Bạn gieo vào lòng con trẻ thứ gì, sẽ nhận lại được thứ ấy…

Giữa người với người, liệu có thể hoàn toàn dùng chân thành, thiện lương và nhẫn nại mà đối đãi? Có thể chứ, cho đi thế nào, bạn sẽ nhận lại thế ấy. Xin chia sẻ với bạn câu chuyện của tôi, một minh chứng cho điều ấy.

Tôi biết ba đứa bé, dáng người cao cao gọi là Mã Khả, mập mạp là Thước Thước, gầy teo là Dũng Dũng. Nhà của chúng ở rất gần nhau nên từ nhỏ đến lớn cứ quấn quýt bên nhau. Bây giờ, chúng đã trở thành học sinh của tôi. Tôi dạy lũ trẻ và thường dành thời gian chơi cùng chúng.

Thước Thước và Dũng Dũng hoạt bát, hiếu động, luôn miệng cười nói, Mã Khả lại như một tiểu cô nương điềm đạm, nho nhã. Khi hai cậu bạn nhao nhao mời tôi: “Thầy ơi, chiều nay chúng ta đi leo núi đi ạ!” hay “Thầy ơi, chúng ta ra bờ sông nhặt đá nhé!”,  Mã Khả luôn lặng yên quan sát, đến khi nghe thấy tôi đồng ý rồi, cô bé mới vui vẻ nhoẻn miệng cười.

Ảnh minh họa (nguồn: VnExpress).

Nhặt đá là niềm vui bất tận đối với bọn nhỏ. Bầu trời xanh thẳm, khe núi yên tĩnh, chúng tôi từ tốn lượm những hòn đá, có viên đá có hoa văn tự nhiên, chỉ cần đánh bóng một chút, sẽ biến thành một bức họa thú vị. Lúc về nhà, chúng tôi mỗi người đều mang một túi thật nặng. Có vài hòn đá lớn hơn một chút, không chứa nổi trong túi áo, Mã Khả lại lấy quần áo gói lại như tay nải, đeo về. Những hòn đá này lúc ấy thì giống như châu báu kim cương, nhưng theo lũ trẻ về nhà được vài ngày thì nằm đầy ngoài sân, lại về với thân phận của đá. Con nít mà, cả ham những cũng chóng chán.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Tuy vậy, bọn nhỏ có “bảo bối” mà chúng rất trân quý: ba vỏ sò nhỏ. Đây là thành quả mà chúng đã đạp xe hơn 20,3km, chọn lựa tại bãi cát trên bờ biển. Khi lũ trẻ khoe tôi về bảo bối, tôi vô cùng ngạc nhiên, bởi vì tôi chưa thấy những vỏ sò đáng yêu như vậy bao giờ. Chúng mỏng manh như đôi cánh bươm bướm, trơn bóng như trân châu, hiện lên màu trắng tinh khôi. Tôi lấy ba hạt trân châu đính vào bên trong các vỏ sò, lại đục vài cái lỗ, dùng sợi cước xuyên qua làm thành một dây chuyền, gọi là “bảo bối tình bạn”, lũ trẻ hào hứng tán thưởng.

Cứ như vậy, lũ trẻ hay ghé qua chơi với tôi, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, tựa như những người bạn thân thiết. Tôi hy vọng có thể dành bọn nhỏ những điều tốt đẹp nhất, cho nên thường trên lớp học, có khi đi nhặt đá, leo núi, hay những lúc chuyện trò, tôi lại đem những câu chuyện về vẻ đẹp Chân – Thiện – Nhẫn kể cho chúng nghe. Những lúc ấy, ánh mắt ba đứa nhỏ lại sáng lên như những vì tinh tú, chúng rất chăm chú lắng nghe. Thước Thước và Dũng Dũng bình thường hoạt náo là thế, nhưng khi nghe chuyện lại ra chiều trầm tư và nghiêm túc lắm. Thỉnh thoảng, chúng lại cùng bàn luận về cách hành xử của các nhân vật trong câu chuyện đã thuận theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn chưa. Ba đứa trẻ cũng thường tự liên hệ về bản thân mình.

Một buổi sáng mùa đông nọ, tôi đang nhấm nháp vài miếng bánh quy để đi dạy thì lũ trẻ ghé qua nhà, chúng đi học sớm để “đón thầy”. Mã Khả nhăn mặt: “Thầy ơi, vì sao thầy không ăn cơm nóng ạ?”. Tôi đáp: “Có những ngày thầy rất bận rộn, con ạ”. Cô bé nghe xong, nghĩ ngợi một chút, rồi khẽ reo lên một tiếng.

Ngày hôm sau, ba đứa lại dung dăng dung dẻ đến nhà tôi từ sáng sớm. Mã Khả lấy từ trong túi xách ra một cái chai nhỏ, Thước Thước hồ hởi giới thiệu: “Thầy ơi, giờ ngoài kia sữa bò toàn là đồ giả, thậm chí còn có độc, họ không còn Chân, cũng chẳng Thiện, thầy nhỉ! Nhà Mã Khả có nuôi bò sữa nên muốn biếu thầy sữa thật 100% ạ”. Dũng Dũng tiếp lời: “Bạn ấy muốn thầy được uống sữa bò tinh khiết. Mẹ bạn bảo để bác ấy làm cho, nhưng Mã Khả cứ nài nỉ được tự tay chuẩn bị sữa bò cho thầy đấy ạ!”. Mã Khả chỉ tủm tỉm cười.

Ảnh minh họa (nguồn: Eva).

Tôi rất xúc động, cảm ơn lũ trẻ, nhưng cũng không quên dặn dò chúng lần sau đừng làm vậy nữa. Tuy vậy, lũ trẻ… không chịu nghe lời tôi. Dũng Dũng lý sự: “Thầy phải để chúng con thực hành ‘Thiện’ chứ ạ, thầy kể chúng con nghe bao nhiêu điều hay như thế, lại còn dành thời gian chơi cùng chúng con, chút tấm lòng này có đáng gì đâu ạ”. Thước Thước cũng ủng hộ bạn: “Đúng rồi đấy ạ, thầy làm vậy Mã Khả sẽ buồn lắm đấy ạ, Mã Khả nhỉ”. Mã Khả nhìn tôi với ánh mắt năn nỉ, có lẽ còn hơn cả khi thuyết phục mẹ cho vắt sữa bò. Tôi đành gật đầu: “Ừ, vậy thầy đun lên, thầy trò cùng uống, được không?”. “Dạ!”, ba cái miệng nhỏ xinh đồng thanh rồi cười toe toét.

Suốt mùa đông ấy, Mã Khả thức dậy rất sớm, dùng bàn tay nhỏ bé của mình vắt sữa bò, chờ hai bạn rồi cả ba đứa trẻ cùng ghé qua biếu tôi. Tôi đem sữa bò đun sôi, sau đó đổ vào bốn chiếc ly thủy tinh, thầy trò cùng thưởng thức. “Đúng là sữa thật có khác, thơm ngon, tinh khiết quá thầy nhỉ!”, Thước Thước vừa chép chép miệng như để cảm nhận rõ hơn mùi vị, vừa tấm tắc khen. Riêng tôi, tôi cảm nhận được một loại hương vị thanh khiết, phiêu đãng trong ánh mặt trời mùa đông, tan chảy vào lòng tôi.

Những đứa trẻ của tôi, những đứa trẻ luôn tâm niệm và hành xử theo “Chân – Thiện – Nhẫn”, quả là rất thuần tịnh, trong sáng. 3 chữ ấy giống như một hạt giống vô cùng thần kỳ và đẹp đẽ, đem gieo vào trong tâm hồn, sẽ kết ra thứ hoa trái tốt nhất, đẹp nhất. Mai này các con lớn lên, mang theo hạt giống tâm hồn ấy, chắc chắn sẽ trở thành những người có ích cho xã hội.

Thanh Tâm

Theo Chánh Kiến

Video xem thêm: 20 năm đi dạy, giờ tôi mới nhận ra môn học quan trọng nhất cuộc đời (mới)

videoinfo__video3.dkn.tv||9e309e4c9__

Chia sẻ bài viết:
Giỏ hàng
Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản?

Start typing to see products you are looking for.
Shop
0 items Cart
My account