Chuyện Sứ giả Việt mang cống phẩm sang Trung Quốc và bài học ngoại giao nước lớn

su-gia-viet-mang-chim-quy-di-cau-dao-va-bai-hoc-ngoai-giao-nuoc-lon

Sách Lĩnh Nam Chích quái có ghi lại câu chuyện Sứ giả Việt mang cống phẩm sang Trung Quốc. Dù là chuyện từ rất xưa, nhưng nó vẫn mang cho hiện tại một bài học về ngoại giao nước lớn.

Trong lần gặp gỡ đó câu chuyện giữa Chu Công và sứ giả Việt Thường đã khắc họa những hình ảnh người Việt thưở xưa trong mối bang giao với nước lớn Trung Quốc. Nó cũng khắc họa được những giá trị tốt đẹp trong chính sách ngoại giao của người xưa mà người nay cần học hỏi.

Sứ giả Việt mang cống phẩm sang Trung Quốc

Vào đời Chu Thành Vương (vua nhà Tây Chu, Trung Quốc, 1055 – 1021 TCN), Hùng Vương sai bề tôi tự xưng là người Việt Thường sang nhà Chu dâng Cống phẩm. Cống phẩm này được sách ghi lại là một con Trĩ trắng.

Chuyện Sứ giả Việt mang cống phẩm đi sứ và Bài học ngoại giao nước lớn
Tranh vẽ Chu Công

Trĩ trắng là biểu tượng của nền văn hóa Việt Thường (Văn Lang). Những họa tiết trên trống đồng Ngọc Lữ thì có thể nhận ra ngay con Trĩ trắng là một trong những vật tổ của dân Việt cổ. 

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Cuộc gặp gỡ giữa Sứ giả Việt và Chu Công

Sử Trung Quốc có ghi lại, khi Chu Công nhiếp chính người nước Việt Thường đi bằng ba con voi đến dâng cống phẩm cho Chu Thành vương. Theo “Tư trị thông giám cương mục” thì vào năm thứ sáu kể từ khi Chu Thành Vương lên ngôi, tức là năm Tân Mão, người nước Việt Thường thị đến dâng chim Trĩ trắng.

Đây là lần gặp gỡ của hai nền văn hóa hoàn toàn khác nhau. Vì ngôn ngữ bất đồng Chu Công phải qua nhiều lần phiên dịch mới hiểu được. Và Chu Công phải hỏi sứ giả Việt Thường về phong tục hàng ngày của người Việt.

Chu Công hỏi: “Tại sao dân Giao Chỉ cắt tóc ngắn, để đầu trần, xăm mình, đi chân đất như vậy là cớ sao?”.

Sứ giả đáp rằng đáp: “Cắt tóc ngắn để tiện đi trong rừng. Xăm mình để giống hình Long Quân bơi lội dưới sông loài giao long không phạm tới. Đi chân đất để tiện leo cây. Cày bằng dao, trồng bằng lửa. Ău trầu cau để trừ ô uế cho nên răng đen”.

Chu Công hỏi: “Tại sao tới đây?

Sứ giả đáp: “Đời nay không có mưa dầm gió dữ, ngoài bể không nổi sóng lớn đã ba năm nay, ý chừng là Trung Quốc có thánh nhân xuất thế, nên tới đây vậy”.

Triều đình Trung Hoa mở lòng đối đãi 

Chu Công than rằng: “Chính lệnh không thi hành thì quân tử không bắt kẻ khác thuần phục mình, đức trạch không có cho người thì quân tử không hưởng lễ của người. Còn nhớ Hoàng Đế có nói rằng: “Giao Chỉ xa xôi ở cõi ngoài, không được xâm phạm đến”. Sau đó Chu Công bèn ban thưởng cho phẩm vật, răn dạy rồi cho sứ giả Việt về.

Chuyện Sứ giả Việt mang cống phẩm đi sứ và Bài học ngoại giao nước lớn
Cảnh mang voi đi triều cống trong một bức tranh vẽ của họa gia Cừu Anh (Trung Quốc)

Người Việt Thường quên đường về. Chu Công – lúc này đang được giao nắm giữ triều đình Trung Hoa bèn ban cho 5 cỗ xe. Các cỗ xe đều chế tạo có bộ phận chỉ hướng về phương Nam. Các xe chỉ nam này dùng để đi trước đưa đường. Người Việt Thường nhận lấy mà đi theo hướng biển nước Phù Nam, Lâm Ấp. Đi một năm thì về tới nước. 

Giá trị của bài học ngoại giao nước lớn 

Hành động dâng Chim quý của người Việt thường không giống như việc cống nạp ở những giai đoạn ngày sau. Hùng Vương sai sứ giả mang cống phẩm đi tặng là vì muốn đi tìm thánh nhân ở Trung Quốc.

Đây là hành động mang tính cầu đạo chứ không phải là thân phận thần dân đi triều cống. Nghĩa là người ta mong cầu cái đạo chớ không mong cầu cái lợi trong tâm thế của kẻ yếu hèn. Mà xưa nay có mấy ai dám coi khinh người tầm đạo đâu. Đây quả là bài học ngoại gia nước lớn mà cha ông ta đã để lại.

Lập luận này hoàn toàn có cơ sở bởi lẽ Chu Công hỏi sứ giả “Tại sao tới đây?”. Rồi Ông lại hỏi về phong tục tập quán của người Việt Thường. Như vậy có thể suy ra giữa hai nước từ xưa đến nay chẳng có liên hệ giao hảo gì cả. Vua Trung Quốc cũng chưa biết gì về người Việt phía Nam.

Bài học về việc cho và nhận

Mặt khác, Chu Công còn nói: “Đức trạch không có cho người thì quân tử không hưởng lễ của người”.

Ngoài việc thể hiện giá trị đạo đức thời ấy ra thì điều này còn chứng tỏ rằng phía Trung Quốc không hề chủ động yêu cầu việc triều cống như thông lệ sau này. Chưa kể đến chi tiết khi Khổng Tử viết sách Xuân Thu, cho nước Văn Lang là một nơi hoang vu, nên bỏ trống không chép.

CChuyện Sứ giả Việt mang cống phẩm đi sứ và Bài học ngoại giao nước lớn
Hình ảnh chim quý trên trống đồng Ngọc Lũ – nghiencuulichsu

Lời dặn không được xâm phạm lãnh thổ nước Việt

Liên quan đến chuyến đi sứ và những lời nói của Chu Công người ta còn nhận ra một điều rất thú vị rằng. Tổ tiên người Trung Quốc từng dặn nhau không được xâm phạm đến nước Việt phương Nam: “Giao Chỉ xa xôi ở cõi ngoài, không được xâm phạm đến …

Chu Công còn nói thêm: “Chính lệnh không thi hành thì quân tử không bắt kẻ khác thuần phục mình, đức trạch không có cho người thì quân tử không hưởng lễ của người”. Những điều này cộng với việc cấp xe cho sứ giả Việt thường đã làm rõ chính sách ngoại giao tốt đẹp và chuẩn mực người quân tử Trung Hoa ngày ấy. Vậy mới thấy cái tốt đẹp của 5000 năm văn hóa Thần truyền. 

Vũ Nam.

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: