Blog
Báo cáo khoa học 2020: vũ trụ có ý thức, biết suy nghĩ
Theo hai nhà khoa học hàng đầu thế giới, bộ óc con người thực tế là “một chiếc máy tính sinh học” và nhận thức của con người được lập trình bởi một máy tính lượng tử nằm trong bộ não vẫn tồn tại sau khi chúng ta chết.
Linh hồn không chết, nó quay về với vũ trụ
Các chuyên gia giải thích về điều này như sau: “Khi con người chết đi, linh hồn của họ không chết, nó quay trở về với vũ trụ.”
Cuộc tranh luận về sự tồn tại của linh hồn và liệu linh hồn là bất tử hay sẽ chết đi cùng với con người là một câu chuyện không có hồi kết kéo dài hàng thế kỷ làm tốn không biết bao nhiêu thời gian công sức của nhiều học giả vĩ đại trong lịch sử nhân loại.
Bản tính bí ẩn của nó luôn là điều hấp dẫn trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, và hiện nay một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện một sự thật mới mẻ của nó: “linh hồn” không chết; nó quay trở về với vũ trụ.
Từ năm 1996, tiến sĩ Stuart Hameroff, nhà vật lý – giáo sư danh dự của khoa gây mê và tâm lý học và Ngài Roger Penrose, một nhà vật lý toán học của đại học Oxford, cùng nghiên cứu về thuyết lượng tử trong nhận thức đã tuyên bố là linh hồn vẫn tồn tại trong những vi ống nhỏ (micro-tubules) của các tế bào não.
Lý thuyết đầy thú vị này của họ cho rằng linh hồn con người được các tế bào não tồn giữ trong những cấu trúc ở bên trong chúng, được gọi là những vi ống nhỏ.
Hai nhà nghiên cứu tin rằng não người thực tế chỉ là một cỗ máy tính sinh học và ý thức của con người là một chương trình được điều khiển bởi một máy tính lượng tử nằm bên trong bộ não, và nó vẫn tồn tại ngay cả khi chúng ta đã chết.
Tiến xa hơn nữa, cả hai nhà khoa học lập luận rằng cái mà con người cho là “nhận thức” thực tế là hệ quả của các hiệu ứng trọng lực lượng tử bên trong cái gọi là những vi ống. Tiến trình này được hai nhà khoa học đặt tên là “Sự biến đổi khách quan có chủ đích”.
Lý thuyết này chỉ ra rằng khi con người tiến nhập vào một giai đoạn được gọi là “chết lâm sàng”, những ống siêu nhỏ bên trong não mất đi trạng thái lượng tử của chúng nhưng vẫn duy trì thông tin chứa đựng trong đó. Nói một cách khác – như các chuyên gia giải thích – sau khi con người chết đi, linh hồn của họ không chết, nó quay trở về với vũ trụ”.
Tiến sĩ Hameroff đã phát biểu trên kênh Khoa học qua bộ phim tài liệu Lỗ giun (Wormhole):
“Khi trái tim ngừng đập, máu ngừng chảy; những lỗ siêu nhỏ mất trạng thái lượng tử của nó. Thông tin lượng tử trong các ống siêu nhỏ không bị huỷ mất, nó không thể bị mất đi, mà chỉ bị tan ra và tán xạ vào vũ trụ rộng lớn.
Nếu người bệnh được cứu sống, hồi phục, thông tin lượng tử này có thể quay trở lại qua các ống siêu nhỏ và người bệnh sẽ nói: “Tôi vừa có một trải nghiệm cận tử”. Nếu chúng không được khôi phục và người bệnh chết đi, có khả năng là thông tin lượng tử đó có thể tồn tại ngoài cơ thể, và có lẽ chúng ta nên nhận thức nó như một linh hồn“.
- Cô bé thấy hồn lìa khỏi xác trong lúc bị ngạt nước
- Vị sư ở An Giang ‘chết đi sống lại’, 31 tuổi chỉ cao 1m45, nặng 28kg
Theo lý thuyết này, linh hồn con người không chỉ là sự “tương tác” của các dây thần kinh trong bộ não mà có thể đã hiện hữu ngay từ khi khai thiên lập địa.
Phát hiện này có thể gây chấn động cộng đồng nghiên cứu khoa học, khi đa phần họ không tin vào sự tồn tại của linh hồn, hay thế giới và không gian khác tồn tại sau khi chết.
Toán học đang chứng minh vũ trụ có ý thức
Các nhà toán học đang tìm cách sử dụng mô hình Lý thuyết Thông tin tích hợp để giải mã ý thức và cho rằng ngay cả vũ trụ cũng biết suy nghĩ.
Đã từ lâu, các nhà khoa học cho chúng ta thấy sức mạnh phi thường của toán học. Chỉ bằng các con số và mô hình thích hợp, họ có thể dự đoán hiện tượng tự nhiên với độ chính xác khó tin, từ chuyển động của các hành tinh, hoạt động của các hạt cơ bản đến hậu quả của vụ va chạm giữa hai hố đen cách xa hàng tỷ năm ánh sáng.
- Hệ thống chiêm tinh đầu tiên ở La Mã cổ đại cách đây hơn 4.000 năm
- Các nhà khoa học Mỹ tin rằng có đa vũ trụ tồn tại
Chưa dừng lại ở đó, các nhà toán học còn kỳ vọng giải mã vấn đề hóc búa mà các ngành khoa học khác chưa tìm ra câu trả lời xác đáng: Vật chất sinh ra ý thức như thế nào?
“Đây có thể là sự khởi đầu của một cuộc cách mạng khoa học”, Julian Kleiner – nhà toán học làm việc tại Munich Center for Mathematical Philosophy (Đức) phát biểu trên New Scienceist.
Lý thuyết Thông tin tích hợp (Integrated Information Theory – IIT) dùng hàm Φ làm số đo của thông tin trong một hệ, cho dù đó là vùng não, mạch điện hay nguyên tử.
Giá trị số đo thể hiện mức độ ý thức của đối tượng. Ví dụ vỏ não có giá trị cao vì nó chứa dày đặc tế bào thần kinh với liên kết phức tạp. Các hệ càng đơn giản thì số Φ càng thấp.
Từ đó, nếu học thuyết IIT đúng, khi tính toán được mô hình chính xác, chúng ta phải thừa nhận sự thật rằng không chỉ có não người hay sinh vật, mọi vật vô tri đều có ý thức, ngay cả vũ trụ bao la.
Tuy nhiên, ngay sau khi Lý thuyết Thông tin tích hợp được giới thiệu, cách tính Φ đã gây tranh cãi trong giới nghiên cứu. New Scientist cho rằng việc tính toán Φ của não người còn mất nhiều thời gian hơn cả sự tồn tại vũ trụ.
Trong bài báo khoa học vừa được công bố vào tháng 2 năm 2020 và đang chờ đánh giá từ các chuyên gia toán học khác, tác giả của IIT đã cố gắng đơn giản hóa quá trình này.
Nhiều học giả vẫn chưa tin vào Lý thuyết Thông tin tích hợp, một phần vì sự phức tạp của nó, nhưng chủ yếu là do những tác động sâu rộng của vấn đề “vũ trụ có ý thức”.
“Tôi nghĩ toán học có thể giúp chúng ta hiểu được nền tảng thần kinh của ý thức trong não và thậm chí là ý thức máy móc, nhưng không thể có được cảm giác trải nghiệm của con người”, Susan Schneider, nhà triết học và khoa học nhận thức làm việc tại Đại học Connecticut, nhận định.
Đầu thai là có thật, bởi ý thức được lưu giữ trong vũ trụ sau khi chết
Theo một giả thuyết khá thú vị thì ý thức đơn giản chỉ là năng lượng chứa đựng trong cơ thể của chúng ta và được giải phóng sau cái chết, có thể tìm một vật chủ mới.
Trong cuốn sách của mình, “Life Before Life: A Scientific Investigation of Children’s Memories of Previous Lives” (Cuộc sống sau cuộc sống: một cuộc điều tra khoa học về ký ức về các kiếp trước của trẻ em), tiến sỹ Tucker đã phỏng vấn 2.500 em nhỏ có dấu hiệu đã được đầu thai – ví dụ như có những ký ức mà chúng chưa từng trải nghiệm, hay có những vết sẹo, những vết bớt tương đồng với người được cho là kiếp trước của chúng.
Vị tiến sỹ chuyên ngành tâm lý học đến từ Đại học Virginia cho biết đầu thai là có thật, bởi ý thức là một dạng năng lượng tồn tại ở cấp độ lượng tử, hạ nguyên tử, được chứa đựng trong cơ thể của chúng ta chứ không phải là một phần của nó.
Theo một số nhà khoa học có uy tín trên thế giới, các cơ chế lượng tử cho phép ý thức tiếp tục tồn tại sau khi cơ thể con người chết đi.
Tiến sỹ Robert Lanza đưa ra một khái niệm gọi là “chủ nghĩa sinh học” (biocentrism) – một giả thuyết trong đó cho rằng ý thức được giải phóng vào vũ trụ thông qua các hạt hạ nguyên tử sau cái chết.
Tiến sỹ Tucker đã áp dụng giả thuyết này, nói thêm rằng dòng năng lượng được giải phóng có thể tìm kiếm một vật chủ mới.
Ông phát biểu rằng: “Một số nhà khoa học hàng đầu trong quá khứ, như Max Planck, cha đẻ của thuyết lượng tử, từng xem ý thức là nền tảng và vật chất được chuyển hóa từ nó mà ra”.
“Như vậy có nghĩa rằng ý thức không nhất thiết phải lệ thuộc vào một bộ não vật lý mới tồn tại được, và có thể tiếp tục sau khi bộ não vật lý và cơ thể chết đi”.
“Trong những trường hợp đó, ít nhất thì dựa trên những gì thể hiện ra, có vẻ như ý thức sau đó đã gắn kết với một bộ não mới, và thể hiện ra dưới dạng những ký ức về kiếp trước”.
Một trong những người ông phỏng vấn là cậu bé James Leninger, con trai của một cặp vợ chồng theo Cơ đốc giáo ở Louisian.
Ở thời điểm được phỏng vấn, cậu bé mới chỉ 2 tuổi, nhưng bị cuốn hút bởi những chiếc máy bay đồ chơi của mình, và cuối cùng bắt đầu có những cơn ác mộng trong đó cậu là nạn nhân của một vụ rơi máy bay.
- Chuyện tái sinh của cậu bé từng là lính Đức ở thế chiến 2
- ‘Thôn luân hồi’, hơn 100 người tuyên bố tái sinh
Tiến sỹ Tucker tiếp tục: “Trong buổi phỏng vấn, cậu bé nói về vụ rơi máy bay đó, và nói rằng cậu từng là một phi công, và cậu đã lái máy bay cất cánh từ một chiếc tàu”.
“Và khi cha cậu hỏi tên chiếc tàu đó, cậu nói nó là Natoma. Và cậu nói cậu bị bắn hạ bởi người Nhật; rằng cậu bị sát hại ở Iwo Jima; rằng cậu có một người bạn trên tàu, tên là Jack Larsen”.
“Hóa ra có một tàu sân bay tên USS Natoma Bay hoạt động trên Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ II. Nó đã tham gia vào trận chiến ở Iwo Jima”
“Và họ đã mất một phi công tại đó, một cậu trai trẻ tên James Huston. Máy bay của James Huston bị bắn hạ đúng như cách James Leininger đã miêu tả – đạn trúng động cơ, nổ tung, rơi xuống nước và chìm trong tích tắc”.
Tiến sỹ Tucker nói thêm: “Giống như hầu hết các trường hợp khác, ký ức đó mai một dần khi cậu bé lên 5, 6 hoặc 7 tuổi, một điều bình thường. Nhưng chắc chắn nó đã ở đó, khá mạnh mẽ, trong một thời gian”.
Mỹ Mỹ tổng hợp