Bất tử là có thật? Việt Nam có 18 vị TRƯỜNG THỌ đến kinh ngạc
Có câu “Nhất tăng nhất đạo” Đạo ở đây cũng chính là nói tới bành Tổ ở núi Bành Sơn, ông sống 880 năm, còn tăng ở đây chính là Bảo Chưởng Hòa thượng ông sống tới 1072 tuổi. Có nhiều người cho đây là chuyện huyễn hoặc nhưng trên thực tế hai người này đều là nhân vật có thật được ghi chép rõ ràng trọng lịch sử.
Nhắc đến đề tài này thì chắc chắn có rất nhiều bài báo nói về việc ai là người sống thọ nhất. Như cụ ông 131 tuổi ở Braxin hoặc một nông dân ở Ethiopia thọ 160 tuổi và chắc chắn phải kể đến danh y Lý Khánh Viễn thọ 256 tuổi khiến nhiều người kinh ngạc, nhưng vẫn còn cách xa so với Bành Tổ và Bảo Chưởng với số tuổi thọ đáng kinh ngạc.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn và xem bí quyết trường thọ của họ ở đâu nhé!
Các vị vua nước Việt sống thọ 150 năm
Theo Đại Việt Sử Ký Toàn sử triều đại các vua Hùng và Việt Nam bắt đầu khi vua Kinh Dương Vương lên ngôi năm Nhâm Tuất 2879 trước Công Nguyên, triều đại này kéo dài đến năm Quý Mão 258 trước Công Nguyên thì kết thúc với 18 đời vua Hùng nối nhau trị vì trong 2622 năm. Tính trung bình mỗi thời vua Hùng kéo dài khoảng 150 năm, nghe thì có vẻ hơi hoang đường, vì gần như 18 đời vua Hùng đều sống thọ khoảng 150 tuổi, trong khi con người ngày này khó có thể đạt đến được độ tuổi như thế. Ngay cả như Quốc gia Monaco với tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới cũng chỉ đến 90 tuổi. Nhưng nếu chúng ta tra cứu lại lịch sử về những người đã từng sống thọ nhất, thì dù là con số 90 hay 150 năm cũng không phải là hiếm, nhưng số tuổi này còn thua xa các bậc tiền nhân.
Tuyển tập 12 quyển Vĩnh Thái Huyện Chí năm thứ 13 thời vua Càn Long nhà Đại Thành đã được biên tập lại và xuất bản năm 1922 có ghi chép về người đàn ông tên là Trần Tuấn tự Khắc Minh ngụ tại thôn Than Tuyền, huyện Vĩnh Giang Sơn, tỉnh Phúc Kiến, nay là thôn Thang Trình, xã ngộ Đông, huyện Vĩnh Thái. Người đàn ông này sinh năm 881 niên hiệu Hy Tông Trung nhà Đường (năm Tân Sửu), mất năm 1324 niên hiệu Thái Định Giáp Tử nhà Nguyên, hưởng thọ 443 tuổi, sau khi ông mất người dân bản địa có khắc một bức tượng đặt cùng xương cốt của ông và thờ cúng trong miếu Thang Tuyền. Tấm bia bằng gỗ khắc tên ông hiện nay vẫn còn được lưu giữ.
Bành Tổ thần tiên được người cổ đại công nhận
Bành Tổ là một nhân vật thực sự tồn tại trong lịch, là ông tổ của nước Đại Bành, có 54 con, sống thọ đến 800 tuổi, được gọi là người trường thọ nhất Hoa Hạ. Trong rất nhiều thư tịch cổ đều có ghi chép về Bành Tổ. Trong Liệt Tử – Lực mệnh thiên có chép: “Bành Tổ trí tuệ không hơn Nghiêu Thuấn mà sống thọ 800 tuổi”.
Các thánh nhân nổi tiếng trong lịch sử như Khổng Tử, Trang Tử, Tuân Tử cũng đều ngưỡng mộ Bành Tổ. Trong sách luận ngữ Khổng Tử có viết: “Tin và học với người xưa, bằng cách noi theo lão Bành (Bành Tổ), vị đại phu tài giỏi của triều đình nhà Thương ta”. (Tín nhi háo cổ, thiết tỷ ư ngã lão Bành).
Thi hào Khuất Nguyên trong bài “Thiên Vấn” tập Sở Từ cũng nói: “Tại sao mạng sống của Bành Tổ lại được kéo lâu dài đến như vậy được? ông tự đích thân nấu canh gà để dâng lên cho vua Nghiêu dùng”, những chứng liệu trên đây cho thấy Bành Tổ là người khéo nấu nướng rất chú trọng đến vấn đề dinh dưỡng, người xưa rất quan trọng nhân lễ nghĩa trí tín, thà chịu mất tính mạng chứ quyết không vì danh vì lợi mà bóp méo sự thật hay sửa đổi sử sách.
Các bậc thánh nhân như Khổng Tử, Trang Tử, Tuân Tử, Cát Hồng, Khuất Nguyên hẳn cũng nghiên cứu kỹ lưỡng, bút sa gà chết, chứ không dễ dàng tốn thời gian bàn chuyện lá cải như vẫn gặp thời nay. Sử sách vẫn còn đó, núi Bành Tổ vẫn còn đó, tượng Bành Tổ vẫn còn đó. Do vậy từ góc độ lịch sử có thể nói tính xác thực trong câu chuyện sống lâu đời của Bành Tổ là có cơ sở.
Nhìn từ góc độ khoa học, dưỡng sinh cổ xưa tìm việc kéo dài sinh mệnh không phải là không thể, mà tùy vào quyết tâm của người thực hành, thuật dưỡng sinh của người xưa gắn liền với khoa học về thân thể người thời đó, coi thân thể người như một phần của tự nhiên. Con người muốn sống mà không bệnh cần phải hòa hợp với tự nhiên, phải tu đức và dưỡng tính thiện. Tôn Tư Mạc người được tôn xưng là Dược Vương và Tôn Thiên Y, là một thầy thuốc danh tiếng lẫy lừng thời xưa giảng rằng:
“Dưỡng sinh là bồi dưỡng trong mình cái tính thiện. Bản tính đã thiện thì bệnh tật từ trong hay từ ngoài đều không sinh ra; biến loạn và tai họa cũng không có lý do phát sinh; đó chính là đạo lớn của phép dưỡng sinh. Còn như đức hạnh chưa hoàn thiện thì có uống đủ các thứ “kim đan ngọc dịch” cũng không thể kéo dài tuổi thọ.
Cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi, được ghi chép chân thực trong sách sử.
Bên cạnh Bành Tổ với tuổi thọ cực cao, lịch sử còn từng có một tăng nhân tu luyện đắc đạo thọ hơn 1000 năm, đó chính là Bảo Chưởng hòa thượng.
Cuốn “Hoàng Mai Lão Tổ Tự Chí” biên tập vào những năm Khang Hy triều Thanh có nhắc tới truyền kỳ về Bảo Chưởng hòa thượng. Trong đó có một mục “Thiên Tuế Bảo Chưởng hòa thượng bình sinh khất thực” do chính Đại lão tổ trụ trì Mão Khê Hành Lâm Quốc Sư biên soạn. Năm Gia Khánh thứ 20 biên sửa cuốn “Hoa Dương huyện Chí, Ngũ Đăng Hội Nguyên” cũng có ghi chép những điều liên quan đến Bảo Chưởng hòa thượng hết sức rõ ràng.
Theo một số ghi chép lại thì Bảo Chưởng hòa thượng sinh ra tại Ấn Độ vào năm 414 trước Công Nguyên, cuối thời xuân thu, đầu thời chiến quốc. Bảo Chưởng hòa thượng là con cái dòng dõi Bà La môn giáo danh giá tại Trung Ấn. Truyền thuyết kể lại khi Bảo Chưởng hòa thượng sinh ra đã được dự báo là con người khí chất bất phàm, mắt to mũi dài hai tai kéo trễ, lông mày cao xéo, tay trái luôn nắm chặt không buông, cha mẹ ngài khi đó cũng đã dự liệu ngài lớn lên sẽ khác hoàn toàn những đứa trẻ thông thường.
Khi Bảo Chưởng hòa thượng lên 9 tuổi, cha mẹ đưa ngài tới tịnh xá của nơi cửa Phật xuất gia làm Sa Di. Cũng kể từ đó ngài xuất gia tinh tấn tu hành, tuân thủ giới luật. Sau khi trưởng thành, vì đề tham chiếu được nhiều Phật Pháp hơn nữa ngài đã vân du tứ hải trau dồi tri thức thánh nhân, trải qua 500 năm đi khắp năm châu, cuối cùng ngài cũng tới vùng đất Trung Thổ, cũng chính là Trung Quốc ngày nay.
Cuối thời Đông Hán, đầu thời Hán. Hoàng đế trong khoảng thời gian từ năm Kiến Hòa tới năm Vĩnh Hưng (năm 147 đến năm 153), ngài từ vùng đất Nepal tiến nhập vào Tứ Xuyên, Vân Nam Trung Quốc. Điểm dừng chân đầu tiên của ngài chính là núi Nga Mi, hướng lễ Bồ Tát Phổ Hiền rồi ở lại Đại Bi Tự tròn 10 năm.
Thông thường 20 ngày Bảo Chưởng hòa thượng mới ăn một bữa cơm, nhưng vẫn kiên định thường hằng tụng Kinh. Tương truyền mỗi ngày ngài thông tụng trên 1.000 cuốn sách. Ngài thường nói với mọi người rằng, ta đây có một tâm nguyện có thể sống tại nhân gian 1000 năm, năm nay cũng đã được 626 năm rồi. Và cũng từ đó mọi người thường hay gọi Ngài là “Thiên tuế hòa thượng”. Sau này Bảo Chưởng hòa thượng lại đến Núi Ngũ Đài Sơn thỉnh lễ Văn Thù Bồ Tát, tới thời Tam Quốc, Ngụy Tấn Nam Bắc phân tranh, ngũ hổ nhập Trung Hoa chiến sự rối loạn, Bảo Chưởng hòa thượng ẩn thân tại tự viện khai đàn thuyết pháp phổ độ chúng sinh.
Tuy bên ngoài chiến sự liên miên nhưng bên trong lại không hề có mảy may tin tức. Đến năm 657, năm Hiển Khánh thứ hai thời Đường Cao Tông, Bảo Chưởng hòa thượng đã được 1072 tuổi. Theo sách sử ghi lại vào đúng ngày mùng 7 tháng 7 năm đó Bảo Chưởng hòa thượng đột nhiên nói với hai đệ tử của mình là như Quang và Huệ Vân rằng:
“Vốn dĩ bất sinh bất diệt, nay lại hiện lộ sinh tử. Ta phải trọ tâm, kiếp sau còn tới đây”. Ý của Bảo Chưởng hòa thượng rằng vốn dĩ cho rằng bản thân đã bất sinh bất diệt nhưng không ngờ bây giờ lại hiển lộ ra sinh tử, kiếp sau còn cần phải đầu thai quay lại nơi này.
Nói xong Bảo Chưởng hòa thượng nhắm mắt nhập định. Tuy nhiên sau khi nhập định được 7 ngày Bảo Chưởng hòa thượng lại tỉnh lại nói với chúng đồ đệ:
“Sau khi ta chết mọi người phải ở đây tu tháp cung dưỡng, sau này sẽ có người đến đón di cốt của ta về Thiên Trúc. Hy vọng mọi người đừng cự tuyệt”, dứt lời liền vĩnh biệt cõi đời.
Như vậy Bảo Chưởng hòa thượng, vị cao tăng người Ấn Độ đã sống 1072 tuổi, từ thời Xuân Thu cho đến triều đại nhà Đường. Đến nay không có người nào vượt qua, đây cũng chính là trường hợp sống thọ mệnh nhất được lịch sử ghi chép lại.
Tại Phương Đông đỉnh cao của dưỡng sinh và khí công đều gắn liền với truyền thống tu luyện cổ xưa, những người tìm đến tu luyện đều muốn thoát khỏi cuộc sống trần tục, tìm cách nhảy khỏi vòng kiềm tỏa của sinh lão bệnh tử. Do vậy mà không ít người rời bỏ thế tục đi vào núi sâu rừng già tu luyện. Có vị sau khi tu luyện đắc đạo trở ra và truyền dạy đạo pháp như tổ Bồ-Đề-Đạt-Ma hoặc như đức phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng cũng có rất nhiều vị lặng lẽ tiếp tục ẩn danh nên người đời không biết.
Hẳn nhiều người đã nghe nói đến việc nhục thân của một số thiền sư không bị phân hủy sau hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm. Khi hỏa thiêu nhục thân nhiều vị cao tầng cũng thu được các hạt xá lợi.
Hạt xá lợi này không tan trong nước, không cháy trong lửa và người bình thường không có. Ngày nay khi nghiên cứu các khí công sư, các nhà khoa học thấy những người này phát ra được năng lượng là sóng hạ âm, siêu âm, các electron neutron, tia phóng xạ gamma vv.. mà nhiều người không có hoặc cực kì ít. Như vậy nếu họ tiếp tục tu thì đến một lúc nào đó thân thể sẽ tích trữ được rất nhiều các siêu vật chất này. Vi khuẩn, virus, nấm mốc, các Enzym đều không tấn công vào được. Quá trình lão hóa cũng có thể bị ức chế cho dừng lại.
Như vậy những người tu luyện này đã ức chế cái “tử” thông thường. Đối với họ chết chỉ giống như một sự rời đi, như một người đã xong sứ mệnh và cần phải quay trở về nơi họ đã đến. Ngoài việc tu dưỡng tâm tính, còn có các môn khí công và thiền định để giúp cho con người đề cao sức khỏe thân thể. Ngày nay các nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm dân gian đều đã xác nhận việc luyện tập khí công có thể chữa được nhiều loại bệnh, kể cả các chứng nan y như: ung thư, tiểu đường, tim mạch. Bằng các phương pháp phân tích trong y học hiện đại, các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng khí công có tác dụng làm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, trì hoãn quá trình lão hóa giúp não bộ và các cơ quan phục hồi những thương tổn.
Như vậy, nếu người tập kiên trì thực hành dưỡng sinh và khí công, chắc chắn sẽ ức chế được quá trình lão hóa, đồng thời có thể phòng chống được các bệnh tật.
Cuộc Sống ngày nay hầu như ai cũng đều bận rộn gấp gáp, khiến chúng ta chưa già đã bệnh. Thương trường như chiến trường khiến chúng ta cứ cuốn theo dòng nơi trần thế, nhưng nếu một ngày kia khi bạn mệt mỏi với chiến trường, có khi bạn sẽ tìm lại được mình trong những đạo lý cao thâm của người xưa và có lẽ bạn cũng muốn nhảy thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sinh lão bệnh tử.
Mời các bạn xem video:
Nguồn: Ngẫm Radio