Có câu: “Trong nhà có 3 loạn, con cháu khó giàu có”. “3 loạn” ở đây chỉ những vấn đề nào?
Nhiều câu nói cổ và tục ngữ, tuy đã có từ rất lâu đời nhưng vẫn áp dụng được cho đến ngày nay. Trong đó có câu: “Gia đình có ba loạn, con cháu khó giàu”. Vậy “3 loạn” trong câu nói này chỉ những vấn đề nào?
Những câu nói cổ và những câu tục ngữ là những câu nói thông tục trong đời sống. Chúng thường không hoa mỹ như những bài thơ cổ, nhưng chúng là thể hiện tốt nhất trí tuệ của người lao động cổ đại, cũng phản ánh tốt nhất kinh nghiệm cuộc sống và nguyện vọng của người lao động cổ đại.
Tuy nhiên, với sự phát triển của thời đại, một số câu nói phổ biến đã bị tụt hậu so với thời đại ngày nay và không còn phù hợp để sử dụng. Nhưng vẫn có nhiều câu nói, tuy đã có từ rất lâu nhưng vẫn còn áp dụng được cho đến ngày nay và truyền cảm hứng cho mọi người. Trong đó có câu: “Gia đình có ba loạn, con cháu khó giàu”, vậy câu nói này có ý nghĩa như thế nào?
Tôi tin rằng sau khi bạn đọc xong, bạn sẽ có thể cảm nhận được, tổ tiên của chúng ta thực sự có trí tuệ vĩ đại. Vậy trong gia đình có những cái gì lộn xộn mà khiến con cháu khó được giàu sang phú quý?
Thứ nhất, nhà bếp lộn xộn
“Thức ăn là quan trọng nhất đối với con người”, đặc biệt là vào thời cổ đại, khi đó công nghệ sản xuất không tiên tiến như thời đại hiện nay. Vì vậy, việc người dân có đủ ăn đủ uống đã là một vấn đề lớn. Mà thức ăn đương nhiên không thể tách rời khỏi căn bếp. Nhà bếp là nơi để giải quyết bữa ăn của cả gia đình, nếu nơi này lộn xộn, sẽ ảnh hưởng đến bữa ăn của cả gia đình.
Sự hỗn loạn ở đây một mặt đề cập đến việc sắp xếp lộn xộn các vật dụng khác nhau; mặt khác là việc lưu trữ lộn xộn các nguyên liệu khác nhau. Việc sắp xếp các vật dụng lộn xộn sẽ trực tiếp làm cho toàn bộ căn bếp trông bẩn thỉu, trong trường hợp này rất dễ sinh sôi các loại vi khuẩn; việc bảo quản các loại nguyên liệu lộn xộn sẽ gây ra các phản ứng hóa học gây bệnh.
Thức ăn được nấu trong môi trường như vậy rất dễ khiến các thành viên trong gia đình bị ốm sau khi ăn. Vào thời cổ đại, hầu hết mọi người đều sống bằng lao động chân tay, nếu các thành viên trong gia đình thường xuyên đau ốm thì gia đình đó làm sao có thể trở nên giàu có?
Thứ hai, phòng học lộn xộn
Vào thời cổ đại, người bình thường rất khó có cơ hội học tập, đối với những gia đình có phòng học mà nói, mức độ quan trọng của nó là rất cao.
Bọn trẻ học trong phòng học. Nếu phòng học bừa bộn, một mặt sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng đọc sách của bọn trẻ; mặt khác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ đọc sách của chúng.
Phòng học hỗn loạn sẽ khiến thái độ của những đứa trẻ học tập trong đó trở nên cẩu thả, không có thái độ cầu thị, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thi cử sau này của chúng.
Vậy tại sao phòng học loạn lại ảnh hưởng đến con đường khoa cử? Chỉ cần dùng một điển cố là có thể được giải thích rất tốt, điển cố này chính là: “Một phòng không quét, sao quét được thiên hạ?”
Một khi các học giả cổ đại không có hy vọng thi cử, khả năng trở nên giàu có là rất nhỏ.
Thứ ba, xưng hô lộn xộn
Vào thời cổ đại, nhiều người có thể chưa bao giờ rời khỏi nơi họ sinh ra và hầu hết người thân của họ đều ở gần nơi họ sinh sống.
Hơn nữa, ở thời cổ đại, cuối cùng giúp mình vẫn là người thân, nếu cách xưng hô giữa người thân rất lộn xộn, như vậy khó tránh khỏi sẽ khiến người thân cảm thấy bạn không quan tâm đến họ. Sau nhiều lần, với những người thân mà tên của họ và cách xưng hô với họ mà bạn cũng không nhớ, thì họ có ra tay giúp đỡ bạn cũng là miễn cưỡng.
Có câu rằng: “Một hảo hán ba trợ thủ, một hàng rào ba cái cọc”, nếu không có người giúp đỡ, việc trở nên giàu có sẽ khó khăn hơn.
Bảo Châu biên dịch
Nguồn Secretchina