Blog
Cao tăng kỳ lạ xuất gia nhưng không trốn đời, trợ giúp Chu Đệ giành được thiên hạ
Một ngày thu năm Hồng Vũ thứ sáu, trong khi Đạo Diễn đang vân du tu thiền ở Lâm Tháp của chùa Thiếu Lâm tại Hà Nam, bỗng nhiên từ phía sau Lâm Tháp một vị phương sĩ đội khăn nhà Nho bước ra chặn đường ông và nói: “Hòa thượng, ông quả thực lạ quá”…
Đạo Diễn xuất gia nhưng không trốn đời, sau này phò tá Chu Đệ giành được thiên hạ. Ông qua đời khi 84 tuổi, lúc hỏa táng lưỡi không bị hủy hoại, xá lợi ngũ sắc.
Thiếu niên xuất gia triển hiển kỳ tài
Đạo Diễn vốn họ Diêu, tên thuở nhỏ là Thiên Hy. Tương truyền lúc Tống Cao Tông qua sông về phương Nam, ông nội của Thiên Hy đi theo, từ Biện Lương chuyển đến Tô Châu. Thiên Hy sinh ra năm 1335, thông minh hơn người nhưng không muốn kế tục nghề y của tổ tiên.
Năm 1348, Thiên Hy 14 tuổi xuất gia ở am Diệu Trí, pháp hiệu là Đạo Diễn, 4 năm sau chính thức xuống tóc, từ đó khoác lên y phục tăng nhân đến trọn đời.
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Đầu tiên Đạo Diễn học Thiên Thai Tông, rồi theo cao tăng Trí Cấp. Sau ba năm đắc được hết các pháp của thầy. Sau đó ông bắt đầu vân du Giang Nam, tham bái nghiên cứu rộng rãi về các giáo lý tu học, dần dần danh tiếng nổi lên nhanh chóng.
Lại qua 10 năm nữa, khi ấy Nho giáo, Đạo giáo và thơ văn thường bị Phật giáo coi là “ngoại học”, tuy nhiên Đạo Diễn cũng đều học hết. Trong thời gian đó ông còn theo một Đạo sĩ ở Linh Ứng Quán là Tịch Ứng Chân học thuật số âm dương, binh lược, và cũng “đắc được hết sở học của thầy”.
Tuy học rộng “ngoại đạo” nhưng Đạo Diễn tâm tĩnh như nước lặng. Trong thơ thiền “Giang đầu mộ quy” (Đầu sông chiều trở về) ông viết:
“Sông chợ có bụi xe quá loạn.
Tiều phu chẳng hẹn én cùng về.
Thủy cầm bay hết ngàn rừng tĩnh.
Bất giác theo chuông lội suối xa”…
Thầy tướng có huệ nhãn biết Thiên mệnh
Một ngày thu năm Hồng Vũ thứ sáu, trong khi Đạo Diễn đang vân du tu thiền ở Lâm Tháp của chùa Thiếu Lâm tại Hà Nam, bỗng nhiên từ phía sau Lâm Tháp một vị phương sĩ đội khăn nhà Nho bước ra chặn đường ông và nói: “Hòa thượng, ông quả thực lạ quá”.
Đạo Diễn không hiểu sự tình. Người đó lại nói: “Cặp mắt hình tam giác của ông, hình dáng như hổ ốm, tuy mặc áo tăng nhân nhưng giữa hai lông mày ngưng tụ sát khí, ắt sẽ là dạng Lưu Bỉnh Trung – tên một vị tăng nhân từng hoàn tục giúp Hốt Tất Liệt định thiên hạ”
Đạo Diễn nghe xong rồi hỏi: “Lưu Thái Bảo – Lưu Bỉnh Trung cảm niệm ân tri ngộ của Hốt Tất Liệt, cuối cùng thành tựu vĩ nghiệp. Ngày nay Hồng Vũ Đại Đế đã sáng lập cơ nghiệp Đại Minh, công lao như Lưu Thái Bảo ở đâu ra?”
Lại nói, Lưu Bỉnh Trung – tức Lưu Thái Bảo vốn là một Đạo sĩ ở núi Vũ An, nghe theo lời khuyên của Hư Chiếu thiền sư nên đã cải Đạo xuất gia làm hòa thượng, sau này lại được cao tăng Vân Hải tiến cử với Hốt Tất Liệt, phò tá Hốt Tất Liệt thành tựu bá nghiệp. Ông được thăng làm Quảng lộc Đại phu, Thái bảo, rồi đến Tướng quốc, địa vị tột bậc.
Lưu Thái Bảo tinh thông dịch số, dung nhập quán thông Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Ông cả đời được Hốt Tất Liệt tín nhiệm trọng dụng, lập được 3 đại công lưu danh sử sách: Trợ giúp Hốt Tất Liệt giành được thiên hạ; Tu sửa các điển chương, chế độ; Chủ trì thiết kế kinh đô Bắc Kinh cho nhà Nguyên.
Quay trở về câu chuyện trước đó, nhân vật toán mệnh cho Đạo Diễn khi ấy đương nhiên là thầy tướng số trứ danh đương thời: Viên Củng. Người đời sau khi so sánh vận mệnh của Đạo Diễn và Lưu Thái Bảo thì phát hiện ra quả thực tương đồng.
Trước câu hỏi của Đạo Diễn, Viên Cũng mỉm cười đáp: “Không quá 10 năm hòa thượng sẽ gặp minh chủ”
Mấy năm sau, Đạo Diễn có tới viếng mộ của Lưu Thái Bảo và làm thơ rằng:
“Bia nát rêu phong văn chương cũ.
Người ở đời khác mới họ tên.
Cột đá không còn hạc về oán.
Bao nhiêu hành khách lệ ướt khăn”…
Lại qua 2 năm nữa, Đạo Diễn cùng cao tăng Tông Lặc vượt núi Bắc Cố, Trấn Giang, ông buột miệng xuất khẩu thành thơ “Kinh khẩu lãm cổ” (Ở cửa ô Kinh đô ngắm nhìn cổ xưa):
“Nước sông không triều thông hũ sắt.
Ruộng đồng có lối đến đàn vàng.
Sự nghiệp Tiêu Lương nay đâu mất?
Bắc Cố xanh xanh mỏi mắt trông”…
Tông Lặc vừa nghe kinh ngạc nói: “Đây là những lời mà người xuất gia nên nói ư?”, ngụ ý là ý niệm của Đạo Diễn không ở thế ngoại mà nhập thế quá sâu.
Dưới con mắt của người trì giới tuân thủ thanh quy như Tông Lặc mà nói, Đạo Diễn tâm phàm quá nặng. Người xuất gia không mê lạc chốn hồng trần, chỉ cầu tìm tự giải thoát. Nhưng đối với vận mệnh đời này của Đạo Diễn mà nói, nhập thế tu hành, trừ sạch cảnh lầm than chính là sự lựa chọn lịch sử. Trong bức tranh “Đề Thích Ca Phật xuất sơn tướng đồ” ông đề thơ:
“Đại bi nguyện lực vì vô tận.
Rời thế gian lại nhập thế gian”…
Câu thơ này dương như đã nói rõ Thiên mệnh phi phàm của Đạo Diễn.
Hữu duyên với Chu Đệ
Năm Hồng Vũ thứ 8, Đạo Diễn được Tông Lặc giới thiệu, phụng chiếu Thái Tổ vào kinh hiệu đính chú giải kinh điển Phật gia. Ba năm sau ông lại phụng chỉ trở lại Nam Kinh.
Năm Hồng Vũ thứ 15, Mã hoàng hậu của Chu Nguyên Chương bị bệnh qua đời. Sau khi an táng ở Hiếu Lăng xong, các con và các phiên vương tấu thỉnh mỗi người chọn một tăng nhân đi theo để “tụng kinh tiến phúc” cho Mã hoàng hậu. Tông Lặc lại tiến cử Đạo Diễn với Yên Vương Chu Đệ.
Đạo Diễn vừa mới nhìn thấy Chu Đệ thì bỗng thấy trước mắt sáng bừng, tinh thần phấn chấn. Người trẻ tuổi tuấn tú oai phong trước mặt có khí thế hiên ngang, phong độ phi phàm, đặc biệt khác hẳn với mọi người, có khí chất của bậc đế vương thiên tử.
Yên Vương cảm thấy vị tăng nhân trước mặt cũng không tầm thường, kỳ lạ mà không quái đản, trong vẻ lạ kỳ đó có nhân hậu, trang trọng. Hai người vừa gặp mà như thân quen đã lâu, dường như đã từng biết nhau rồi.
Sách “Hoàng Minh thông kỷ tập yếu” có chép, Đạo Diễn nói với Chu Đệ rằng: “Đại vương, ngài có cốt tướng phi thường, anh hùng cái thế. Nếu có thể để thần theo ngài, thần nhất định sẽ dâng một cái mũ trắng cho đại vương đội”. Đại vương đội mũ trắng ngụ ý chữ Hoàng (皇), tức hoàng đế, vì chữ Hoàng có chữ Bạch ( 白 – trắng) ở trên, dưới là chữ Vương (王).
Chu Đệ lập tức đồng ý để Đạo Diễn cùng mình đi kinh đô, đoàn người ngựa đi thuyền trên sông đào Bắc Kinh – Hàng Châu. Trên đường đi Đạo Diễn làm bài thơ, trong thơ cảm khái:
“Trải hết phong ba và khổ nạn.
Chẳng sầu chỉ bởi trợ tân vương”…
Sau khi đến kinh thành, được Chu Nguyên Chương đích thân lựa chọn, Đạo Diễn chủ trì chùa Khánh Thọ trong thành Bắc Bình, đi theo Chu Đệ.
Trong “Dã ký”, Chúc Doãn Minh đời nhà Minh đã miêu tả một phiên bản khác về mối nhân duyên giữa Đạo Diễn và Chu Đệ như sau: một thầy thuốc phủ Yên Vương là Lưu Quan ở trong chùa Thiết Phật, Vân Nam đã nghe có tăng nhân nói rằng: Diêu hòa thượng biết chuyện tương lai của Yên phủ, trở về bèn bẩm báo cho Chu Đệ.
Chu Đệ triệu kiến Đạo Diễn, người lúc đó đang chủ trì chùa Khánh Thọ ở Bắc Kinh. Đạo Diễn dùng “Quan Âm khóa” để bói, lấy một đồng xu tung lên hai lần, đoán được Chu Đệ sẽ làm hoàng thượng. Khi đó Chu Đệ nói: “Chớ nói bừa”. Đạo Diễn xác nhận: “Việc này thực sự như vậy“.
Bất kể là truyền thuyết phiên bản nào thì đều nói rõ, Đạo Diễn chú định sẽ trợ giúp Chu Đệ thành tựu đại nghiệp. Trong “Minh sử” ghi chép, để khai thị Thiên ý cho Chu Đệ, Đạo Diễn đã mời thầy tướng ông đã quen biết 20 năm trước ở núi Tung Sơn là Viên Củng vào phủ Yên Vương, để Chu Đệ cải trang và đứng lẫn vào các binh sĩ.
Viên Củng nhìn một cái liền nhận ra người có tướng đế vương trong đó chỉ có Yên Vương Chu Đệ. Viên Củng xem tướng và nói: “Đi như rồng, bước như hổ, nhật giác sáp thiên, là bậc thiên tử thái bình. Đến tuổi 40, râu dài đến rốn, thì đăng ngôi báu“.
(Còn nữa)
Theo NTDVN