Blog
Các nhà khoa học phát hiện: Học chữ Hán vô hình chung làm phát triển não phải và thông minh hơn
Là một biểu tượng của nền văn minh nhân loại, chữ viết đại biểu cho lối tư duy và mức độ phát triển của các dân tộc khác nhau. Gần đây, với sự phát triển ngày càng tăng của thông tin toàn cầu hóa, đặc biệt là sự phổ biến của công nghệ máy tính, mọi người bắt đầu tìm kiếm một ngôn ngữ thông dụng trên toàn cầu. Là một ngôn ngữ quốc tế, các ký tự phải được sử dụng thay vì các nốt nhạc…, bởi vậy, ngày càng có nhiều ánh mắt hướng về phía chữ Hán, bởi vì chữ Hán là ký tự duy nhất tồn tại trên toàn thế giới.
Đặc điểm lớn nhất của chữ Hán khác với các chữ khác là ký hiệu cùng toàn bộ tin tức, bản thân mỗi chữ đều chứa đựng nhiều thông tin phong phú. Chữ Hán thường được chia thành ba loại: chữ tượng hình (như chữ Nhật), chữ ý hình (như chữ nhà Minh) và chữ thanh hình(như chữ 爸, có nghĩa là phụ, âm là Ba), nhiều người bị cuốn hút bởi cấu trúc bên trong tinh tế của chữ Hán, nghĩ rằng mỗi chữ Hán giống như một bài thơ cảm động, một bức tranh đẹp. Khoa học hiện đại đã phát hiện ra rằng chữ Hán vốn có quy luật nội tại tiên tiến hơn và phù hợp với các nguyên tắc máy tính hơn bất kỳ chữ nào khác trên thế giới.
Với sự phát triển của hiện đại hóa con người, những đặc điểm đồ họa độc đáo, xu hướng thông minh và ưu điểm nhận dạng nghe nhìn của chữ Hán biểu hiện ra cường đại. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng cấu trúc logic của khoa học hiện đại giống như cấu trúc logic của chữ Hán được phát minh 5.000 năm trước, và chữ Hán có đủ điều kiện để phát triển hệ thống kỹ thuật hiện đại và là loại chữ tiên tiến nhất. Chẳng trách người ta gọi việc phát minh ra chữ Hán là phát minh lớn thứ năm nổi bật nhất của Trung Quốc trên thế giới.
Các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng trí thông minh của dân tộc Trung Hoa có liên quan mật thiết đến cấu trúc kết cấu của chữ Hán. Bởi vì não trái của con người điều khiển logic và não phải điều khiển nghệ thuật và văn học, khi mà trẻ em Trung Quốc học chữ Hán, vô hình chung làm phát triển não phải của chúng và khiến chúng thông minh hơn. Vào tháng 5 năm 1982, bài báo của Tiến sĩ tâm lý học Chadlin trên tạp chí khoa học nổi tiếng thế giới “Nature” đã gây chấn động thế giới. Ông đã kiểm tra chỉ số IQ của trẻ em ở Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Đức và Nhật Bản, và phát hiện ra rằng chỉ số IQ trung bình của trẻ em ở các nước Âu Mỹ là 100, ngược lại chỉ số IQ trung bình của trẻ em Nhật Bản là 111, nguyên nhân chính là vì trẻ em Nhật bản học chữ Hán.
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Giáo sư Thạch Tỉnh Huân của Nhật Bản đã chỉ ra trong cuốn sách “Phương pháp phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ”: Kết quả của những bài kiểm tra lặp đi lặp lại của ông là nếu trẻ em Nhật Bản không học chữ Hán khi còn nhỏ, thì chỉ số IQ của chúng là 100, tương đương với của trẻ em Âu Mỹ. Nhưng nếu chúng được học chữ Hán thì tình hình lại khác: Nếu như bắt đầu học chữ Hán từ lúc 5 tuổi, thì một năm trước khi đi học chỉ số thông minh của người đó đạt được 110. Nếu bắt đầu học từ lúc 4 tuổi, học trong 2 năm thì chỉ số thông minh có thể đạt đến 120, nếu bắt đầu học từ lúc 3 tuổi, chỉ số thông minh có thể đạt từ 125 đến 130. Vì vậy, một giảng viên người Pháp đã nói: “Mục đích chính của việc dạy trẻ em người Pháp học chữ Hán không phải là để thông thạo một ngôn ngữ khác, mà là thông qua học chữ Hán để khai phát trí tuệ của trẻ em người Pháp”.
Tiến sĩ Lu Luxin đến từ Australia cũng nhận thấy: “Ngữ pháp tiếng Trung là phù hợp nhất với ngữ pháp toán học. Toán học chỉ có 10 số, có thể biểu thị tất cả các giá trị số, một là dựa vào sự kết hợp linh hoạt của các lớp, hai là dựa vào việc thay đổi thứ tự của các ký hiệu, ba là dựa vào đa tính của một từ. Chữ Hán dựa vào ba quy tắc này, chỉ có khoảng 7.000 từ có thể đối phó với tất cả các khía cạnh của xã hội hiện đại. Đây là một trong những lý do chính giúp trẻ em Trung Quốc có chỉ số IQ toán học cao”.
Chữ Hán còn có một công lao lớn nhất chính là vấn đề duy trì bản sắc đa sắc tộc, vấn đề 5.000 năm không bị chia cắt của Đế quốc Trung Hoa. Cùng là người Trung Quốc, nhưng khoảng cách giữa hàng trăm phương ngữ vượt xa sự khác biệt ngôn ngữ giữa nước châu Âu khác nhau và các nhóm dân tộc khác nhau. Tại sao Đế quốc La Mã và Ả Rập sử dụng cùng một ngôn ngữ đã bị chia rẽ từ lâu, trong khi đế chế Trung Quốc với những “ngôn ngữ” khác nhau như vậy có thể tồn tại trong nhiều ngàn năm mà không sụp đổ? Khi các vị vua La Mã đánh vần tiếng địa phương của họ trong bảng chữ cái Latinh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Ý và các ngôn ngữ khác xuất hiện, và sau đó Đế quốc La Mã tan rã và tiếng Latinh dần dần chết.
Tại sao điều này không xảy ra ở Trung Quốc? Các nhà ngôn ngữ học cho rằng điều này là bởi chữ viết vuông rất độc đáo của Trung Quốc, bất luận là chữ Hán được khắc trên giáp rùa, đúc trên đồ đồng, viết trên phiếu gỗ, hay là viết trên giấy hoặc lụa. Ngàn năm qua hình thái chữ Hán đã thay đổi, nhưng đặc điểm của chữ Hán không có phiên âm mà chỉ biểu ý đặc tính không thay đổi. Cho dù cách phát âm và ngữ pháp của tiếng Trung có thay đổi như thế nào, cho dù phương ngữ của tiếng Trung phức tạp đến đâu thì đặc điểm “sách đồng văn” của các ký tự thống nhất vẫn không thay đổi, điều này có tác dụng duy trì sự thống nhất của dân tộc Trung Quốc và sự kế thừa và phát triển của văn hóa Trung Quốc.
Ngôn ngữ và tôn giáo là hai thuộc tính cơ bản của sự hình thành và phát triển của một quốc gia. Đối với người Trung Quốc, vai trò của các thuộc tính ngôn ngữ trong quá trình phát triển và hình thành của quốc gia Trung Quốc quan trọng hơn nhiều so với các thuộc tính tôn giáo. Ngôn ngữ Trung Quốc đóng một vai trò rất lớn trong sự gắn kết của quốc gia Trung Quốc bởi vì “ngôn ngữ” và “văn học” của Trung Quốc là tách biệt.
Các ký tự Trung Quốc truyền thần gợi nhớ đến một câu chuyện cổ xưa: “Thương Hiệt tạo tự, thiên vũ túc, quỷ dạ khốc”, khi phát minh ra chữ Hán, trên trời rơi xuống gạo kê, ban đêm đều có thể nghe thấy quỷ đang khóc. Vì vậy, một số người nói rằng chữ Hán là do thần linh truyền lại hay còn gọi là chữ Hán thần truyền, là một món quà đặc biệt của thần linh ban tặng cho người Trung Quốc.
Sau khi biết sự kỳ diệu của chữ Hán, tôi thực sự tin vào câu nói này, còn bạn thì sao?
Kỳ Mai biên dịch
Lý Văn Hoa – epochtimes