phong thủy nguy hiểm
đang tàn phá tài lộc, sức khỏe gia đình bạn
Nghiên cứu cũng cho thấy tỏi có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, bao gồm ung thư dạ dày, thực quản và đại tràng, nhờ vào các hợp chất sulfur có trong tỏi.
Ăn hành, tỏi có đốm đen ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Thông thường, hành, tỏi khô sau khi mua ở chợ về, để một thời gian rất dễ xuất hiện những đốm đen. Khi quan sát bên ngoài, bạn có thể thấy nấm mốc đen trên các tép tỏi và chúng dễ lan ra. Nếu để lâu, tỏi có thể bị hư hỏng hoàn toàn.
Theo thông Giáo sư Tiến sĩ Ekachai Ketwal, chuyên gia về thực phẩm và dinh dưỡng tại Viện Dinh dưỡng, Đại học Mahidol, hành và tỏi xuất hiện đốm đen có thể xuất phát từ hai nguyên nhân: Một là vết bầm tím do bảo quản không đúng cách hoặc tỏi bị để quá lâu, dẫn đến vết bầm; hai là do nấm mốc như Aspergillus flavus hay Penicillium, loại nấm mốc thường thấy trên các sản phẩm nông sản.
Nấm có thể tạo ra aflatoxin, một loại độc tố gây ung thư cực kỳ nguy hiểm, và nếu thực phẩm bị nhiễm aflatoxin, nhiệt độ phải lên tới 270°C mới có thể phá hủy được aflatoxin.
Nghiên cứu cho thấy tỏi có allicin và diallyl sulfide, có khả năng ức chế sự phát triển của nấm. Mặc dù tỏi có thể bị nhiễm nấm, nhưng nấm không phát triển mạnh và không tạo ra aflatoxin. Vì vậy, nếu bạn gặp tỏi có đốm đen, điều đó có nghĩa là nấm đã phát triển mạnh hơn mức bình thường và nên tránh.
Do đó, việc ăn hành, tỏi có đốm đen có thể không an toàn vì nguy cơ nhiễm nấm. Đặc biệt, không nên ăn tỏi sống có đốm đen. Tuy nhiên, nếu không thể tránh, tốt nhất là cắt bỏ phần có đốm đen và nấu chín tỏi trước khi ăn.
4 nguyên nhân khiến hành tỏi nhanh bị hỏng
Nấm hoặc vi khuẩn: Đốm đen có thể do nấm hoặc vi khuẩn tấn công, làm hư hỏng củ hành hoặc tỏi. Những tác nhân này có thể gây ra hiện tượng thối rữa hoặc nhiễm bệnh.
Chế độ bảo quản không đúng: Khi củ hành hoặc tỏi được bảo quản trong môi trường ẩm ướt hoặc không thông thoáng, chúng dễ bị mọc mốc và phát triển đốm đen.
Vết thương cơ học: Đôi khi, củ hành hoặc tỏi bị va đập hoặc bị cắt xén không cẩn thận có thể gây ra vết đen, do tế bào bị hỏng và oxi hóa.
Lão hóa: Khi củ hành hoặc tỏi đã cũ hoặc bị lão hóa, các đốm đen cũng có thể xuất hiện do sự phân hủy tự nhiên của các chất dinh dưỡng trong củ.
Lưu ý: Đặt rổ hoặc túi đựng hành ở nơi khô mát và thoáng khí trong phòng bếp. Tuyệt đối không nên để hành ở những nơi có nhiệt độ quá thấp (dưới 10 độ) hoặc nhiệt độ quá cao. Chú ý, cần kiểm tra túi hành thường xuyên, bỏ đi những củ có dấu hiệu bị thối, mềm hoặc thay đổi màu sắc để tránh nấm mốc lây sang những củ khác trong túi.