Có thể phát hiện sớm nguy cơ, giúp phòng ngừa ung thư, đột quỵ từ sớm

avatar1727341996805-1727341999371544784101
GĐXH - Đây là nội dung được đưa ra tại tọa đàm “Sức khỏe về gen và chống lão hóa” diễn ra ngày 26/9 tại Hà Nội.

Tọa đàm được thực hiện bới Bệnh viện Đa khoa quốc tế Bắc Hà phối hợp công ty Revita, đơn vị đi đầu trong lĩnh vực điều trị bệnh bằng công nghệ giải mã gen tại Nhật Bản.

Tại chương trình, GS.TS Shigeo Horie, Chủ tịch Hiệp hội chống lão hóa Nhật Bản, đã chia sẻ các vấn đề về lão hoá, yếu tố di truyền và yếu tố môi trường của các bệnh đa yếu tố, như ung thư, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, tiểu đường, dị ứng, sa sút trí tuệ, trầm cảm… Trong đó, với đột quỵ, nghiên cứu chỉ ra có 32 loại gen liên quan căn bệnh gây ra số lượng lớn ca tử vong hiện nay.

Theo Giáo sư Shigeo Horie, công nghệ giải mã gen do ông cùng nhóm nghiên cứu của mình nghiên cứu có thể giải mã được 3,2 tỷ tế bào gen; giúp con người hiểu rõ những ẩn số về tình trạng, thể chất, dinh dưỡng và những yếu tố di truyền. Đây là cơ sở để có thể tiên liệu và lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe đúng hướng. Nói cách khác, kết quả phân tích bộ gen có thể góp phần dự đoán một số bệnh nguy hiểm, thường gặp trong thời đại hiện nay.

Phương thức kết hợp giải mã ký tự gen và liệu pháp sau giải mã của Giáo sư Shigeo Horie được cho là đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dùng, từ trẻ sơ sinh, trẻ ở độ tuổi đến trường, người trưởng thành, người lớn tuổi… Phương thức này được thực hiện bằng cách lấy DNA từ mẫu nước bọt hoặc mẫu máu, có kết quả sau khoảng 2-3 tháng.

Nhận diện ngay các lỗi phong thủy nguy hiểm
đang tàn phá tài lộc, sức khỏe gia đình bạn

Sau khi có kết quả giải mã bộ gen, khách hàng, bệnh nhân sẽ được tư vấn chuyên sâu, giúp chủ động xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho bản thân thông qua tập luyện, ăn uống để phòng ngừa ung thư, giảm thiểu nguy cơ tai biến và các bệnh lý mãn tính…, góp phần giúp họ có một tương lai khoẻ mạnh.

Hiện tại, Nhật Bản đã áp dụng phương pháp giải mã gen để hỗ trợ sàng lọc, phát hiện sớm nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư và đột quỵ.

Tại tọa đàm, GS.TS Shigeo Horie chia sẻ thêm, các bệnh như: Ung thư, tim mạch và đột quỵ có tác động lớn đến cuộc sống, trong đó yếu tố nguy cơ chính của những bệnh này là tuổi tác. Hầu hết bệnh nhân thường phát bệnh sau 50 tuổi và nguy cơ mắc bệnh gia tăng nhanh chóng theo sự lão hóa. Tùy vào mã gen mà con người mắc phải những bệnh khác nhau.

“Riêng bệnh đột quỵ đứng đầu trong 10 nguyên nhân gây tử vong tại Việt Nam. Đột quỵ liên quan đến 32 gen. Những người có nguy cơ cao bị đột quỵ, nếu không chú ý đến việc thay đổi lối sống sẽ đối diện với khả năng bị bệnh gấp 3 lần người bình thường”, GS.TS Shigeo Horie nhấn mạnh.

Tiến sĩ Nguyễn Ngô Quang – Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) phát biểu tại tọa đàm cho biết: Hợp tác về y tế giữa Việt Nam – Nhật Bản là một trong những minh chứng cho hợp tác chiến lược toàn diện giữa 2 quốc gia; Rất trân trọng những nghiên cứu, phát minh, kết quả mà các nhà khoa học Nhật Bản đã được triển khai nghiên cứu và ứng dụng vào chăm sóc sức khoẻ cho người dân.

“Chiến lược phát triển khoa học công nghệ của ngành y tế Việt Nam từ nay đến 2030 là những vấn đề liên quan phát triển về y học cá thể, trong đó có những công nghệ về gen. Ứng dụng khoa học công nghệ để đo chiều dài đột biến gene telomere, là cái giáo sư vừa trao đổi, là mới”.

“Chúng tôi khuyến khích và tạo mọi điều kiện tốt nhất để các đơn vị đầu mối hợp tác tại Việt Nam phối hợp, hợp tác triển khai nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ, sản phẩm này ở Việt Nam. Khi có nghiên cứu, đánh giá độ nhạy đặc hiệu, đặc biệt có minh chứng khoa học đầy đủ, được Nhật Bản cấp phép thì sản phẩm này sẽ được cấp phép ở Việt Nam để phục vụ chăm sóc sức khoẻ, sàng lọc, đánh giá bộ gen, đặc biệt các loại gene liên quan lão hoá để chẩn đoán sớm, phòng ngừa, kéo dài tuổi thọ cho người dân Việt Nam”.

Chia sẻ bài viết: