Bí ẩn câu đối vỏn vẹn 14 chữ ở chùa Linh Ẩn: Triết lý sâu sắc làm thức tỉnh hàng vạn người “lạc lối”
Trí huệ “Trung Dung” ẩn giấu phía sau câu đối của chùa Linh Ẩn quả thực sâu sắc, có thể “đánh thức” rất nhiều thế nhân đang bị lạc lối và “che mắt” bởi vòng xoáy dục vọng, tất cả đều xuất phát từ sự truy cầu vô đáy.
Từ trước đến nay, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng luôn là đề tài quen thuộc của các nhà văn, cây bút kì cựu. Ví như Phạm Trọng Yêm trong “Nhạc Dương lâu ký” có viết một câu như sau: “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc”, tức là: Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ.
Hay như Thôi Hạo cũng từng viết một đoạn thơ mà ai cũng từng thuộc qua trong “Hoàng Hạc Lâu”: “Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản/ Bạch vân thiên tải không du du” (Dịch nghĩa: Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản/ Bạch vân thiên tải không du du”.
Chùa Linh Ẩn là một ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng ở Trung Quốc và là một danh lam thắng cảnh ở Hàng Châu, Chiết Giang. Đền Linh Ẩn có lịch sử rất lâu đời, được xây dựng vào năm Tây An đầu tiên của triều đại Đông Tấn, đến nay đã được 1694 năm. Vào thời Bắc Tống, chùa Linh Ẩn trở thành thánh địa của Thiền tông Thiên hạ, không chỉ thu hút các tín đồ Phật giáo, mà còn thu hút vô số khách du lịch đến tham quan.
Khi nhắc đến chùa Linh Ẩn, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến vị “Phật sống Tế Công”. Pháp danh của Tế Công là “Đạo Tế”. Từ thời Đông Tấn đến nhà Thanh, chùa Linh Ẩn luôn được coi trọng, Hoàng đế Khang Hy còn đặt cho chùa Linh Ẩn cái tên là “Vân Lâm Thiền Tự”, không ngờ mọi người không quen với cái tên mà hoàng đế đặt cho, và họ đã quen gọi nó là “Linh Ẩn Tự”. Theo nghĩa bề mặt mà xét, “Linh Ẩn” có vẻ sâu sắc, tinh tế hơn so với cái tên “Vân Lâm”.
Nhiều nhà văn học thời cổ đại đã viết những tác phẩm xuất sắc liên quan đến chùa Linh Ẩn. Vào thời nhà Đường, Tống Chi Vấn đã miêu tả đền Linh Ẩn như sau: “Hàng quế trăng thầm rụng, hương trời mây trắng bay”. Phong cảnh trong chùa Linh Ẩn được nhiều nhà văn nổi tiếng ca ngợi, trở thành đề tài của những áng thơ văn.
Ở chùa Linh Ẩn cũng có treo một câu đối vỏn vẹn 14 chữ: “Nhân sinh na năng đa như ý, vạn sự chỉ cầu bán xưng tâm”, ý nghĩa là: Đời người sao có thể có nhiều điều như ý , vạn sự chỉ cầu một nửa được vừa lòng.
Câu đối này có vẻ đơn giản và thông tục, nhưng trên thực tế nó mô tả được chân lý của cuộc sống, cũng như trí huệ làm người. Nét đỉnh cao của câu đối nằm ở chữ “Một nửa”.
Đạo Trung Dung có cách nói: “Không thiên vị, không nghiêng lệch, không quá cũng không cực hạn, là trạng thái trung lập”. Điều này so với nội hàm của chữ “Một nửa” trong câu đối trên là tương đồng với nhau.
Kì thực là muốn nhấn mạnh rằng, vạn sự vạn vật trên đời cần có “lượng độ”, có phúc thì có họa, có tốt thì có xấu,… do vậy sống trên đời không phải chuyện gì cũng như ý muốn của mình, biết hài lòng, biết đủ thì mới có cuộc sống tự tại, an nhiên.
Vế nói: “Vạn sự chỉ cầu một nửa như ý”, phúc một nửa, họa một nửa, nhân sinh là mối luân chuyển giữa họa và phúc. Không phải ai cũng có một đường đời luôn bằng phẳng, thuận buồm xuôi gió. Nếu bạn chỉ cảm thấy đau khổ, thê lương, đầu óc tự nhiên buồn rầu, không thể thư thái, nếu sống cuộc sống toàn màu hồng, không có thăng trầm, bão giông thì không phải là cuộc sống ý nghĩa, không thể tỉnh táo chính mình.
Trí huệ “Trung Dung” ẩn giấu phía sau câu đối của chùa Linh Ẩn quả thực sâu sắc, có thể “đánh thức” rất nhiều thế nhân đang bị “che mắt” bởi dục vọng, lòng tham xuất phát từ sự truy cầu vô đáy.
Không tham lam, tâm vô dục, vô cầu, thản đãng sống an lạc một kiếp nhân sinh, đó mới là điều chúng ta cần hướng tới để có một cuộc đời ý nghĩa!
Lan Hòa biên dịch
Nguồn: Aboluowang – Vương Hòa