Blog
Bước sang tuổi trung niên, hãy nhớ 5 câu nói này để cuộc sống luôn an yên và hạnh phúc
Có câu nói rằng: “Cuộc sống ở tuổi trung niên là một bức tranh tuyệt vời, với mỗi nét vẽ là một kỷ niệm khó quên”.
Một hôm, Trang Tử và Huệ Tử đang đi trên cầu, bỗng Trang Tử nhìn đàn cá quẫy trong nước liền cất tiếng nói: “Nhìn những chú cá kia, nô đùa mới vui vẻ làm sao!”
Huệ Tử lại nói: “Ông không phải là cá, sao biết chúng có đang vui hay không?”
Trang Tử lập tức đáp: “Ông không phải là tôi, sao biết tôi không biết cá đang vui hay không?”
Nhận diện ngay các lỗi phong thủy nguy hiểm
đang tàn phá tài lộc, sức khỏe gia đình bạn
Cuộc đời cũng giống như một vở kịch, đầy những niềm vui và nỗi buồn, chỉ có sống trong hoàn cảnh của người khác chúng ta mới cảm nhận được cảm xúc của họ.
Về vấn đề này, Trang Tử đã để lại 5 câu nói đầy triết lý, lĩnh hội được, cuộc sống của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn.
1. Muốn yêu người khác hãy học cách yêu bản thân mình trước
Trang Tử nói: “Đạo lý không nên lẫn lộn, nhiều sẽ hóa phức tạp, mà phức tạp sẽ hóa phiền phức, phiền phức sẽ hóa sầu não, mà sầu não thì không thể cứu chữa. Từ cổ chí kim, con người ta phải tu dưỡng đạo đức, lập được thân rồi mới có thể giúp đỡ được người khác”.
Có rất nhiều việc trong cuộc sống một khi nhiều lên sẽ trở nên phức tạp, một khi phức tạp sẽ biến thành hỗn loạn, càng hỗn loạn sẽ càng dễ trở thành thảm họa.
Cổ nhân đã nói, con người trước hết phải tu thân, tề gia sau đó mới có thể trị nước bình thiên hạ. Vì vậy, muốn học cách yêu thương người khác trước hết phải yêu thương bản thân mình.
2. Bản thân có năng lực mới làm được việc lớn, cần phải lượng sức mình
Trang Tử nói: “Châu chấu đá xe, không biết tự lượng sức mình”.
Châu chấu dùng cái chân bé tí của mình mà đá vào bánh xe, đương nhiên là thua. Vì châu chấu đã đánh giá quá cao bản thân, thiếu hiểu biết nên mới dẫn đến kết quả thảm hại.
Con người phải hiểu được bản thân mình thì mới có thể đánh giá, khẳng định, nhận thức đúng về chính mình.
Mỗi chúng ta đều có ưu, nhược điểm, không nên quá kiêu căng ngạo mạn, cũng không nên coi thường xem nhẹ bản thân. Mọi người không nên đánh giá quá cao hay quá thấp chính mình, điều đó rất dễ dẫn đến những bi kịch.
3. Nhìn không vừa mắt là do bản thân chưa đạt đến cảnh giới cao, hãy ngừng phán xét
Trang Tử nói: “Đừng trách đúng hay sai, nó là chuyện tất nhiên ở đời”.
Chúng ta không nên đi phân định rạch ròi đúng, sai, mọi thứ chỉ là tương đối. Thay vào đó, chúng ta nên học cách mở rộng tầm mắt để nhìn thế giới. Đó là một biểu hiện của một cảnh giới cao.
Rõ ràng thế giới vô cùng rộng lớn, mọi người đều có lập trường, cách nhìn nhận riêng.
Người trưởng thành là người biết đặt mình vào người khác để xem xét, suy nghĩ, lấy nhân xử thế, dĩ hòa vi quý, nắm bắt mọi thứ qua cách mà người khác nhìn nhận vấn đề.
4. Mọi việc không thể miễn cưỡng, nên thuận theo tự nhiên
Trang Tử nói: “Mọi suy nghĩ đều nằm trong tâm mình, vui sầu là không thể tránh khỏi, chi bằng chọn vui vẻ để sống”.
Người có học thức, đạo đức cho dù có gặp bất kỳ khó khăn gì cũng không dao động. Cho dù là đối diện với thiên tai không cách giải quyết thì cũng vui vẻ chấp nhận thiên mệnh, đó chính là cảnh giới tu dưỡng cao nhất.
5. Nội tâm trong sáng mới không sợ lạc đường
Trong “Thế giới loài người của Trang Tử” có một đoạn: “Khi thần thái hòa làm một, không cần nghe bằng tai mà cảm nhận bằng trái tim, không cần nghe bằng tim mà cảm nhận bằng hơi thở.
Tai có thể nghe được những âm thanh bên ngoài nhưng tim mới có thể cảm nhận được âm thanh đó. Và cuối cùng để cho tâm hồn trống rỗng, ta có thể cảm nhận được hư vô, đưa ta vào trạng thái im lặng, lòng ta trở nên thanh thản”.
Suy nghĩ của con người là thứ phức tạp nhất trên thế giới, nhưng có thể qua bồi dưỡng để trở nên thông thái hơn. Bởi vì chúng ta có thể dùng tai để nghe, dùng mắt để nhìn, dùng tâm để cảm nhận.
Không có giới hạn nào của cảm giác, chỉ bằng cách kiểm soát ham muốn mới có thể thể thoát khỏi được những vướng bận, bụi bặm, mới khiến nội tâm trở lên trong sáng, ít mắc sai lầm.
Trang Tử đã từng nói: “Những kẻ ham mê dục sắc thì đều nông cạn”.
Gia Cát Lượng cũng từng nói: “Đạm bạc để sáng tỏ chí lớn, yên tĩnh để chí hướng xa xôi”.
Cuộc đời con người giống như một hồ nước sâu, muốn thông thái sáng tỏ thì phải giữ cho tâm hồn luôn vô tư tĩnh lặng.
Nguồn: cafef