Cô gái 27 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện u dây thanh quản từ dấu hiệu rất nhiều người Việt bỏ qua

u-thanh-quan-17296122824152047054613-205-0-1485-2048-crop-1729653836071159093754
GĐXH - Khàn tiếng, hụt hơi, mất tiếng thường xuyên, nữ bệnh nhân 27 tuổi ở Phú Thọ đi khám phát hiện u dây thanh quản.

Khoảng 2 tháng gần đây, nữ bệnh nhân nữ, 27 tuổi thường xuyên bị khàn tiếng, nói mệt, hụt hơi… nên đã đi khám và được chẩn đoán: Nang dây thanh. Bệnh nhân đã được tư vấn phẫu thuật song lại xin về theo dõi thêm. 

Gần đây bệnh nhân khàn tiếng tăng lên, nói hụt hơi kèm theo đau rát họng nhiều nên đã đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương thăm khám lại và điều trị.

Khi vào viện các bác sĩ đã thực hiện các cận lâm sàng cần thiết, kết quả nội soi tai mũi họng kết luận: Khối dây thanh trái – TD u nang dây thanh trái. Sau khi được các bác sĩ tư vấn về tình trạng bệnh và phương pháp điều trị, bệnh nhân đã đồng ý phẫu thuật soi treo cắt khối dây thanh trái và làm giải phẫu bệnh.

Sau phẫu thuật 2 ngày, hiện tại tình trạng sức khỏe nhân hoàn toàn ổn định, không cần dùng giảm đau và được ra viện, thực hiện chế độ chăm sóc sinh hoạt theo hướng dẫn của các y bác sĩ.

Nhận diện ngay các lỗi phong thủy nguy hiểm
đang tàn phá tài lộc, sức khỏe gia đình bạn

U dây thanh quản là gì?

U dây thanh quản còn được gọi là u nang nếp gấp thanh quản, là một tổn thương tại chỗ lành tính, không phải là ung thư. Tình trạng này thường phát triển khi người bệnh lạm dụng quá nhiều giọng nói của mình. Tỷ lệ mắc bệnh u nang dây thanh là không rõ nhưng thường ít gặp. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh cao sẽ hơn nhiều ở những người sử dụng giọng nói như một phần trong nghề nghiệp.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh u dây thanh quản

U nang dây thanh âm thường gây ra một loạt các triệu chứng đa dạng tùy mỗi cá nhân. Theo đó, một số người bị u nang dây thanh âm có thể gặp các triệu chứng như: Khàn tiếng, mất giọng đột ngột, khó hát ở cao độ nhất định, đau họng, mệt mỏi…

Tuy nhiên, một số ít bệnh nhân lại đi khám do khó thở, khó nói. Đây là biểu hiện bệnh đã vào giai đoạn tiến triển và u nang dây thanh đã có kích thước lớn, gây chèn ép các mô lân cận.

Cách phòng ngừa bệnh u dây thanh quản

Với cả u thanh quản lành tính hay ác tính đều gây ra những bất lợi cho cơ thể, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng khi không may bị u ác tính. Chính vì thế, để phòng ngừa, bạn nên duy trì thăm khám sức khỏe định kỳ đầy đủ.

Bên cạnh đó, việc ý thức chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách khoa học, hợp lý là vô cùng cần thiết để giảm thiểu tối đa nguy cơ phát triển ung thư nói chung và ung thư thanh quản nói riêng. Ngoài ra, bạn cần bảo vệ giọng nói của mình, không lạm dụng giọng nói làm tổn thương thanh quản; chủ động bảo vệ tai mũi họng luôn được khỏe mạnh.

Lưu ý, cần đi khám ngay nếu các bạn nhận thấy những bất thường sau đây:

– Ho, khàn tiếng kéo dài.

– Bị khàn giọng ngay cả khi không mắc bệnh tai mũi họng.

– Hụt hơi, mất hơi và nhanh bị mệt khi nói.

– Luôn có cảm giác vướng, nghẹn ở vùng cổ.

– Có hiện tượng sụt cân nhanh.

Chia sẻ bài viết: