Blog
Biết cách tiêu tiền khôn ngoan quan trọng hơn học cách kiếm tiền
Mọi người thường hiểu lầm rằng, nếu biết cách kiếm tiền thì có thể trở nên giàu có. Đây thực sự là một quan điểm sai lầm. Tiêu tiền không hợp lý cũng giống như uống nước muối, càng uống càng khát. Càng tiêu nhiều tiền, bạn càng cảm thấy nghèo hơn và muốn tiêu nhiều hơn.
Người giàu thực ra không phải vì họ đặc biệt mà là họ biết học hỏi từ những thất bại và học cách đối mặt với thực tế của bản chất con người và xã hội.
Mọi người thường hiểu lầm rằng nếu biết cách kiếm tiền thì có thể trở nên giàu có. Đây thực sự là một quan điểm sai lầm. Trước khi đổ nước vào bể, bạn nên kiểm tra đáy bể xem có bị thủng không, vì nếu đáy bể bị thủng thì dù có đổ bao nhiêu nước cũng không đầy. Nhiều người bỏ qua điểm này và nhầm lẫn rằng tiền là tất cả mọi thứ, kiếm được rất nhiều tiền, cũng không trở thành người giàu có.
Cách tiêu tiền không hợp lý cũng giống như uống nước muối, càng uống càng khát. Trong trường hợp đó, làm thế nào để chúng ta tiêu tiền một cách khôn ngoan?
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
1. Nguyên tắc và mục đích phải rõ ràng
Nói cách khác, bạn phải thiết lập nguyên tắc chi tiêu không được vượt quá thu nhập và phải giải thích rõ ràng mục đích tiêu tiền.
Ví dụ: khi đi ngang qua một cửa hàng bách hóa, bạn thấy một bộ quần áo có giá gốc khoảng 600.000 nghìn đang được giảm giá một nửa, nếu bạn không cần nó mà đột nhiên mua nó là trái nguyên tắc. Rẻ không có nghĩa là cần thiết. Hoặc vay tiền để mua túi xách, xe hơi, hoặc đi du lịch, không phải là một cách hợp lý để chi tiêu tiền.
Càng tiêu nhiều tiền, bạn càng cảm thấy nghèo hơn và muốn tiêu nhiều hơn.
Nếu bạn mua bộ quần áo một cách bốc đồng chỉ vì nó được giảm giá một nửa, bạn có thể sẽ không mặc nó thường xuyên. Tại sao? Giảm giá quần áo thường là để giải quyết hàng tồn kho, so với chi phí sản xuất, chi phí hậu cần và lưu kho thực tế cao hơn. Nếu không bán kịp thời sẽ khó bán hơn khi kiểu dáng không còn phổ biến và chi phí (nhân sự, quản lý, bảo quản,…) sẽ tăng gấp đôi. Để nhanh chóng bán được những bộ quần áo không được ưa chuộng và bán không chạy, các nhà sản xuất thà bán giảm giá còn hơn. Dù loại quần áo đó có rẻ đến đâu thì bạn cũng sẽ không mặc chúng thường xuyên. Như người ta thường nói: “Rẻ thì không tốt”. Cuối cùng, bạn có thể sẽ cất bộ quần áo đó vào tủ thay vì lấy ra ngoài để mặc.
Bạn không cần phải hợp lý hóa hành vi mua sắm của mình, việc biện minh rằng lần cuối cùng bạn mua quần áo là cách đây vài tháng cũng chỉ là một lời bào chữa. Tháng tới, có thể bạn vẫn sẽ đưa ra những lời bào chữa khác. Tháng sau vẫn vậy. Thói quen xấu này cuối cùng sẽ dẫn đến bội chi, khiến bạn liên tục lo lắng về nợ thẻ tín dụng và các hóa đơn.
Điều tương tự cũng xảy ra đối với phí bảo hiểm vượt quá, tiết kiệm có kỳ hạn và các loại quỹ cũng vậy. Vậy nên đầu tiên bạn phải biết cách kiểm soát chi tiêu.
Khi mua sắm, cũng không nên sử dụng hình thức trả góp bằng thẻ tín dụng với lãi suất bằng 0. Trả góp thẻ tín dụng 12 tháng giống như vay một khoản vay ngắn hạn 12 tháng. Hầu hết các sản phẩm trả góp lãi suất 0% thực chất đều là những thứ không thể thiếu trong cuộc sống. Hơn nữa, lãi suất 0% chỉ là chiêu trò tiếp thị, phí trả góp đã được tính vào giá sản phẩm, khi bạn mua những sản phẩm đó là bạn đã bỏ ra nhiều tiền hơn rồi.
2. Chi tiêu có thể được chia thành hai loại
Đầu tiên là, “chi phí cố định”, tức là các chi phí thường xuyên hàng tháng, chẳng hạn như thuế, chi phí đi lại, tiền thuê nhà, chi phí ăn uống, phí quản lý, phí bảo hiểm, tiền tiết kiệm thường xuyên, các loại quỹ, v.v. Chi phí cố định nên được kiểm soát trong phạm vi 50% thu nhập hàng tháng. Nếu bạn không biết chi phí cố định là gì, bạn có thể thử kiểm tra chi phí hàng tháng và nếu nó xảy ra trong hơn ba tháng liên tục thì đó là chi phí cố định.
Sau khi xác nhận các khoản chi tiêu, nếu thu nhập hàng tháng của bạn là 20 triệu đồng nhưng chi tiêu cố định vượt 10 triệu đồng thì bạn phải tìm cách giảm khoản chi cố định xuống. Cách dễ nhất là giảm các chi phí không liên quan đến sinh kế, chẳng hạn như phí bảo hiểm, quỹ, tiền tiết kiệm có kỳ hạn, v.v.
Thứ hai là, “chi tiêu tiêu dùng”, trong thuật ngữ kế toán là “chi phí thay đổi”. Chi tiêu tiêu dùng là chi phí biến đổi của các khoản chi không thường xuyên như quà tặng, đám cưới, quần áo, nhu yếu phẩm hàng ngày, v.v. Nói một cách đơn giản, bất kỳ chi phí nào ngoài chi phí cố định đều là chi phí tiêu dùng.
Việc tiết kiệm chi phí thay đổi dễ dàng hơn so với chi phí cố định. Hãy thử tính toán mức chi tiêu trung bình hàng tháng trong khi kiểm soát hai khoản chi này. Thời gian càng dài thì càng tốt, vì chi phí mỗi mùa có thể khác nhau, ví dụ đám cưới vào mùa xuân, mùa thu thường sẽ nhiều hơn.
Khi bạn đã tính ra chi phí trung bình hàng tháng của mình, hãy thử tăng số dư tài khoản của bạn trong khoảng thời gian ba tháng, sáu tháng và chín tháng. Hãy tiếp tục duy trì thói quen này, bạn sẽ có thể kiểm soát được chi tiêu của mình.
Sau khi bạn học cách kiểm soát chi tiêu của mình, tức là học cách tiêu tiền, bạn có thể tiết kiệm tiền bất kể bạn làm gì.
Một số doanh nhân nhầm lẫn tiền công ty với tiền cá nhân, đây cũng là một cách quản lý sai lầm. Hãy ghi rõ mức lương hàng tháng của bạn, nhận lương định kỳ từ công ty và tính toán lãi lỗ của công ty.
Nếu tài khoản công chìm trong sắc đỏ, bạn phải tìm cách kiểm soát chi phí cố định và chi phí thay đổi của công ty. Nếu tiếp tục thua lỗ, điều khôn ngoan là bạn nên tìm những phương pháp khác càng sớm càng tốt và đưa ra quyết định kịp thời.
Những người mới vào nghề luôn nghĩ làm ăn quá đơn giản, dù thâm hụt ngày càng lớn nhưng họ vẫn đứng yên một chỗ trong mờ mịt, mong chờ lợi ích sẽ xuất hiện. Đó là một vực thẳm không đáy. Nếu chúng ta không chuẩn bị trước và tiếp tục ôm chặt việc mất tiền thì khoản thâm hụt có thể tiếp tục trầm trọng hơn, thậm chí có thể ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình.
Bảo Châu biên dịch
Nguồn Epochtimes