Blog
Bất ngờ công dụng vừa rẻ vừa giàu dinh dưỡng, người Việt ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Sau bão lũ, giá rau xanh tăng vọt thì rau cải thảo là sự lựa chọn của nhiều gia đình bởi hiện tại đây là thực phẩm có giá thành rẻ nhưng lại bổ dưỡng và dễ chế biến.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cải thảo chứa rất ít calo, nhưng là nguồn dinh dưỡng dồi dào đối với sức khỏe. Trong 100g cải thảo có chứa khoảng 12 calo, 95,14g nước, 0,86g protein, 0,1g chất béo, 0,94g chất xơ, 13mg vitamin A, 80mg carotene, 0.03mg thiamin, 0,04mg riboflavin, 0,4mg niacin, 28mg vitamin C, 0,36mg vitamin E (T).
Cải thảo rất giàu chất xơ thô, không chỉ làm ẩm đường ruột, thúc đẩy quá trình giải độc mà còn kích thích nhu động ruột, thúc đẩy bài tiết phân và giúp tiêu hóa, có tác dụng phòng chống ung thư ruột rất tốt.
Cải thảo cũng chứa nhiều vitamin C và vitamin E có tác dụng chăm sóc và làm đẹp da rất tốt. Bên cạnh đó, cải thảo có các nguyên tố vi lượng.
Nhận diện ngay các lỗi phong thủy nguy hiểm
đang tàn phá tài lộc, sức khỏe gia đình bạn
Các nhà khoa học tại Viện Nội tiết tố ở New York (Mỹ) đã phát hiện ra rằng tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú của phụ nữ Trung Quốc và Nhật Bản thấp hơn nhiều so với phụ nữ phương Tây do họ thường xuyên ăn cải thảo. Có một số nguyên tố vi lượng trong cải thảo có thể giúp phá vỡ estrogen có liên quan đến ung thư vú. Phụ nữ ăn 450g cải thảo mỗi ngày có thể hấp thụ được 500mg hợp chất này.
Ngoài ra, nó cũng giàu đồng – một vi chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với sức khỏe con người, có tác động quan trọng đến sự phát triển và chức năng của máu, hệ thần kinh trung ương và hệ miễn dịch, tóc, da, mô xương, não, gan, tim và các cơ quan nội tạng khác.
3 nhóm người không nên ăn cải thảo
Rau cải thảo tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng người có dấu hiệu này tốt nhất không nên ăn:
Người có bệnh về tiêu hóa
Cải thảo có tính hàn (lạnh), do đó những người cơ địa lạnh nếu ăn nhiều sẽ gặp gây lạnh bụng, tiêu chảy. Người đường tiêu hóa kém cũng khó tiêu hóa lượng lớn chất xơ thô của cải thảo nếu ăn nhiều.
Người bị táo bón
Với người đang bị táo bón, đi tiểu ít, nếu ăn cải thảo sống, cải thảo muối, cải thảo được làm thành kim chi sẽ khiến tình trạng táo bón càng thêm nghiêm trọng. Nếu muốn ăn cải thảo, có thể nấu chín thành các món xào, canh sẽ dễ tiêu hóa hơn.
Người bị đau dạ dày
Cải thảo khi ăn sống, muối chua dễ gây đầy bụng, khiến bệnh đau dạ dày nặng hơn. Do đó, người bị đau dạ dày không nên ăn sống mà hãy nấu chín cải thảo trước khi ăn để tốt cho sức khỏe, không gây đầy bụng.
Cách ăn cải thảo mang lại nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe
Nhiều người khi nấu cải thảo thường có thói quen bóc từng lớp lá lần lượt bên ngoài đem nấu trước, sau đó cất phần còn lại và ăn bữa sau nếu không sử dụng hết.
Tuy nhiên, nhà dinh dưỡng học Nhật Bản Naoko Makino đã chỉ ra trong cuốn sách “Khoa học nấu ăn và dinh dưỡng” rằng phần lõi trung tâm của cải thảo là phần có hàm lượng khoáng chất GABA cao nhất và phần lá bên ngoài rất giàu vitamin C. Gamma aminobutyric acid (GABA) là một loại axit amin tự nhiên hoạt động như một chất ức chế dẫn truyền thần kinh vì nó ngăn chặn một số tín hiệu não nhất định và làm giảm mức độ hoạt động của hệ thần kinh.
Khi GABA gắn vào một protein trong não được gọi là thụ thể GABA, nó sẽ tạo ra hiệu ứng giúp giảm cảm giác lo lắng, căng thẳng và sợ hãi. Nó cũng có thể giúp cải thiện giấc ngủ, ngăn ngừa co giật và tổn thương não bộ. GABA đã trở thành một chất bổ sung dinh dưỡng phổ biến trong những năm gần đây.
Chuyên gia dinh dưỡng Makino giải thích, sau khi thu hoạch cải thảo, phần lá bên ngoài vẫn vận chuyển chất dinh dưỡng đến phần trung tâm cải thảo bên trong. Nếu bóc phần lá cải thảo ngoài cùng và ăn trước rồi cất phần trung tâm đi thì nó sẽ nhanh chóng bị héo và hư hỏng. Đến khi được lấy ra sử dụng thì đã mất đi lượng lớn dinh dưỡng.
Vì vậy, cách tốt nhất là cải thảo sau khi mua về nên cắt đôi để lấy phần tâm bên trong ăn trước, các lớp lá bên ngoài nếu không sử dụng đến ngay có thể cho vào túi hay hộp cất tủ lạnh và cố gắng ăn càng sớm càng tốt.