Blog
Cảm thông cho người khác, chính là thiện đãi chính mình
Nhà văn Lâm Thanh Bình nói: “Hãy nghĩ đến người khác và tích lũy vận may cho chính mình; ghi nhớ lòng tốt của người khác và thêm vào niềm vui cho chính mình”.
Thái độ đối với người khác, thường quyết định tâm trạng và tình cảnh của mỗi người.
Trong suốt cuộc đời, cảm thông cho người khác, chính là thiện đãi chính mình.
1. Khi bạn lấy bùn ném vào người khác, dù trúng hay không thì tay bạn đã lấm bẩn
Tôi không biết xung quanh bạn có người như vậy không:
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
test course
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Nếu người khác mắc sai lầm, liền tính toán chi li, người khác một lần sai lầm, liền nắm chặt điểm đó mà không tha.
Dây dưa đến cuối cùng, không chỉ khiến người khác không vui, mà còn khiến bạn kiệt sức về tinh thần và thể chất.
Nhà tâm lý học người Mỹ William từng nói:
“Phàm là so đo người quá mức, trên thực tế phần lớn cuộc sống không hạnh phúc”.
Có một đồng nghiệp như thế này ở công ty tôi làm việc.
Nhậm chức không lâu, cô đã tranh cãi nảy lửa với đồng nghiệp vì một cái tin nhắn WeChat.
Vì nhu cầu công việc, cô gửi tin nhắn WeChat cho đối phương nhưng không nhận được phản hồi từ bên kia.
Rõ ràng đó chỉ là một tin nhắn bỏ sót, nhưng cô vẫn nhất quyết hỏi tại sao người đó không trả lời.
Đối phương giải thích rằng bởi vì quá bận nên không thấy nhưng cô không chịu bỏ cuộc và tra hỏi đồng nghiệp bằng giọng điệu và ngữ khí của một người lãnh đạo.
Cuối cùng, cả hai tranh cãi rất lâu rồi tan rã trong đau khổ.
Khi người giao hàng giao đồ ăn cho cô, bên ngoài bao bì chỉ có một ít súp, cô giận dữ hét lên qua điện thoại và dọa sẽ đánh giá không tốt về anh ta.
Dù ở đâu và khi nào, cô luôn rất tức giận, chỉ nghĩ đến bản thân mình và không bao giờ quan tâm đến cảm xúc của người khác, các đồng nghiệp cũng dần dần bắt đầu tránh xa cô.
Cổ nhân nói: “Đại đạo chi hành, bất trách vu nhân”.
Khi bạn lấy bùn ném vào người khác, dù trúng hay không thì tay bạn đã lấm bẩn.
Trong cuộc sống, việc bạn gặp phải một số người, việc không như ý là điều khó tránh khỏi.
Nếu có chuyện gì xảy ra, họ sẽ đổ lỗi và phàn nàn một cách mù quáng.
Nhưng họ đâu biết rằng cứ so đo đến cùng sẽ chỉ khiến vấn đề trở nên bế tắc, gây đau khổ cho người khác và khiến bản thân mệt mỏi.
Một người thực sự thông minh sẽ đứng trên quan điểm của người khác và đối đãi với mọi người, mọi việc xung quanh mình một cách ôn hòa nhất.
Đừng tức giận, đừng ôm oán, đừng hờn dỗi.
Biết thông cảm cho người khác, không đổ lỗi cho người khác, không chỉ là tu dưỡng của con người, mà cũng là hành trình Đại Đạo.
2. Khi bạn tặng hoa cho người khác, người ngửi hương hoa đầu tiên chính là bạn
Có một lý thuyết trong tâm lý học gọi là “hiệu ứng ấm áp”, đề cập đến:
“Việc thông cảm hoặc rộng lượng với người khác sẽ kích hoạt một vùng não, giúp con người trải nghiệm những cảm xúc tốt đẹp.”
Nói cách khác, những người có thể dễ dàng thông cảm cho những khó khăn của người khác và thể hiện sự ôn nhu và thiện ý với người sẽ có nhiều khả năng tận hưởng hạnh phúc theo đúng nghĩa hơn.
Tôi đã từng nghe một câu chuyện như này.
Có hai gia đình sống trong một thôn trang, một người ở phía đông họ Vương, một người ở phía tây họ Lý.
Nhà họ Vương luôn cãi lộn không ngừng, chuyện nhỏ nhặt cũng là sự tình mang ra bàn cãi, khiến cuộc sống trở nên hỗn loạn.
Nhưng nhà họ Lý lại hoàn toàn khác, mọi người đều vui vẻ hòa thuận, trong nhà thường xuyên có tiếng cười lớn.
Một ngày nọ, gia trưởng nhà họ Vương quá choáng váng vì nội chiến trong gia đình nên đã đến nhà họ Lý để xin lời khuyên.
Lão Vương hỏi: “Tại sao nhà ngài, mọi người không bao giờ cãi vã, luôn vui vẻ như vậy?”
Lão Lý đáp: “Bởi vì chúng tôi thường xuyên mắc sai lầm”.
Lão Vương khó hiểu, đang định đi ra ngoài thì tình cờ nhìn thấy con dâu của Lão Lý đang vội vàng bước vào cửa và không cẩn thận bị ngã.
Mẹ chồng đang lau sàn, nhìn thấy cảnh này, bà lập tức bỏ việc đang làm xuống, đỡ con dâu đứng dậy và đau lòng nói: “Là do mẹ lau sàn ướt trơn quá!”
Người con trai đang đứng ở cửa cũng vội chạy tới tự trách mình: “Là lỗi của con, con quên nói với vợ con là mẹ đang lau sàn!”
Con dâu vội vàng giải thích: “Không! Không! Là lỗi của con, là con đi quá nhanh!”
Lão Vương nhìn thấy cảnh tượng này, không khỏi thầm nghĩ, nếu chuyện này mà đặt vào nhà mình, nhất định sẽ lại một lần náo loạn.
Mẹ chồng lau nhà sẽ cáu kỉnh trách con dâu, con trai ở cửa sẽ cười nhạo sự ngu ngốc của vợ.
Con dâu cũng sẽ hờn dỗi vì thái độ của gia đình, cuối cùng lại gây chuyện lớn.
Bất luận là người nhà, người yêu hay bạn bè, điều đáng sợ nhất chính là những cuộc tranh cãi không ngừng về đúng sai.
Có một câu nói hay trong “Nhược điểm của nhân tính”:
“Nếu như con người muốn có được hạnh phúc trong cuộc sống, họ không chỉ phải nghĩ đến bản thân mà còn phải nghĩ đến người khác, bởi vì hạnh phúc đến từ việc bạn dành cho người khác”.
Cũng giống như tặng hoa hồng cho người khác, bạn là người đầu tiên ngửi thấy hương thơm của hoa.
Người biết thấu hiểu nỗi khó khăn của người khác thường có tấm lòng rộng như biển cả và trân trọng vẻ đẹp của sự bình yên.
Buông bỏ lỗi lầm của người khác cũng là giải thoát tâm mình.
Học cách nhìn đi chỗ khác, học cách hiểu, học cách buông bỏ, cuộc sống sẽ trở nên nhẹ nhõm và thản nhiên hơn.
3. Cảm thông cho người khác, phúc lành tự đến
Trong Đạo Đức Kinh có câu: “Thiên Đạo vô thân, thường dữ thiện nhân”.
Làm người lương thiện, bạn sẽ nhận phúc báo.
Cuộc sống rất công bằng, chỉ cần bạn đối đãi với người khác bằng tấm lòng rộng lượng và mềm mại thì nhất định bạn sẽ nhận được món quà từ số phận.
Nhớ tới một câu chuyện tôi đã đọc trước đây.
Có một người đàn ông tên Hàn Tông Nho, thu nhập ít ỏi nhưng lại rất thích ăn thịt.
Hắn và Tô Thức là đồng nghiệp và có tình bạn rất sâu sắc, họ thường xuyên trao đổi thư từ.
Mỗi lần muốn ăn thịt, hắn đều lấy thư của Tô Thức ra bán lấy tiền, lâu dần mọi người đều biết.
Có người chạy tới trước mặt Tô Thức, cười nói đùa: “Xưa Vương Hy Chi dùng chữ đổi lấy ngỗng, hiện có Hàn Tông Nho dùng chữ đổi lấy cừu!”
Tô Thức nghe xong không những không tức giận mà còn thấu hiểu nỗi khó khăn của bạn mình và nói đủ điều tốt đẹp cho bạn mình.
Tô Thức đã kết giao bằng hữu khắp nơi thiên hạ trong suốt cuộc đời của mình, và nhiều người đã gửi cho ông vô số tình cảm ấm áp khi ông suy sụp và dang rộng vòng tay giúp đỡ ông khi gặp khó khăn.
Ngoại trừ tài văn chương, ông còn không thể tách rời tính cách cởi mở và bao dung, không bao giờ quan tâm đến những điều nhỏ nhặt, cũng không tính toán chi li và luôn quan tâm đến người khác.
Người xưa có câu: “Tâm khoan nhất thốn, lộ khoan nhất trượng, tâm hữu dung lượng, nhân tất thế lượng”, có nghĩa là: “Tâm rộng một tấc, đường rộng một trượng, lòng có dung lượng, người tất thông cảm”.
Cuộc đời vốn ngắn ngủi, trong cuộc sống có những niềm vui nỗi buồn, hiểu biết nhiều thì sẽ ít than phiền, ít than phiền thì sẽ được nhiều phúc lành.
Dần dần, bạn sẽ phát hiện, hết thảy kỳ ngộ trong cuộc sống, thường ẩn giấu trong những việc làm tử tế được thực hiện hàng ngày.
Có người nói, cuộc đời là một bức tường vang vọng.
Bạn đối đãi với nó thế nào, thì nó sẽ đối đãi lại với bạn như thế đó.
Điều tương tự cũng xảy ra với cách mọi người hòa hợp với nhau.
Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, dùng tâm thân mật mà thông cảm cho người khác, cũng là một cách giúp đỡ bản thân và đối xử tốt với chính mình.
Trong suốt quãng đời còn lại, hãy thư giãn tâm trí.
Đừng phàn nàn bất cứ điều gì, đừng vướng mắc, bớt so đo và hiểu biết nhiều hơn.
Cầu mong bạn lưu giữ thiện ý, tích lũy phúc lành, nhiệt tình đón nhận mỗi ngày và đối đãi với mọi người và mọi thứ xung quanh bạn bằng lòng tốt trọn vẹn.
Kỳ Mai biên dịch
Vương Hòa – aboluowang