Cổ nhân nói: “Trầm lặng là cảnh giới cao nhất của người có tu dưỡng”

tramlang1

Có câu nói rằng: “Tài năng thường được tỏa sáng trong im lặng, kém cỏi thường được lan tỏa bằng âm thanh”.

Nhiều người thường băn khoăn rằng: “Tại sao càng trưởng thành người ta lại thích trầm lặng?”

Càng lớn, càng trải nghiệm nhiều điều, tôi càng trở nên trầm lặng. Rõ ràng có rất nhiều điều muốn nói, nhưng vừa đến miệng lại nuốt xuống; Dù bị hiểu lầm nhưng vẫn tiếp tục sống mà không giải thích, điều này không chỉ giúp bạn có một cuộc sống bình yên mà đó còn là một cảnh giới cao của đời người. 

1. Trầm lặng là trạng thái hiểu rõ chính mình 

Khi còn trẻ, tôi có ít kinh nghiệm và luôn quan tâm đến việc người khác nghĩ gì. Khi nghe chuyện tầm phào, tôi vội vàng giải thích, khi có người hiểu lầm tôi, tôi vội tranh luận, nhưng rồi cuối cùng cũng không tranh luận được.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Sau đó tôi nhận ra rằng: Không phải tất cả các loài cá đều sống trong cùng một vùng biển và không phải tất cả mọi người đều có thể đồng cảm với người khác và suy nghĩ giống mình.

Người hiểu bạn thì không cần phải giải thích, còn người không hiểu bạn thì dù có giải thích bao nhiêu cũng không đủ. 

Vào thời Bắc Tống có một vị tể tướng nổi tiếng tên là Phú Bật, ông nổi tiếng là người giỏi biện luận.

Một ngày nọ, một người đàn ông chặn Phú Bật trên đường và nói: “Tôi nghe nói ông là người có tài hùng biện. Tôi muốn hỏi ông một câu hỏi”. 

Phú Bật trả lời một cách nồng nhiệt: “Vâng, xin hãy nói cho tôi biết”.

Người đàn ông hỏi: “Ông sẽ phản ứng thế nào nếu ai đó công khai xúc phạm ông?”

Phú Bật trả lời: “Tôi sẽ coi như không nghe thấy”. 

Người đàn ông cười nhạo Phú Bật và đã quay lưng bỏ đi.

Người hầu ở bên cạnh thấy vậy liền nói: “Người này thật vô lễ, sao người không phản bác lại?”

Phú Bật nói: “Người này mang sự tức giận mà đến, nếu ta cùng hắn cãi nhau, dù thắng, hắn cũng không phục, việc vô ích như vậy, vì sao phải tranh luận với hắn?”

Đừng quá coi trọng những lời chế giễu, chửi bới của người khác, chỉ cần bạn biết mình và hiểu chính mình là đủ. Dù gió thổi từ hướng đông, hướng tây hay hướng bắc, chỉ cần tâm bất động và không thay đổi chí hướng của mình, bạn sẽ đạt được thành công. 

Thời gian im lặng nhưng nó luôn có thể trả lời mọi câu hỏi, bởi vậy trầm lặng là câu trả lời tốt nhất.

tram3tram3
Trầm lặng là trạng thái hiểu rõ bản thân (nguồn: cafe)

2. Biết trầm lặng đúng lúc là một cảnh giới cao 

Có một cảnh như vậy trong bộ phim “Quan điểm về hôn nhân và tình yêu trong một thời đại”: Nhân vật nam chính, Charles, gặp một người bạn tại một bữa tiệc. Charles quan tâm liền hỏi: “Bạn gái của anh dạo này thế nào rồi?”

Người bạn cười và nói: “Cô ấy không còn là bạn gái của tôi nữa”.

Charles nghe vậy liền an ủi: “Đừng buồn, người ta nói cô ấy đã ngoại tình với Toby”. 

Lúc này, người bạn này tỏ vẻ kinh ngạc, sau đó vẻ mặt lạnh lùng nói: “Cô ấy đã là vợ tôi rồi!”

Bầu không khí đột nhiên trở nên khó xử, Charles gần như muốn đào một cái hố rồi nhanh chóng trốn thoát.

Chu Quốc Bình từng viết trong cuốn “Nơi yên tĩnh”: “Đôi khi tôi thích ở bên những người không thích nói hơn là những người nói không ngừng và hùng hồn”.

Biết nói là một kỹ năng, nhưng biết trầm lặng đúng lúc lại là một cảnh giới cao, và cũng là việc thực hành khó khăn nhất của đời người.

tram 4tram 4
Trầm lặng là một cảnh giới cao của đời người (nguồn: 2Sao)

3. Hãy lặng lẽ hoàn thiện bản thân 

Diệc Thư đã viết trong “Until the Sea Drys and the Rocks Rotten”: “Là con người, bạn nên im lặng trong mọi việc: đến lặng lẽ, đi lặng lẽ, làm việc lặng lẽ, gặt hái lặng lẽ và tránh gây ồn ào”.

Phạm Trọng Yêm, một học giả nổi tiếng thời Bắc Tống, mất cha khi mới một tuổi, bởi vì gia cảnh bần cùng nên mẹ mang theo ông mà tái giá. Con của cha dượng cười nhạo ông, và con cái hàng xóm cũng cười nhạo ông. 

Lớn lên, ông từ biệt mẹ và lên chùa sống nhờ và học tập. Ông hay thức khuya đọc sách, khi buồn ngủ quá ông sẽ tạt nước lạnh lên mặt để xua tan mệt mỏi.

Ông nấu một nồi cháo nếp pha một chút muối, đợi nguội chia làm hai phần, mỗi buổi sáng và buổi tối ăn một phần, mỗi bữa chỉ ăn một phần với dưa muối. Cuộc sống như vậy đối với người bình thường là điều không thể chịu đựng được, nhưng Phạm Trọng Yêm không bao giờ phàn nàn hay nói chuyện với người khác về việc này. 

Sau nhiều năm, Phạm Trọng Yêm đã thi đỗ tiến sĩ và bước vào con đường làm quan. Đến năm thứ 3 Khánh Lịch thời vua Tống Nhân Tông (1043), ông được thăng chức thành xu mật phó xứ, tham tri chính sự (phó tể tướng).

Tục ngữ có câu: “Thủy thâm bất ngữ, nhân ổn bất ngôn”, ý muốn nói nước dù sâu tới đâu, trước giờ chưa từng thanh minh, đều để con người tự đi khám phá; người làm việc chín chắn, trầm ổn, trước giờ không khoe khoang mình lợi hại ra sao. 

Đối mặt với giông bão trong biển khổ cuộc đời, đừng khóc lóc với người xung quanh hay phàn nàn với người khác. Thay vào đó, hãy cố gắng giải quyết vấn đề.

Hãy sử dụng sự trầm lặng để thay thế tiếng ồn, luyện tập và ổn định trong trầm lặng, đồng thời lặng lẽ suy ngẫm khi bạn ở một mình. Bởi trầm lặng là một sức mạnh thầm lặng nhưng hùng vĩ. Nó có thể dạy bạn trở nên mạnh mẽ, vượt qua đêm tối đau khổ và cuối cùng thoát ra khỏi vỏ bọc của mình và tái sinh, tỏa sáng rực rỡ.

Có câu nói rằng: “Bạn hãy là một người trưởng thành điềm tĩnh. Đừng xúc động và hãy trở thành một phiên bản tốt nhất của chính mình”. 

Thùy Dung biên dịch

Nguồn: aboluowang (Vương Hòa)

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: