Trên khắp thế giới, khi nói về nguồn gốc của loài người, dường đều có chung một thuyết đó là thần đã sáng tạo ra họ từ bùn đất.
Thuyết thần tạo ra con người
Lấy nền văn minh Hy Lạp cổ đại làm ví dụ, vị thần sáng tạo là Prometheus, đã dùng đất sét nặn ra con người. Ông rất yêu quý con người nên dạy họ đủ thứ từ thiên văn, khoa học đến nông nghiệp, chăn nuôi… Thuyết phổ biến nhất có lẽ là Chúa trời tạo ra loài người và thổi hồn vào trong kinh thánh của người phương Tây.
Hay như Nữ Oa và Phục Hy là những vị thần đã dùng đất nặn ra hình người, điều này được ghi lại trong lịch sử Trung Quốc. Nữ Oa hay Phục Hy là hai vị thần rất đỗi quen thuộc trong văn hóa phương Đông, tuy nhiên đa số chúng ta không lưu tâm nên không biết rõ về họ.
Căn cứ vào tài liệu khảo cổ như sách lụa thời Chiến Quốc được các nhà khảo cổ khai quật, người ta đã vẽ lại hình ảnh Nữ Oa và Phục Hy với hình tượng đan xen với đầu người và thân rắn.
Vào những năm 1960, trong quá trình khai quật khảo cổ ở Tân Cương, các chuyên gia đã phát hiện ra ngôi mộ cổ Astana. Những bức tranh lụa trong lăng mộ của nhà Đường cũng khắc họa hình ảnh của Nữ Oa và Phục Hy. Những hình ảnh tương tự cũng xuất hiện ở các lăng mộ khác.
Do đó, các chuyên gia suy đoán rằng đây có thể là cách người xưa thể hiện sự kế thừa và sinh sản của sự sống.
Từ đó, truyền thuyết Phục Hy và Nữ Oa tạo ra con người nhanh chóng thu hút sự quan tâm của các chuyên gia phương Tây. Đặc biệt hình ảnh hai cơ thể đan xen đuôi vào nhau trong tranh đã khiến các chuyên gia liên tưởng đến cấu trúc phân tử của DNA.
Giao đuôi và kết cấu ADN
Có thể bạn đã biết, vào thập niên 1950, việc phát hiện ra cấu trúc chuỗi xoắn kép của DNA đã gây chấn động thế giới, đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên sinh học di truyền.
DNA là axit deoxyribonucleic, một phân tử chứa thông tin di truyền, là một hợp chất hữu cơ rất phức tạp và là bản thiết kế của sự sống. DNA bao gồm hai chuỗi deoxyribonucleotide đan xen với nhau, cho thấy kiểu cấu trúc xoắn kép, rất giống với bức tranh Nữ Oa và Phục Hy giao đuôi. Điều này khiến các nhà khoa học không khỏi thắc mắc: liệu nó có mối liên hệ bí ẩn nào giữa đó và cấu trúc DNA hay không.
Từ góc độ khoa học hiện đại, thuyết tiến hóa cho rằng con người tiến hóa từ loài vượn. Tuy nhiên, huyền thoại về Nữ Oa và Phục Hy lại đưa ra lời giải thích hoàn toàn khác. Các chuyên gia tin rằng, đây có lẽ không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Có lẽ con người thời xưa trong các nền văn minh khác nhau trên khắp thế giới đã có hiểu biết không thể nghĩ bàn về nguồn gốc của sự sống trước khi con người ngày nay có thể quan sát được cấu trúc phân tử.
Cho dù đó là Prometheus ở Hy Lạp cổ đại hay Nữ Oa và Phục Hy ở Trung Quốc, họ đều đưa ra những lời giải thích chung về nguồn gốc của loài người. Những truyền thuyết này có thể không được khoa học hiện đại xác nhận nhưng chúng phản ánh sự tò mò vô tận của nhân loại về sinh mệnh và vũ trụ, cũng như sự theo đuổi vĩnh viễn về nguồn gốc của sự sống.
Cuối cùng, các chuyên gia cho rằng chữ “Củ” mà Phục Hy cầm trong ảnh tượng trưng cho sự kiên trì và tính tự giác của nam giới, còn “Quy” tượng trưng cho sự tròn trịa và nữ tính của phụ nữ. Cả hai đi đôi với nhau, kết hợp giữa cương và nhu, trùng khớp với quy luật của âm dương nên bức tranh Nữ Oa Phục Hy giao đuôi” còn hàm ý miêu tả trạng thái tồn tại của vạn vật. Đây quả thực là một bức tranh bí ẩn bậc nhất qua các thời đại.
Nguồn: Soundofhope (Lý Tĩnh Nhu).