Bí mật cuộc đời của Lý Thường Kiệt: Công hạ thành Ung Châu chỉ trong 2 ngày và non 10 vạn quân

untitled-1-72

Ta có thể một lần nữa thấy điều mà cả sử Việt và Hoa đều không hề nêu bật lên, đó chính là sự tinh nhuệ và cách đánh trận của quân nhà Lý thực sự là mạnh và vượt trội hoàn toàn so với Tống. Chúng ta chỉ cần có gần 2 ngày để đánh tiêu diệt 1 thành lũy kiên cố với non 10 vạn quân thủ và 1 tướng chỉ huy có tài.

Trận viễn chinh công thành lớn nhất lịch sử

Sau các trận thắng chớp nhoáng ở châu Khâm Liêm, đoàn quân viễn chinh Đại Việt chia làm ba cánh tiến về cứ điểm mạnh nhất cần phải bị tiêu diệt: thành Ung Châu.

Một cánh xuất phát từ Khâm, Liêm do Lý Thường Kiệt chỉ huy. Cánh khác dẫn quân từ biên giới đường bộ phía Cổ Vạn, Hoành Sơn, Tây Bình do Tôn Đản chỉ huy. Một cánh từ Liêm Châu do Tín Nghĩa Vương Lý Chiêu Văn chỉ huy trên đường tiến đánh Ung Châu sẽ lo tảo thanh các châu Dung, Nghi, Bạch.

Ung Châu là một thành lũy kiên cố và là cứ điểm quan trọng nhất, mang tính then chốt trong toàn bộ cuộc viễn chinh. Nơi đây thành cao hào sâu với khoảng 10 vạn quân thủ thành, là một thử thách rất lớn cho quân Đại Việt, vì theo quy tắc của binh pháp thì quân công thành ít nhất phải gấp đôi quân thủ thành.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Mà tổng lực lượng quân ta tất cả các cánh quân chỉ có 10 vạn, bằng số quân thủ thành. Chưa kể nơi đây là sâu trong nội địa Trung Quốc, nơi quân ta rất xa đường tiếp liệu hậu cần.

Tổng quan chiến sự Ung Châu

Sau khi vượt qua dãy núi Thập Vạn, ngày 10 tháng Chạp (18/1/1076) đại quân mới đặt chân đến thành Ung Châu. Hai cánh quân kẹp lại, bắt đầu vây chặt Ung châu.

Ngày 10 tháng Chạp (18/1/1076) đại quân mới đặt chân đến thành Ung Châu. Hai cánh quân kẹp lại, bắt đầu vây chặt Ung châu. (tranh minh họa: internet)Ngày 10 tháng Chạp (18/1/1076) đại quân mới đặt chân đến thành Ung Châu. Hai cánh quân kẹp lại, bắt đầu vây chặt Ung châu. (tranh minh họa: internet)
Ngày 10 tháng Chạp (18/1/1076) đại quân mới đặt chân đến thành Ung Châu. Hai cánh quân kẹp lại, bắt đầu vây chặt Ung châu. (tranh minh họa: internet)

Tương quan lực lượng các bên:

Thành Ung Châu: tướng chỉ huy Tô Giam (chữ Hán: 蘇緘 nhiều sách ghi nhầm là Tô Giàm hay Tô Giám) ban đầu chỉ là một quan văn nhưng lại giỏi mưu lược binh pháp và võ nghệ, từng dẹp giặc cướp, đánh bại quân Nùng Trí Cao. Thành Ung Châu cao dày và có Thần tý cung (nỏ lớn) cùng nhiều lương thực vật tư đủ để dùng thời gian dài.

Quân trong thành Ung có sáu vạn người gồm đạo binh 29, 30 đạo kỵ binh 40, ba vạn bảo binh, và bốn vạn dân binh. Tổng cộng mười vạn người thủ thành.”

(Tống triều công thần bi ký)

Quân Đại Việt: Lý Thường Kiệt tổng chỉ huy, Tôn Đản, Lý Hoằng Chân, Lý Chiêu Văn và các tướng lĩnh khác chỉ huy các đạo Thiên tử binh. Tổng quân số 5 hiệu Thiên tử binh gồm cả 1 đạo kỵ binh khoảng 6 vạn cộng hậu cần khoảng 10 vạn người.

Chiến lược chủ yếu:

Thành Ung Châu: Tô Giam cho rằng Ung Châu cách Quế Châu không xa nên quyết cố thủ đợi viện binh. Huy động toàn bộ dân chúng cùng tham gia thủ thành. Dùng thủ đoạn và kỷ luật quân sự để củng cố lòng dân.

“Giam bèn hô hào người trong quận, bảo người nào có tài dũng thì bày tỏ phương lược, rồi chia nhau phòng thủ. Dân nghe tin, rất sợ hãi; đạp nhau chạy, đông không biết bao nhiêu mà kể.

Thấy quân dân nao núng, Giam đem hết của công và tư bày ra cho quân xem, rồi nói : ‘Khí giới ta đã dự bị đủ, lương thực trữ cũng không thiếu. Bây giờ giặc đã đến dưới thành. Chỉ còn cách cố thủ lấy thành để đợi ngoại viện. Ắt là ta sẽ thắng. Nếu có một ai chạy, thì lòng dân sẽ náo động, và đại sự sẽ hỏng. Nếu chúng ngươi nghe ta, thì sẽ được hậu thưởng. Nếu có ai không nghe mà bỏ chạy, thì ta sẽ chém’.

Trước đó, con Giam là Tử Nguyên, vốn làm quan ở Quế Châu, đưa vợ con tới thăm Giam. Lúc sắp trở về, thì thành Ung bị vây. Tuy vậy, Tử Nguyên muốn đưa vợ con đi, Giàm không cho, và chỉ để Tử Nguyên một mình đi thôi.

Ấy vì sợ nếu bà con mình chạy, thì dân gian sẽ chạy hỗn loạn. Có một viên đại hiệu, tên Địch Tích, muốn trốn. Giam sai người nấp ngoài cửa, bắt được quả tang, đem chém và bêu đầu để làm gương. Vì thế, trên dưới ai cũng nín hơi mà nghe theo.”

(Tống sử – Tục tư trị thông giám trường biên)

Quân Đại Việt: do quân số không đạt ưu thế tuyệt đối so với quân thủ thành nên ta dùng chiến thuật mà thời nay người ta gọi là vây điểm diệt viện, nghĩa là bao vây chặt rồi luân phiên công thành, đánh tiêu hao quân thủ thành, cho đến khi họ tuyệt nguồn sinh lực. Trong khi đó lại đặt phục binh tiêu diệt viện quân để tăng thêm sự tuyệt vọng cầu sinh cho phía thủ thành.

Nhưng muốn đạt đến mục tiêu chiến lược tiêu diệt thành Ung châu, cần phải có một chiến thắng gây sụp đổ ý chí của quân dân trong thành, đó chính là trận diệt viện binh lừng danh ở núi Đại Giáp, hoàn toàn tiêu diệt chủ lực cứu viện, giết chết tất cả tướng lãnh đồng thời đập tan mọi hy vọng của quân dân thành Ung.

Đại Giáp sơn, Trương Thủ Tiết do dự mà bỏ mạng

Trận phục kích giết chết Trương Thủ Tiết cũng như trận vây thành Ung Châu là một minh chứng hùng hồn cho nghệ thuật và sức mạnh quân sự nhà Lý lúc đó đã đạt đến đỉnh cao nhất của thời đại.

Trận phục kích giết chết Trương Thủ Tiết cũng như trận vây thành Ung Châu là một minh chứng hùng hồn cho nghệ thuật và sức mạnh quân sự nhà Lý lúc đó đã đạt đến đỉnh cao nhất của thời đại. (Ảnh: internet)Trận phục kích giết chết Trương Thủ Tiết cũng như trận vây thành Ung Châu là một minh chứng hùng hồn cho nghệ thuật và sức mạnh quân sự nhà Lý lúc đó đã đạt đến đỉnh cao nhất của thời đại. (Ảnh: internet)
Trận phục kích giết chết Trương Thủ Tiết cũng như trận vây thành Ung Châu là một minh chứng hùng hồn cho nghệ thuật và sức mạnh quân sự nhà Lý lúc đó đã đạt đến đỉnh cao nhất của thời đại. (Ảnh: internet)

Các triều đại của Trung Hoa sau này, có nhiều sử gia văn thần khi nói đến chiến thắng này có phần qua loa, thuật chuyện đơn giản, qua đó vô hình trung hạ thấp sức mạnh thật sự của quân nhà Lý cũng như ngầm biểu thị rằng Trương Thủ Tiết và bộ chỉ huy bất tài mà thua trận.

Nhưng mọi chuyện không đơn giản như thế, vì chiến tranh xét về bản chất lại chính là thứ công bằng và chính xác đến một mức độ vô cùng nghiệt ngã. Đó là chỉ có kẻ mạnh hơn mới chiến thắng. Mạnh hơn nghĩa là bố trí tốt hơn, quân sĩ thiện chiến hơn và vận dụng hoàn hảo hơn tất cả các lợi thế trên chiến trường và cũng có thể là… may mắn hơn.

Vô luận trong suốt lịch sử chiến tranh mấy nghìn năm của dân ta chống Bắc phương nói chung hay thời Lý nói riêng, các trận đánh “nhất chiến thành danh” của tiên tổ hay bị các sử gia xem là lấy “yếu” thắng “mạnh”. Điều này sẽ làm tô hồng và thần thánh hóa các chiến công đó. Tuy nhiên sự thực không như thế, chiến tranh là sự đọ sức bằng máu, bằng sức người và sức của.

Kẻ nào tiêu hao hết trước là kẻ thua, làm cho kẻ địch tiêu hao trước, đó là nghệ thuật, hay còn gọi là binh pháp. Trong các chiến công đó, các danh tướng Đại Việt đã biến đoàn quân của mình trở nên “mạnh hơn” đúng với nghĩa đen và giành chiến thắng chung cuộc.

Thời điểm Lý Thường Kiệt đem quân đánh Trung Quốc, quân đội nhà Tống lúc này đã bạc nhược hơn so với lúc họ lập quốc, mà ngay thời điểm hùng mạnh nhất của họ là thời Tống Thái Tông, đã hùng hổ đem quân đánh Đại Việt mà cũng phải ôm hận dưới tay Lê Hoàn. Sang đến thời nhà Lý thì tố chất quân sĩ và sự tinh nhuệ của quân Đại Việt còn cao hơn rất nhiều.

Đó là lý do vì sao mà Nùng Trí Cao có thể dương uy ở nội địa Trung Quốc hoành hành vô kỵ, mà ở Đại Việt lại bị vua Lý bắt như bắt đứa trẻ con. Đơn giản vì quân đội nhà Lý thời điểm đó hoàn toàn mạnh hơn quân Tống, xét về cả các mặt của tổ chức, huấn luyện, trang bị, kỷ luật. Vì thế mà chỉ cần 6 vạn quân, 4 vạn phu mà Lý Thường Kiệt có thể tốc chiến tốc thắng ở Trung Quốc không ai cản nổi.

Sự tinh nhuệ của quân Lý không được sử nhà Tống ghi nhận, nhưng trong mộ chí của Trương Thủ Tiết, viên bại tướng trận Đại Giáp lại ghi rất rõ. Tác giả Trần Đại Sỹ có phóng tác lại điều này trong tác phẩm của mình:

“Vừa lúc đó, trống thúc vang dội, quân reo dậy đất. Quân canh vào báo: – Có hai đạo quân từ phương Đông đang kéo đến. Thủ Tiết với các tướng vội ra phía Đông trại quan sát: Từ xa xa, hai đạo quân hùng tráng, uy nghi, cờ xí rực trời, gươm đao sáng choang đang tiến tới.

Đi đầu là một tướng trẻ, với kỳ hiệu thêu hàng chữ lớn “Trung Thành vương” ; cạnh có hai nam khôi ngô hùng vĩ, hai nữ yểu điệu sắc nước hương trời trông như bốn cây ngọc trước gió. Bên trái, một cặp nam nữ tướng đi dưới lá cờ vàng thêu con rồng trắng có hàng chữ “Đại Việt, Thiên tử binh Quảng Thánh”, một lá khác có chữ “Đô thống Vũ”.

Bên phải lại một cặp nam nữ nữa đi dưới lá cờ vàng thêu con rồng đen có hàng chữ “Đại Việt Thiên tử binh Quảng Vũ”, một lá khác có chữ “Đô thống Đinh”.

Thủ Tiết hỏi viên tham tướng coi về tế tác: “Hôm qua đánh lên núi, ta đã gặp sáu tướng Việt đều là con nít, ba trai, ba gái. Ban nãy ta lại bị hai đôi trai gái xua quân đốt trại, quấy rối suốt đêm. Bây giờ còn bốn trai, bốn gái nữa. Chúng là ai vậy?”. “Thưa, Đại Việt có mười hai hiệu Thiên tử binh.

Mỗi hiệu do một tướng với vợ y chỉ huy. Tuy tuổi chúng trẻ, nhưng mưu kế, cùng tài dụng binh thực vô địch. Năm tên được vua Giao Chỉ ban cho mỹ hiệu là Long Biên ngũ hùng, bẩy tên được ban mỹ hiệu là Tây Hồ thất kiệt.

Ngoài ra, trong khi đánh Chiêm, Mộc-tồn hòa thượng ra tay cứu mạng cho mười kỳ-chủ Hồng-thiết giáo Chiêm, rồi thu làm đệ tử, bọn này được Thái hậu Giao Chỉ ban cho mỹ hiệu Thần Vũ thập anh. Trận này Long Biên ngũ hùng, Thần Vũ thập anh đều có mặt.

Đám Thần Vũ thập anh không có tài dùng binh, nhưng võ công cao thâm, lại yêu nước vô bờ bến. Cứ như hiệu kỳ, thì tên đi giữa là hoàng tử Lý Hoằng Chân, con của Khai Quốc vương, cháu gọi Kinh Nam vương bằng cậu. Võ công, trí lực của y không thua cậu là bao.

Ôn Nguyên Dụ than: “Hôm trước tên thứ hai, thứ ba trong Long Biên ngũ hùng là Vũ Quang, Đinh Hoàng Nghi với vợ chúng xuất hiện rồi. Hôm qua, tôi đụng trận với hai tên Phạm Dật, Lý Đoan cùng hai con vợ nó, suýt nữa thì bỏ mạng. Còn cái tên với vợ nó bắn đại nỏ ban nãy là ai?

Thưa, y đứng hàng thứ tư trong Long Biên ngũ hùng tên Lý Đoan”.

Thủ-Tiết lắc đầu: “Năm tên này không thể gọi là Long Biên ngũ hùng, mà phải gọi là “Giao Chỉ ngũ kiêu” mới đúng. Chúng lợi hại không ai tưởng tượng nổi”.

(Trích Nam Quốc Sơn Hà-Trần Đại Sỹ)

Do ưu thế hơn hẳn về các mặt, quân Đại Việt đã thành công đánh tan hoàn toàn đạo quân cứu viện khá mạnh của nhà Tống và các tướng lãnh chỉ huy gồm Trương Thủ Tiết, Ôn Nguyên Dụ, Trương Biện, Hứa Dự và Vương Trấn tử trận.

Thế nhưng trong sử nhà Tống là “Tư trị thông giám tiền biên” lại chỉ thuật qua chứ không nói chi tiết làm cho hậu thế ngỡ đây là một trận đánh đơn giản. Nhưng may mắn thay, trận đánh kinh hồn này đã được miêu tả tường tận trong 5 mộ chí của các vị tướng tử trận và cũng được phóng tác lại như sau:

Khi lên tới đỉnh Hoả Giáp, Trương đứng trên mỏm núi cao quan sát về hướng Đông, nơi Trung Thành vương đóng quân, thấy đèn đuốc lập lòe trên một khoảng thung lũng rộng, y cười với chư tướng: “Ngày mai, ít ra phải tới Ngọ, Hoằng Chân mới biết ta tiến quân, y có tập trung quân đuổi theo thì cũng phải sáng ngày kia (mốt) mới lên đường được. Bấy giờ ta đã bắt tay được với Tô Giam rồi”.

Thình lình ba chiếc pháo thăng thiên vọt lên trên trời, nổ tung, ánh sáng tỏa ra hình ba con chim ưng sáng chói trong đêm tối. Rồi tiếp theo hàng loạt tiếng Lôi tiễn bắn lên trời, nổ rung động không gian, ánh lửa sáng lòa rừng núi. Lại tiếng máy bắn đá kêu rít lên những tiếng ghê sợ.

Lôi tiễn, đá đổ chụp lên đầu đội hình quân Tống đang đi. Quân reo, trống thúc, chiêng rền. Quân Việt từ trong các hốc đá, trong rừng bắn ra. Quân Tống không biết quân Việt ở đâu, thành ra chỉ biết tìm chỗ núp.

Thủ-Tiết kinh hồn, hỏi viên tướng tham quân Triệu Tú: “Lỗi tại ta! Lỗi tại ta! Người đã rộng lượng, mở đường cho ta lui, mà ta làm ngược, nên ta phải lĩnh cái hậu quả này. Làm sao bây giờ???”

Y đứng trên mỏm đá cao, trông về hướng Bắc, nơi đạo kỵ mã đi đoạn hậu. Y rùng mình khi thấy dưới ánh lửa chập chờn hiện ra cảnh hỗn loạn; kỵ binh bị trúng phục binh của Thần nỏ, Thần hổ, Thần báo. Kỵ mã bị bắn ngã lổng chổng, còn ngựa thì bị Thần hổ, Thần báo, Thần ngao tấn công bỏ chạy tán loạn. Dù khoảng cách hơn sáu dặm (3 km), y cũng nhìn thấy tướng chỉ huy đoàn phục kích là Lý Đoan, Ngọc Liên, Hùng Nghĩa, Âu Thanh.

Y lại nhìn về hướng Nam, nơi đạo quân đệ nhất đã đổ đồi, thì chỉ còn thấy cảnh quân Tống đầu hàng bị quân Việt lùa ngồi thành từng hàng, hai tay đưa lên đầu.

Còn hai đạo binh đệ nhị, đệ tam thì đang chiến đấu tuyệt vọng.

Một vài binh sĩ còn sống sót, ngồi dựa lưng vào vách đá, vào gốc cây, mặt mũi lem luốc, máu me khắp thân. Chúng ngơ ngác nhìn Trương, mà không nói nên lời. (Ảnh: internet)Một vài binh sĩ còn sống sót, ngồi dựa lưng vào vách đá, vào gốc cây, mặt mũi lem luốc, máu me khắp thân. Chúng ngơ ngác nhìn Trương, mà không nói nên lời. (Ảnh: internet)
Một vài binh sĩ còn sống sót, ngồi dựa lưng vào vách đá, vào gốc cây, mặt mũi lem luốc, máu me khắp thân. Chúng ngơ ngác nhìn Trương, mà không nói nên lời. (Ảnh: internet)

Vô tình y nhìn lên: Phía chỏm ba góc núi, mỗi chỏm một tướng Việt đang dùng đuốc để chỉ đường cho quân tấn công. Dưới ánh đuốc chập chờn, y nhận ra đó là Phạm Dật, Vũ Quang, Đinh Hoàng Nghi. Cuộc nã Thạch xa, Lôi-tiễn, bắn tên, xung sát suốt từ giờ Sửu đến hết giờ Dần thì Hoàng Nghi đánh ba tiếng chiêng, lập tức Thạch xa, đại nỏ ngưng tác xạ, quân Việt cũng lui vào rừng.

Trung Thành Vương đứng trên chót vót một cây cao, tay cầm loa hướng vào phía quân Tống: “Binh tướng Tống nghe đây! Phía hậu quân, đạo kỵ binh bị Thần hổ, Thần báo, Thần Ngao bao vây đã đầu hàng hết rồi. Phía trước, đạo đệ nhất bị Thần phong đốt, bị trúng trận địa của Thần nỏ, bị diệt hết.

Hãy mau mau buông vũ khí, hai tay chắp lại để lên đầu, rồi đi xuống chân núi, sẽ khỏi chết. Ta, Trung Thành Vương, đem quân nhân nghĩa sang cứu dân Hán bị khổ vì Tân pháp; hứa rằng: Ai đầu hàng sẽ được tha. Ai chống sẽ bị bắt cho hổ, báo ăn thịt.”

Sau mấy lần gọi loa, quân Tống buông vũ khí, rời chỗ nấp, nối đuôi nhau xuống núi. Đến cuối giờ Dần, khi ánh nắng Xuân chiếu chứa chan trên núi Hỏa Giáp; Trương Thủ Tiết cùng mấy viên tá lãnh mệt nhừ người ra, rồi cùng nhau đứng dậy quan sát trận địa: Trên con đường vắt ngang qua núi Hỏa-giáp, vũ khí, vật dụng ngổn ngang khắp nơi.

Cạnh vũ khí, nào xác chết của người, nào xác chết của ngựa nằm rải rác trên đường, dưới khe, hốc đá. Có xác bị tên xuyên qua người, có xác bị trúng đá thây dập nát; lại có thương binh chưa chết, kẻ thì nằm thở thoi thóp, người thì rên la.

Một vài binh sĩ còn sống sót, ngồi dựa lưng vào vách đá, vào gốc cây, mặt mũi lem luốc, máu me khắp thân. Chúng ngơ ngác nhìn Trương, mà không nói nên lời.

Trương Thủ Tiết cung tay nói với Ngọc Liên: “Mệnh trời đã định như vậy, thì Trương này còn sống sao được? Kẻ bại trận mong phu nhân về khải với Trung Thành Vương rằng, xin người cho chôn năm anh em chúng tôi tại đây, để oan hồn ngày ngày cản bước những kẻ làm trái mệnh trời. Nói dứt lời, Trương đưa kiếm lên cổ tự tử.

(trích Nam Quốc Sơn Hà-Trần Đại Sỹ)

Nguyệt Hòa
Theo NTDVN

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: