Bí ẩn thân thế của Tôn Ngộ Không, rốt cuộc Mỹ Hầu Vương là ai trong lịch sử?

t

Qua bộ truyện “Tây Du Ký”, cái tên Tôn Ngộ Không đã ăn sâu vào tâm trí người đọc. Tuy nhiên, thân thế, nguồn gốc của Ngộ Không vẫn luôn là điều khiến nhiều người băn khoăn. Có người nói Ngộ Không là người Cam Túc (Trung Quốc), lại có người bảo Ngộ Không là người Ấn Độ.  

Cao tăng Đại Đường “Thích Ngộ Không”

Tìm trong sử sách, quả đúng là có một người tên là Ngộ Không. Thích Ngộ Không (731 – 812), tên tục là Xa Phụng Triều, người quận Kinh Triệu huyện Vân Dương. Ông là một hậu duệ xa, có liên quan tới Thác Bạt Thị (bộ lạc sau này đã gây dựng nên triều Bắc Ngụy, thống nhất toàn miền bắc Trung Hoa). Ngộ Không từ nhỏ tư chất thông minh, yêu thích Nho học, là người nổi tiếng hiếu kính và biết cách đối nhân xử thế trong thôn.

Vào năm 751, Ngộ Không theo Trương Quang Thao đi sứ tới Tây Vực, do mắc trọng bệnh nên phải ở lại nước Kiền Đà La (nay là địa phận Peshawar, Pakistan) để dưỡng bệnh mà không thể trở về kinh đô. Trong lúc lâm bệnh nặng, Ngộ Không đã phát nguyện: “Nếu có thể khỏi bệnh nguyện sẽ xuống tóc đi tu”.

Lúc đó Phật Pháp ở đây rất hưng thịnh. Do vậy, sau khi khỏi bệnh, Ngộ Không đi tu, mãi tới năm 789 mới quay trở về kinh thành. Thích Ngộ Không sinh ra muộn hơn so với nhà sư Đường Huyền Trang 40 năm. Tuy nhiên, địa điểm mà cả hai người bắt đầu xuất cảnh cũng chính là từ thành Trường An (tức Tây An ngày nay).

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Bí ẩn thân thế của Tôn Ngộ Không, rốt cuộc Mỹ Hầu Vương là ai trong lịch sử?
Tranh Tôn Ngộ Không trong một đền thờ Ấn Độ.

Sau khi trở về từ Tây Vực, Ngộ Không bắt đầu biên dịch kinh thư và tham gia vào các hoạt động truyền giáo trong nhiều năm, đồng thời để lại nhiều sự tích và truyền thuyết. Một số học giả tin rằng hành trình của Đường Tam Tạng và Tôn Ngộ Không đã được trộn lẫn vào nhau để tạo nên câu chuyện “thỉnh kinh” đầy thăng trầm suốt nhiều năm.

Năm 757, Ngộ Không nhận pháp sư Tam Tạng làm sư phụ, lấy pháp hiệu là Đạt Ma Đà Đô. Một số thuyết cho rằng, người ta đã đem cái tên Thích Ngộ Không trộn lẫn với cái tên “Hầu Hành Giả”, người luôn ở bên cạnh Đường Tăng trong câu chuyện lấy kinh rồi liên hệ lẫn nhau. Dần dần, hình tượng Tôn Ngộ Không trở nên phổ biến và được thừa nhận rộng rãi.

Viên đá “Thạch Bàn Đà”

Giáo sư Trương Cẩm Trì khoa tiếng Trung thuộc trường Đại học sư phạm Cáp Nhĩ Tân, đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu về câu chuyện Đường Tăng thỉnh kinh được lưu truyền cũng đưa ra một số kiến giải của riêng mình.

Theo ông, khi Huyền Trang sang Tây phương thỉnh kinh, gặp lúc nguy nan đã thu nạp một đệ tử người Hồ tên gọi Thạch Bàn Đà. Đây được cho là nguyên mẫu thực tế của Tôn Ngộ Không trong “Tam Tạng Pháp Sư truyện”. Qua phân tích, giáo sư Trương phát hiện ra một mối liên hệ rất mật thiết giữa Tôn Ngộ Không, Đường Tăng, Thạch Bàn Đà, đó là:

1. Họ đều có thể giải quyết nguy nan;

2. Họ đều có thân phận hành giả như nhau;

3. Mối quan hệ của họ giống như giữa sư phụ và đệ tử;

4. Thạch Bàn Đà chính là Hồ Tăng. Hồ Tăng với Hồ Tôn lại có cách phát âm tương tự nhau. Do đó, câu chuyện “Đường Tăng thỉnh kinh, Hồ Tăng phò tá” có thể dễ dàng truyền thành “Đường Tăng thỉnh kinh, Hồ Tôn phò tá”. Từ đó xuất hiện nhiều câu chuyện truyền kỳ về Tôn Ngộ Không cùng Đường Tăng sang Tây phương bái Phật, cầu kinh.

Tôn Đại Thánh 

Trong “Tây Du Ký”, Tôn Ngộ Không với đại danh lừng lẫy “Tề thiên đại thánh”, đản sinh từ một hòn đá tiên nằm trên đỉnh núi Hoa Quả Sơn thuộc Đông Thắng Thần Châu, nước Ngạo Lai. Như vậy, thân thế nguyên gốc của Ngộ Không trong “Tây Du Ký” có thể kiểm tra rõ ràng.

Gần đây, các chuyên gia lại phát hiện một bức bích họa về câu chuyện “Đường tăng thỉnh kinh” tại hang đá Du Lâm, tỉnh Cam Túc. Trong bức bích họa đó vẽ một người Hồ có quai hàm khỉ, môi nhọn luôn theo sát Đường Tăng trên đường. Đó được coi là nguyên mẫu của Tôn Ngộ Không.

Bí ẩn thân thế của Tôn Ngộ Không, rốt cuộc Mỹ Hầu Vương là ai trong lịch sử?
Một phần của bức bích họa trong hang đá “Đường tăng thỉnh kinh đồ” tại hang đá Du Lâm tỉnh Cam Túc.

Trong bài viết của mình, ông Đoàn Văn Kiệt, viện trưởng danh dự của Viện nghiên cứu Đôn Hoàng đã từng chỉ ra rằng, người khỉ được tìm thấy trong bức bích họa chính là hình tượng nguyên mẫu của Tôn Ngộ Không. Người này tên là Thạch Bàn Đà, quê tại thành phố Tỏa Dương – huyện An Tây – tỉnh Cam Túc hiện nay. Vì vậy Tôn Ngộ Không hẳn phải là người Cam Túc.

Như vậy, có thể nói thân thế thực sự của Tôn Ngộ Không đến nay vẫn còn là một ẩn đố chưa tìm ra lời giải chính xác. Dù vậy, đối với những độc giả say mê “Tây Du Ký” và câu chuyện thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng, điều đó cũng không hề quan trọng.

Hành trình 10 vạn 8 nghìn dặm của thầy trò Tam Tạng từ Trung Thổ sang Tây phương thỉnh kinh với biết bao thăng trầm, ma nạn, về một khía cạnh nào đó, cũng chính là con đường tu dưỡng của đời người ta. Nếu muốn tiến về hạnh phúc viên mãn, người ta chắc chắn phải kinh qua nhiều khổ nạn, nhọc nhằn.

Và muốn đi thật tốt con đường ấy, chắc chắn bạn phải có một Tôn Ngộ Không “mắt lửa ngươi vàng”, ý chí dũng mãnh, trừ yêu diệt quái, cũng chính là phải có được một tinh thần quật cường, ý chí kiên định để đi đến chót cuộc hành trình núi đao biển lửa ấy vậy.

Kiên Định – đkn

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: