Có câu nói: “Dạy đệ tử cũng giống như nuôi dạy con gái, quan trọng nhất là ra ngoài phải nghiêm khắc, giao tiếp xã hội phải cẩn thận”.
Ngoài ra còn có các nguyên tắc giao tiếp giữa con người với nhau. Ngoài việc kiềm chế lời nói và hành động của con, cha mẹ cũng phải dạy con cách hòa hợp với các bạn cùng lớp ở trường và cho con biết lựa chọn mối quan hệ đúng đắn, thay vì để con làm quen với xã hội sau khi ra trường.
Cha mẹ phải nói cho con biết 8 đạo lý sau đây càng sớm càng tốt.
1. Đừng làm hài lòng người khác một cách mù quáng
Một số người trông có vẻ “không ai bì nổi” và tỏ ra là thần tượng nhưng thực chất họ lại là những người cố tình khoe khoang. Nếu như con cố gắng làm hài lòng họ, con sẽ trở thành người mà họ có thể kiểm soát và chi phối.
Mối quan hệ tốt nhất là mối quan hệ hai chiều, thay vì một bên cố gắng làm hài lòng bên kia.
Đừng cho đi đồ đạc của mình chỉ để làm hài lòng người khác, theo thời gian, người khác sẽ nghĩ rằng “con quá dễ bắt nạt”. Và khi con ngừng đưa đồ cho người khác, con sẽ bị ghét bỏ.
2. Dám nói “không” với người khác và ngăn chặn tác hại
Chúng ta không thể chiến đấu với tất cả kẻ xấu, nhưng chúng ta có thể giữ khoảng cách. Nếu như con từ chối bị tổn thương ngay từ đầu thì sau này sẽ không có “về sau”.
3. Đừng trung thành với người xấu
Có những kẻ xấu sẽ giúp đỡ con và nói: “Đây là bí mật của chúng ta”.
Khi tỏ ra trung thành với kẻ xấu, con sẽ được lợi gấp nhiều lần nhưng lại trở thành đồng phạm của kẻ xấu, khi sự việc bị vạch trần, con cũng sẽ phải gánh chịu hậu quả.
4. Khi bị cô lập, tốt nhất hãy cứ là chính mình
Một số trẻ sẽ hỏi: “Tại sao mọi người không thích con?”
Cha mẹ có thể nói: “Mỗi người đều có những giá trị khác nhau và thích những thứ khác nhau; ngay cả những người thích con, trải qua một khoảng thời gian, cũng sẽ thích người khác”.
Nhân sinh chính là tụ tán ly hợp, thích hay không là sự lựa chọn của mỗi người. Điều trẻ cần phải làm chính là cố gắng học tập và là chính mình, như vậy sẽ khiến người khác nhìn con với ánh mắt ngưỡng mộ.
Việc một người ưu tú bị cô lập không phải là chuyện xấu. Bởi vì trong tương lai nhất định con sẽ gặp được những người cùng chung một chí hướng, họ cũng sẽ ưu tú giống như con vậy, đây cũng là đạo lý “ngưu tầm ngưu mã tầm mã, nhân dĩ quần phân”.
5. Mượn tiền của bạn học cùng lớp, phải lập tức trả ngay
Việc mượn tiền của bạn học cùng lớp để ứng phó với những trường hợp khẩn cấp thì không có gì lạ nhưng phải trả lại kịp thời.
Đừng đợi đến khi bố mẹ bạn cùng lớp đến nhà con để đòi nợ, vì điều đó sẽ rất xấu hổ.
Thành tín là nền tảng của cuộc đời mỗi người và cần được ghi nhớ trong suốt cuộc đời.
Tục ngữ có câu: “Có vay có trả mới thỏa lòng nhau”, đây là uy tín tối thiểu. Đừng lấy sách, bút, túi thức ăn của người khác làm của mình và cũng đừng vay tiền hay mượn đồ vật trừ khi thực sự cần thiết.
6. Giữ điểm mấu chốt của cơ thể con
Khi một đứa trẻ lên mười tuổi, việc ra ngoài ăn tối với các bạn cùng lớp hoặc tổ chức tiệc sinh nhật là điều không thể tránh khỏi.
Khi lên đại học, trẻ em không còn nằm trong tầm kiểm soát của cha mẹ nữa mà sự tương tác giữa các bạn cùng lớp trở nên thường xuyên hơn.
Ăn cơm có thể, uống rượu không được; hút thuốc cũng không được, đua xe càng không được.
Đừng làm hại cơ thể con bằng những thói quen xấu.
Tất nhiên, con nên chú ý hơn đến những người có ý đồ xấu, dùng hành vi lừa dối để gây tổn hại cho cơ thể con. Ví dụ, có người cho con một loại đồ uống lạ, sau khi uống xong, thần chí không rõ.
Ngay cả khi con đang yêu, đừng tùy tiện để hai người ở một mình với nhau, đặc biệt là khi đi du lịch hoặc ở khách sạn. Hãy tránh điều đó nếu có thể.
7. Nếu đến nơi không thoải mái, hãy rời đi ngay lập tức
Như người ta thường nói: “Chết vinh còn hơn sống nhục”.
Nhiều người sẽ ép mình tham gia một môi trường nhỏ nào đó để duy trì hình ảnh của bản thân, dù đó là điều họ không thích lắm thì họ cũng sẽ miễn cưỡng làm.
Trên thực tế, nếu con ở trong môi trường không phù hợp thì nên thoát ra ngay lập tức. Nếu ép mình ở một nơi không phù hợp, thì chính bản thân con sẽ không thấy vui mà còn bị những người xung quanh cười nhạo.
Ví dụ, một người không thích ca hát đi đến vũ trường xem mọi người nhảy múa và ca hát, trong khi bản thân lại chờ đợi vũ trường đóng cửa. Trên thực tế, con hoàn toàn có thể tìm ra lý do để về sớm.
8. Đừng giữ bí mật về những chuyện bẩn thỉu, hãy nói với bố mẹ càng sớm càng tốt
Mọi người đều có những bí mật và chúng ta cần tôn trọng chúng. Nhưng bí mật bẩn thỉu không phải là bí mật mà là sự che giấu có chủ ý hoặc điều gì đó mờ ám.
Ví dụ, một người bạn cùng lớp ăn trộm một thứ gì đó và bán nó để lấy một bao thuốc lá, và con đứng ở ngay bên cạnh. Người bạn xấu đó còn yêu cầu con đưa cho một đô la, sau khi đưa tiền, cậu ta hung dữ nói: “Đừng nói cho ai biết”.
Chuyện càng mờ ám thì con càng nên báo cho bố mẹ hoặc thầy cô sớm hơn. Nếu trẻ không lên tiếng, người lớn sẽ không thể phán đoán được mọi việc là tốt hay xấu và không biết được điều gì có thể xảy ra trong tương lai.
Bạn cùng lớp là bạn cùng lớp, sớm muộn gì cũng sẽ xa nhau. Những người bạn cùng lớp có thể gắn bó với nhau suốt đời thì từ lâu đã trở thành bạn thân, người thân, không còn chỉ là bạn cùng lớp nữa.
Trong giao tiếp xã hội thường là sự tiếp nối và nâng cấp của giao tiếp trong khuôn viên trường. Nếu con không có một cuộc sống xã hội tốt đẹp thì hãy can đảm đi theo con đường riêng của mình.
Tất nhiên, khi cha mẹ dạy con hòa nhập xã hội thì cũng nên chú ý đến thái độ, phương pháp của chính mình: cố gắng tránh thuyết giáo trịch thượng; đối xử công bằng với những lỗi lầm của con hơn là chỉ trích gay gắt, mù quáng bảo vệ những khuyết điểm. Ngoài ra, cha mẹ không chỉ nên chú trọng đến điểm số học tập của con mà còn phải bồi dưỡng giá trị đạo đức chân chính cho con, đây mới là mấu chốt quyết định tương lai của con.
Kỳ Mai biên dịch
Tử Anh – secretchina