Chiến tướng trí dũng song toàn, được Quan Vũ tôn làm đại ca, Tào Tháo khen ngợi ông là Chu Á Phu tái thế

chien-tuong-tri-dung-song-toan-duoc-quan-vu-ton-lam-dai-ca-tao-thao-khen-ngoi-ong-la-chu-a-phu-tai-the

Từ Hoảng được đánh giá là vị tướng xuất sắc nhất của nước Ngụy thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Trước mặt hai quân, Quan Vũ luôn phải tôn kính gọi Từ Hoảng là đại ca, thậm chí Quan Vũ còn bị Từ Hoảng đánh bại. Ngay cả Tào Tháo cũng phải thán phục, ca ngợi ông là Chu Á Phu tái thế.

33ee356ced03b3d7179f9c640d1def3e 1675179683397
Từ Hoảng (Nguồn: soundofhope)

Từ Hoảng sinh ra ở Dương Quận (nay thuộc Hồng Đồng, Sơn Tây) trong thời Đông Hán. Hồi còn trẻ, ông làm một chức quan nhỏ ở địa phương. Sau đó, ông gia nhập quân của Dương Phụng đánh quân Khăn Vàng và được cho làm chỉ huy kỵ binh.

Năm 196, sau khi Đổng Trác chết, Từ Hoảng và Dương Phụng hộ tống Hán Hiến Đế từ Trường An về thủ đô Lạc Dương, lúc đó gần như đã bị phá hủy hoàn toàn. Cùng lúc đó, Tào Tháo cũng dẫn quân đến Lạc Dương để đổi kinh đô và đưa Hán Hiến đế về Hứa Xương. Từ Hoảng khuyên Dương Phụng nên hàng Tào Tháo nhưng Dương Phụng không nghe, thậm chí còn gửi quân đuổi theo để mang Hán Hiến đế về. Sau đó, Dương Phụng bị Tào Tháo đánh bại, Từ Hoảng cũng đầu hàng quân Tào.

Cuộc chiến Quan Độ

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Chiến công đầu tiên của Từ Hoảng là trận chiến ở Quan Độ. Trong tiểu thuyết Tam Quốc, mọi người đều biết về sức mạnh của Quan Vũ khi ông đánh bại Nhan Lương giữa vạn quân, nhưng người thực sự hạ gục Văn Xú lại là Từ Hoảng. 

Trong cuộc chiến năm xưa tại Bạch Mã, quân của Văn Xú và Nhan Lương đồng loạt tấn công, Tào Tháo đã phái Trương Liêu và Quan Vũ xuất kỵ binh. Cuối cùng, nhờ một đợt tấn công bất ngờ, quân đội của Tào Tháo đã đánh bại Văn Xú. Sau khi thắng trận đầu tiên, Tào Quân lập tức tổ chức cho quân Bạch Mã tiến quân, nhưng vì thế mà hành quân của họ vô cùng chậm chạp, nhanh chóng bị quân của Văn Xú đuổi kịp.

Trong tình thế nguy cấp, Từ Hoảng dẫn đầu bộ binh chủ lực xông về phía sau. Văn Xú quyết liệt đuổi theo và đối đầu trực diện với Từ Hoảng. Kết quả là quân Nguyên bị đánh bại, Văn Xú bị Từ Hoảng hạ gục. Tuy nhiên, Từ Hoảng không vì chiến thắng làm mê mờ, ngược lại, ông tỉnh táo nhận ra rằng vẫn có nguy cơ bị quân Nguyên tấn công lại. Do đó, ông lại dẫn đầu binh lính và chủ động tiến công, tìm thấy và đánh bại đoàn quân tiếp viện của quân Nguyên, giúp quân Tào Tháo rút lui về Quan Độ.

Sau trận chiến Quan Độ, Từ Hoảng được Tào Tháo đánh giá cao và phong làm “Thiên tướng quân” – tướng lĩnh hàng đầu trong số tất cả tướng lĩnh. Sau khi đi giúp Tào Hồng đánh cường tặc Chúc Tí ở Thủy Ân, ông lại được phái đi tấn công lương thảo của Viên Thiệu ở Cố Thị cùng Sử Hoán. Tào Tháo xét công Hoảng rất lớn, phong Đô Đình hầu. Năm 202, Viên Thiệu bại binh, ốm chết, Tào Tháo tiếp tục tiến đánh các con của Thiệu, vây Nghiệp quận, phá Hàm Đan.

maxresdefault 1701188135026maxresdefault 1701188135026
Cuộc chiến Quan Độ (Nguồn: soundofhope)

Chiếm Dịch Dương, khuyên Tào Tháo

Tào Tháo từng đưa ra một quy tắc: “Những ai đầu hàng sau khi bị bao vây sẽ không được ân xá”, nghĩa là nếu quân đội Tào Tháo đã bao vây một thành nào đó thì người giữ thành chỉ có con đường duy nhất là chết. Quy tắc này thường mang lại một số lợi ích, vì nó có thể khiến cho những kẻ yếu đuối đầu hàng, giảm thiểu tổn thất không cần thiết cho quân Tào. Tuy nhiên đôi khi nó cũng có thể làm tăng ý chí kháng cự của đối phương.

Năm 203, huyện lệnh Dịch Dương là Hàn Phạm giả vờ đầu hàng, chuẩn bị phòng ngự đầy đủ rồi chống cự với quân Tào. Từ Hoảng được phái đến phá thành, nhưng ông không đánh mà viết thư buộc vào tên, bắn vào trong thành. Hàn Phạm đọc thư xong, mở cửa ra đầu hàng Từ Hoảng.

Tào Tháo vốn có chính sách hễ thành nào chống cự thì sau khi phá xong sẽ giết sạch, nhưng Từ Hoảng phân tích lợi hại, xin Tháo tha cho dân thành Dịch Dương để các thành trì khác theo đó mà cũng ra hàng. Tào Tháo khen lời ấy.

Giải vây Phàn Thành

Chiến tích quan trọng nhất trong binh nghiệp của Từ Hoảng là trận chiến với quân Quan Vũ ở Phàn Thành. Năm 219, Quan Vũ từ Giang Lăng xuất binh bao vây Tương Dương và Phàn Thành. Cánh quân tiếp viện đầu tiên do Vu Cấm và Bàng Đức chỉ huy bị lũ lụt sông Hán Thủy tiêu diệt, Tào Nhân ở Phàn Thành và Lã Thường ở Tương Dương bị vây cấp đã lâu, thành sắp vỡ. Ban đầu Tào Tháo rúng động, định dời Đô, sau nghe lời Tư Mã Ý và Tưởng Tế mới thôi, và phái Từ Hoảng dẫn cánh quân tiếp viện thứ hai đi cứu Tương-Phàn.

Do quân tinh nhuệ theo Vu Cấm đã chết chìm hết, quân của Từ Hoảng lần này phần lớn là tân binh, không được tập luyện bài bản. Từ Hoảng vừa đến Dương Lăng Pha đóng quân, Tào Tháo đã phái Từ Thương và Lã Kiền đến, dặn dò rằng: “Phải đợi binh mã đến đủ, rồi cùng tiến”. Từ Hoảng đem binh đến Yển thành, giả vờ đào hào xung quanh để cắt đứt đường tiếp tế lương thảo. Quân Thục bị lừa, tự đốt đồn bỏ chạy, Hoảng chiếm được Yển thành, bước đầu trong việc phá vòng vây của địch.

Đối mặt trước trận

Lúc này quân doanh 2 bên đã đối diện nhau, Quan Vũ đành dẫn binh ra giáp mặt Từ Hoảng. Cả hai đều là người quận Hà Đông, từ nhỏ đã quen biết nhau và quan hệ khá tốt. Quan Vũ và Từ Hoảng khi xưa rất quý trọng nhau, lúc ấy trông xa nói chuyện, chỉ nói chuyện thường ngày, không nhắc việc quân. 

Chốc lát, Hoảng quay đầu ngựa truyền lệnh: “Ai lấy được đầu Vân Trường, thưởng ngàn cân vàng!” 

Vũ lo sợ cuống cuồng, hỏi Hoảng rằng: “Đại huynh sao lại nói như vậy?” 

Hoảng đáp: “Ấy chỉ bởi việc nước mà thôi.” 

Sau đó 2 bên bắt đầu giao tranh, Từ Hoảng đại thắng, phá vỡ vòng vây quanh Phàn Thành, lật ngược tình thế.

0 16849177699760 1684917769976
Tào Tháo (Nguồn: soundofhope)

Tào Tháo được tin thắng trận, khen rằng: “Giặc đào hào kín mít, rải chông chà, mười phần trầm trọng, tướng quân hết sức đánh, thu được toàn thắng, lại phá vòng vây của địch, chém được nhiều đầu giặc. Ta dụng binh hơn 30 năm, cũng có nghe đến cái khéo dùng binh của người xưa, mà chưa thấy có ai xông thẳng vào vòng vây của địch như vậy…”

Sau khi Quan Vũ rút quân, chỉnh đốn quân mã, rồi quay về Ma Pha. Đích thân Tào Tháo ra ngoài thành 7 dặm để nghênh đón Từ Hoảng, bày tiệc rượu mở đại hội.

Bấy giờ chư quân đều tụ tập ở đó, Tào Tháo đi lần lượt các doanh trại, quân sĩ của các tướng khác vì muốn xem mặt Ngụy vương nên đều mất hàng ngũ, nhưng quân của Từ Hoảng vẫn hàng nào đội ấy, răm rắp một lượt. Tào Tháo thấy vậy khen rằng: “Từ tướng quân quả thật có dáng như Chu Á Phu ngày trước!”

Trong suốt cuộc đời của Từ Hoảng, ông đã tham gia hàng loạt cuộc chiến do Tào Tháo chỉ huy. Trong các trận chiến lớn như Từ Châu, Quan Độ và Hán Trung, Từ Hoảng đã có những màn trình diễn nổi bật, đó là những thành tựu đáng kể trong cuộc đời của ông. Thật đáng tiếc, do ảnh hưởng của các tác phẩm tiểu thuyết, hình tượng của Từ Hoảng lại bị biến thành thành một vị tướng “thường xuyên bại trận”. Điều này rõ ràng là không công bằng với Từ Hoảng, dù sao thì một danh tướng có công rất lớn không nên bị giễu cợt như vậy. 

Năm 227, Từ Hoảng bệnh nặng, trước khi mất để lại di mệnh cho con cháu làm tang lễ đơn giản, chỉ được dùng thường phục để an táng. Ngụy Minh Đế ban cho ông thụy hiệu là Tráng hầu. Con của ông là Từ Cái được tập tước cha, rồi đến con của Cái là Từ Phách. Ngụy Minh Đế chia ấp riêng cho gia đình ông, phong hai người cháu của ông làm Liệt hầu.

Lan Chi biên dịch

Nguồn: Soundofhope (Quách Hiểu)

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: