Câu chuyện được Phật Đà kể 2000 năm trước chấn động lòng người

phat-da

Có một câu chuyện ngắn Đức Phật nói trong Thí Dụ Kinh: Vào một buổi hoàng hôn mùa thu tịch mịch, trong vùng đất hoang vu rộng lớn vô tận, có một lữ khách đang lảo đảo trên đường đi. Đột nhiên, người lữ khách phát hiện có những khúc gì màu trắng nằm rải rác trên con đường hoang vu tối tăm, anh nhìn kỹ hơn, hóa ra đó là xương người.

Trong khi người lữ khách đang băn khoăn suy nghĩ thì đột nhiên có một tiếng gầm đáng sợ từ phía trước, tiếp theo là một con hổ lớn đang tiến đến gần.

Nhìn thấy con hổ này, người lữ hành hiểu ra ngay nguyên nhân của những cục xương trắng, lập tức anh quay người bỏ chạy về phía con đường mình vừa đi. Nhưng anh lại lạc mất phương hướng không biết đang ở đâu, có vẻ như anh ta đã lạc đường, người lữ hành đã chạy lên đỉnh một vách đá thẳng đứng.

Ở trong hoàn cảnh không còn cách nào khác, may mắn thay, trên vách đá lại có một cây thông, hơn nữa lại thấy ở trên cây thông có một loại cây dây leo. Thế là người lữ khách không chút do dự, lập tức túm lấy dây leo trèo xuống, có thể nói là thoát khỏi cảnh 1 sống 9 chết.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Tuy nhiên, con hổ này thật là vất vả mới tìm được miếng mồi ngon kề miệng, sao lại có thể để tuột mất được, bạn có thể tưởng tượng nó khó chịu và buồn phiền như thế nào, nó kêu ầm ầm trên vách đá.

Nhưng người lữ khách lại thật là cảm ơn! May mắn thay, cái dây leo này cuối cùng đã cứu được một mạng sống quý giá.

Người lữ khách tạm thời cảm thấy yên tâm, nhưng khi anh ấy nhìn xuống chân mình, không nén nổi mà kêu lên một tiếng “a” rất to , hóa ra dưới chân anh là những cơn sóng nhấp nhô, không thể biết được biển sâu thế nào. Sóng biển cuồn cuộn, hơn nữa giữa sóng có ba con con rồng độc hại đang há to miệng chờ anh rơi xuống, người lữ hành toàn thân run rẩy.

Nhưng đáng sợ hơn chính là ở cây dây leo cứu mạng, hai con chuột trắng và đen xuất hiện ở rễ cây, chúng bắt đầu gặm nhấm cây dây leo.

Người lữ khách liều mạng lắc dây leo, cố gắng đuổi con chuột đi nhưng con chuột không có dấu hiệu bỏ đi. Hơn nữa mỗi khi rung dây leo, những giọt nước từ trên rơi xuống, đó chính là mật ong đang nhỏ giọt từ tổ ong làm tổ trên cành.

Do mật quá ngọt nên người lữ khách hoàn toàn quên mất tình thế nguy hiểm hiện tại của mình, mà cứ thưởng thức mật ong…

p3124622a749582678 ss
Đời người là thế, ngày ngày không ngừng liếm “mật”, vô tình rơi vào “cãi bẫy đáng sợ”.

Hoang mạc là ẩn dụ cho cuộc sống cô đơn vô tận của bạn.

Hoàng hôn của mùa thu là ẩn dụ cho nỗi cô đơn của cuộc đời. Mỗi người chúng ta trên thế giới này đều phải chịu đựng một cảm giác cô đơn khôn tả, loại cảm giác này nhiều khi cũng không thể chia sẻ được ngay cả với người thân thích nhất của mình.

Những bộ xương trắng bên đường là tượng trưng cho cái chết của người thân, bạn bè,… trong hành trình cuộc đời của bạn.

Con hổ đói là ẩn dụ cho cái chết của chính bạn. Mọi thứ tồn tại trên thế giới này đều là vô thường. Cái chết là điều đáng sợ nhất đối với bạn, vì vậy dùng con hổ đáng sợ để làm ví dụ.

Cây thông bạn trèo trên đỉnh vách đá tượng trưng cho tiền bạc, tài sản, danh tiếng, địa vị, v.v. Cho dù bạn có bao nhiêu thứ này, bạn cũng không thể mang chúng theo khi sắp chết.

Cây dây leo là ẩn dụ cho trạng thái tinh thần tự an ủi. Hãy suy nghĩ kỹ một chút: mười hay hai mươi năm qua đi cũng chỉ như một giấc mơ với tiếng “a”. Mấy mươi năm tiếp theo cũng sẽ lặp lại tương tự.

Hai con chuột trắng và đen liên tục cắn dây leo ám chỉ thời gian ngày và đêm. Chúng đang rút ngắn cuộc sống của bạn từng giây phút.

Nguyên nhân gây ra đau khổ chính là ba con rồng độc này, ám chỉ ba chất độc là tham, sân, si trong tâm bạn.

Mật ong tượng trưng cho ham muốn của con người. Trong một ngày, điều bạn không ngừng suy nghĩ và cầu xin không gì khác hơn là sự thỏa mãn niềm khao khát này. Và cuộc đời con người là thế, ngày nào cũng không ngừng liếm “mật”, rồi vô tình rơi vào “cãi bẫy đáng sợ”. Đây là điều Đức Phật đã khai thị về kiếp nhân sinh.

​Đăng Dũng biên dịch

Nguồn: secretchina (Thanh Lạc)

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: