Cách dạy con thành tài của mẹ Mạnh Tử và mẹ Nhạc Phi

bac-mau-nghi-thien-ha-day-con-cach-day-con-thanh-tai-cua-me-manh-tu-va-me-nhac-phi-1

Cha mẹ là người thầy đầu tiên của mỗi chúng ta, và người mẹ là người có ảnh hưởng đến mọi mặt, định hình nhân cách và hun đúc ý chí từ khi ta xuất hiện trên thế giới này, có rất nhiều câu chuyện lịch sử về vai trò của người mẹ trong thành tựu của con cái. Trong số đó có mẹ của Mạnh Tử, mẹ của Nhạc Phi, hai người mẹ được tôn kính là hai người mẹ nhân đức của Trung Quốc cổ đại. Hành vi và tính cách của họ thực sự là mẫu mực.

Mẹ của Mạnh Tử

Mẹ của Mạnh Tử là Trương Thị, sau này được người đời gọi là Mạnh mẫu, sinh ra ở nước Chu trong thời Chiến Quốc (475-221 TCN). Chồng qua đời, bà một mình vất vả nuôi dạy Mạnh Tử (372-289 TCN). Đồng thời bà cũng là một người rất nghiêm khắc. Đó là cách giúp Mạnh Tử trở thành một triết gia nổi tiếng.

Chuyện Mạnh Mẫu đổi chỗ ở ba lần cho Mạnh Tử đã được nhiều người biết đến. Hai mẹ con từng sống gần một nghĩa trang. Khi bà thấy Mạnh Tử bắt chước tiếng khóc của những người trong đám ma chay. Bà đã quyết định chuyển đi.

Sau đó họ chuyển tới một khu chợ. Mạnh Tử là người giỏi bắt chước. Ở đây, ông lại bắt chước tiếng chào hàng và la hét của những người bán hàng rong và hàng thịt.

Tin rằng môi trường có ảnh hưởng lớn đến con, Mạnh Mẫu lại chuyển đến một ngôi nhà cạnh đền thờ tổ tiên của hoàng gia. Tới đây, Mạnh Tử học các nghi thức cung đình từ các quan chức đến vào các ngày đầu tháng. Bà rất hài lòng và quyết định rằng đó là một nơi tốt để định cư.

Một ngày nọ, Mạnh Mẫu đang dệt trên khung cửi. Khi Mạnh Tử đi học về, bà hỏi: “Hôm nay con học được những gì?”

Mạnh Tử trả lời: “Cũng giống như thường lệ.”

Bà ngay lập tức lấy một chiếc kéo và cắt mảnh vải đang dệt làm đôi. Mạnh Tử sửng sốt hỏi tại sao lại làm như vậy.

Bà trả lời: “Sao nhãng việc học cũng giống như việc mẹ cắt tấm vải đang dệt. Một người học để thiết lập danh tiếng và đạt được kiến ​​thức. Nhờ có kiến ​​thức, lúc nhàn nhã sẽ được an tĩnh bình hòa, lúc hành động thì có thể rời xa tai ương. Nếu con bỏ bê việc học của mình, con sẽ không thể tránh khỏi cuộc sống lao động vất vả, càng khó mà rời xa được tai họa. Nó giống như việc mẹ dệt vải để kiếm sống. Nếu mẹ bỏ cuộc giữa chừng, làm sao mẹ có thể nuôi sống gia đình chúng ta?”

Lời khuyên của Mạnh Mẫu đã thay đổi Mạnh Tử, từ đó ông học tập chăm chỉ dưới sự hướng dẫn của Khổng Cấp, cháu trai của Khổng Tử, và cuối cùng trở thành một học giả nổi tiếng.

Mẹ của Nhạc Phi

Diệu Thị, là mẹ của Nhạc Phi (1103–1142), vị tướng quân nổi tiếng đã lãnh đạo các lực lượng trong cuộc đấu chống lại người Kim trong triều đại Nam Tống (1127–1279).

Bà nổi tiếng với việc viết bốn chữ Hán trên lưng Nhạc Phi —Tận trung báo quốc — để nhắc nhở ông về bổn phận của mình. Trong vài năm cuối đời, bà đã theo Nhạc Phi và quân của ông đi khắp nơi. Bà qua đời ở Ngạc Châu vào năm 1136.

Chính Dương Yêu là người đã khiến mẹ của Nhạc Phi xăm chữ lên lưng ông. Dương Yêu vốn là một kẻ nổi loạn, rất ngưỡng mộ Nhạc Phi về tài văn chương và quân sự. Hắn đã cử Vương Tá để mời Nhạc Phi gia nhập quân đội của mình. Vương Tá đã đến dâng cho Nhạc Phi nhiều báu vật. Nhưng Nhạc Phi từ chối thẳng thừng, nói: “Ta sẽ không bao giờ quay lưng lại với Tổ quốc!”

Vương Tá không còn cách nào khác là cầm quà và rời đi.

Diệu Thị nói với con trai mình: “Ta thực sự vui mừng khi biết rằng con đã chọn tuân theo các nguyên tắc của mình. Nhưng ta sợ rằng sau khi ta qua đời, một số kẻ xấu có thể đến. Chúng sẽ dụ dỗ con thực hiện hành vi không đúng đắn một lần nữa. Nếu trong lúc dại dột mà làm điều gì không phải với Tổ quốc; thì tên tuổi của con sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, ta sẽ xăm bốn chữ lên lưng con để nhắc nhở con về bổn phận của mình. Hãy là một thần dân trung thành và phục vụ đất nước với lòng trung thành tuyệt đối; và ta sẽ an lòng yên nghỉ khi ta qua đời ”.

Nhạc Phi đồng ý lời đề nghị của mẹ mình. Bà đã viết “Tận trung báo quốc” bằng bút lông trên lưng và dùng kim khắc các chữ vào da ông.

Nhạc Phi cuối cùng đã trở thành một danh tướng được mọi người kính trọng.

 

Lan Hòa 

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: