Càn Long ban thưởng thịt lợn quý sau khi tế Thần, vì sao các quan “cả gan” không cần rồi đẩy hết cho Kỷ Hiểu Lam?
Được vua ban thưởng là cơ hội không phải ai cũng có được, thế nhưng các vị đại thần lại cả gan ‘không cần’…
Nhà Thanh vào những năm “Càn Long thịnh thế”, kinh tế văn hóa phát triển, đời sống nhân dân sung túc. Hoàng đế Càn Long cũng có một quy định bất thành văn, đó là hàng năm Càn Long sẽ chuẩn bị rất nhiều thịt lợn cho lễ nhập quan.
Thực hành nghi lễ tế trời đất, sau khi tế, thịt sẽ được nấu chín, nếu thịt lợn không ăn sẽ rất lãng phí, để thể hiện phong cách tiết kiệm của mình với thiên hạ, Càn Long sẽ đi đầu trong việc ăn thịt lợn sau lễ tế, số thịt lợn còn lại ban thưởng cho các quan đại thần.
Nhưng điều đáng ngạc nhiên là khi Càn Long ban thưởng thịt lợn cho các quan, họ đều cảm tạ Hoàng đế, rồi gói ghém và mang thịt lợn đi, nhưng sau khi rời cung, các quan lại đưa hết thịt lợn mà vua ban cho Kỷ Hiểm Lam, một đại tài nổi tiếng trong triều, tại sao lại thế?
Có vẻ như việc Càn Long thưởng thịt lợn cho các đại thần hàng năm là một cách đãi ngộ phúc lợi, nhưng trên thực tế, cách đãi ngộ phúc lợi này đã khiến các quan “không mấy mặn mà”.
Chúng ta đều biết những quan đại thần được Càn Long ban thưởng thịt đều có cuộc sống vô cùng sung túc, thịt lợn đối với họ không phải là thứ quá quý hiếm. Hơn nữa thịt lợn cúng tế được chế biến rất đơn giản, chỉ rửa sạch và luộc với nước trắng, không hề có thêm gia vị nào.
Tuy nhiên, sau khi tế Thần xong, Càn Long sẽ là người thưởng thức thịt lợn đầu tiên, tất nhiên, ông sẽ ăn cùng với các gia vị khác như: hành, lá hẹ, nước tương….cho đỡ ngán.
Còn các quan đại thần cũng sẽ được vua phân phát theo thứ bậc, chức vị cao sẽ được nhiều và được phần ngon hơn. Thịt là do Hoàng đế ban thưởng liệu ai không dám từ chối.
Một số đại thần thông minh nghĩ ra một sáng kiến, họ sẽ chuẩn bị gia vị hoặc bánh tráng nếp ở nhà, sau đó bỏ bánh tráng nếp vào túi, khi thưởng thức thịt lợn thì dùng bánh tráng nếp gói thịt lợn rồi chấm với gia vị như vậy sẽ dễ ăn hơn.
Tuy nhiên, thịt nhiều không thể ăn hết được, họ cũng chỉ ăn tượng trưng, rồi sau đó gói mang về chia sẻ với gia quyến. Thực ra nhiều người gói thịt lại rồi đưa hết cho Kỳ Hiểu Lam.
Tại sao họ lại đưa hết thịt lợn cho Kỳ Hiểu Lam? Điều này xuất phát từ sở thích của Kỳ Hiểu Lam, Kỳ Hiểu Lam là người rất thích ăn thịt.
Theo ghi chép lịch sử, Kỷ Hiểu Lam là người đặc biệt thích ăn thịt. Mỗi bữa ăn của ông đều phải có rất nhiều thịt. Vị danh sĩ cũng hiếm khi thưởng thức những loại thức ăn khác.
Ở tuổi 80, Kỷ Hiểu Lam vẫn duy trì những bữa ăn toàn thịt. Bàn ăn của ông thường bảy đến tám đĩa thịt cùng với một ấm trà, ngoài ra không có đồ ăn nào khác. Có ghi chép rằng, ông ăn chục cân thịt mỗi ngày, không hề ăn các thức ăn khác.
Kỳ Hiểu Lam sau khi ăn thịt xong phải có một ấm trà to. Do Kỷ Hiểu Lam có sở thích đặc biệt nên ông cũng không ngại khi nhận những đồ tế lễ mà các vị quan tặng lại.
Ngoài ra Kỳ Hiểu Lam là người rất vui tính và hài hước, ông là người rất có uy tín trong cung nên mọi người cũng rất yêu quý ông mà nhường thịt lợn cho ông. Như vậy ông sẽ tiết kiệm được một khoản tiền để mua thịt.
Hơn nữa, Kỷ Hiểu Lam cũng là cận thần yêu thích của hoàng đế Càn Long. Sinh thời, nhà vua đặc biệt yêu thích văn chương. Để noi gương ông nội của mình là hoàng đế Khang Hy, ông đã cho các học giả biên soạn sách để lưu lại những thành tích của mình lại cho hậu thế.
Kỷ Hiểu Lam là một trong những quan lại chịu trách nhiệm biên soạn sách cho hoàng đế Càn Long. Nhà vua rất tin tưởng và yêu mến người cận thần này. Vì vậy, khi các quan đưa thịt tế lễ cho Kỷ Hiểu Lam, hoàng đế Càn Long không trách móc, ngược lại còn cảm thấy vui vẻ.
Nguyệt Hòa biên tập
Theo qulishi