Chu Nguyên Chương bệnh nặng, các ngự y đều bị trị tội trừ người này

untitled-design-11-1

Đới Tư Cung (1324-1405), tự Nguyên Lễ, người vùng Vụ Châu, Phổ Giang nay thuộc Chiết Giang, Trung Quốc. Ông là một trong những danh y nổi tiếng thời đầu nhà Minh.

Đới Tư Cung đã bái Chu Đan Khê (một trong tứ đại danh y thời Minh, đồng thời là người sáng lập ra “Tư âm phái”) làm thầy. Chu Đan Khê rất cảm kích tài năng và sự nhanh nhạy của Đới Tư Cung, ông đã hết lòng dạy cho người học trò này những tuyệt kỹ y thuật của mình.

untitled design 10 1untitled design 10 1
Chu Đan Khê, một trong tứ đại danh y thời nhà Minh, nguồn ảnh: Internet

Trong những năm Hồng vũ (1368-1398), Đới Tư Cung được đưa vào cung làm ngự y, do khả năng chữa bệnh tuyệt vời của ông khiến Chu Nguyên Chương rất coi trọng.

Khi Chu Đệ vẫn còn là Yên Vương, bụng của ông xuất hiện một khối u lớn, nhưng tất cả các ngự y trong phủ Yên Vương đều không thể chữa trị được. Lúc này, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đã cử Đới Tư Cung đến Yên Kinh (nay là Bắc Kinh) để chẩn đoán và điều trị cho Chu Đệ. Tại đây, Đới Tư Cung đã đọc đơn thuốc do các ngự y khác kê, ông thấy không sai, nhưng không hiểu sao lại không có tác dụng với Yên Vương.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Đới Tư Cung hỏi Yên Vương rằng: “Đại Vương có sở thích ăn gì không?”. Chu Đệ đáp: “Ta rất thích ăn cần tây sống”. Đới Tư Cung lập tức hiểu ra vấn đề, sau đó chuẩn bị một liều thuốc cho Chu Đệ. Đêm đó Chu Đệ bị tiêu chảy cấp và bài tiết ra rất nhiều ký sinh trùng, bệnh đã khỏi. Vì vậy, Chu Đệ rất kính trọng Đới Tư Cung.

Đới Tư Cung từng chữa khỏi bệnh cho con trai thứ ba của Chu Nguyên Chương, Tấn Cung Vương Chu Cương, nhưng sau này Tấn Vương đã qua đời do bệnh cũ tái phát. Chu Nguyên Chương rất tức giận và bắt các quan ngự y của hoàng cung để trừng trị họ. Đới Tư Cung bình tĩnh nói: “Hạ thần đã hiểu rõ tình hình của Tấn Vương, mặc dù bệnh đã khỏi, nhưng chất độc trong cơ thể thì đang dần dần phát tác vào bên trong, nên một khi nó phát tác thì không cách nào có thể chữa trị được”.

Nhờ có Đới Tư Cung nói giúp, nên Chu Nguyên Chương mới tha cho các ngự y thoát khỏi tử hình.

Đới Tư Cung khi đã lớn tuổi, Chu Nguyên Chương rất bao dung ông và đặc cách cho ông không phải thiết triều khi trời mưa.

Một lần, Công bộ Thượng thư Nghiêm Chấn Trực bị ốm, Chu Nguyên Chương đã yêu cầu Đới Tư Cung đến chữa cho Nghiêm Chấn Trực, nếu không phải trả bằng mạng của mình. Đới Tư Cung chấp lệnh và đã chữa khỏi cho Nghiêm Chấn Trực chỉ bằng một loại thuốc.

untitled design 12untitled design 12
Danh y Đới Tư Cung, nguồn ảnh: Internet

Chu Nguyên Chương có một người thiếp thích uống rượu cao lương. Một lần bà bị đau bụng không thể chịu nổi, Chu Nguyên Chương đã cho gọi Đới Tư Cung đến để chữa trị, một lúc sau bụng hết đau nhưng Đới Tư Cung nói rằng: “10 năm sau bệnh sẽ tái phát, nhưng lúc đó sẽ vô phương cứu chữa”. Quả nhiên 10 năm sau người thiếp đó đã chết vì đau bụng.

Tháng 5 năm Hồng Vũ thứ 31 (1398), Chu Nguyên Chương bị bệnh lâu ngày không khỏi, khi bệnh tình khá hơn ông đã đến Hữu Thuận Môn để trừng trị những ngự y vô dụng, lúc đó chỉ có Đới Tư Cung an ủi: “Hoàng thượng là người nhân nghĩa, không cần phải lo”, không lâu sau Minh Thái Tổ băng hà, cháu của ông là Chu Doãn Văn kế vị, rất nhiều ngự y bị trị tội, chỉ có Đới Tư Cung được thăng làm Thái y viện sử.

Vào những năm đầu Vĩnh Lạc, Đới Tư Cung muốn cáo lão về quê. Vào mùa hè năm Vĩnh Lạc thứ 3 (1405), Đới Tư Cung một lần nữa được Minh Thành Tổ triệu về kinh đô. Lúc này Đới Tư Cung đã 82 tuổi, Minh Thành Tổ miễn lễ cho ông quỳ trước Hoàng thượng.

Đến mùa đông năm Vĩnh Lạc thứ 3 Đới Tư Cung lại xin cáo lão về quê, Minh Thành Tổ đã cử các quan hộ tống ông trở về và ban thưởng cho ông rất hậu hĩnh.

Một tháng sau khi về quê nhà, Đới Tư Cung qua đời, Thành Tổ cử người đến cúng viếng ông.

Trong suốt cuộc đời mình, Đới Tư Cung đã biên soạn 3 cuốn sách nổi tiếng về Trung Y: “Chứng trị yếu quyết”; “Chứng trị loại nguyên” và “Loại chứng dụng dược”. Mọi người đều ca tụng ông và nói rằng, ông là học trò ưu tú nhất của Chu Đan Khê.

Thiện An biên dịch
Văn Tư Mẫn – Soundofhope

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: