Con hỏi bố: “Vì sao nhà mình nghèo?”, câu trả lời thông minh của mẹ đã giúp con có động lực cố gắng

untitled-757

Một bà mẹ chia sẻ trên mạng xã hội, trong một bữa cơm tối, cậu con trai 5 tuổi của chị bất ngờ chỉ tay vào vết chai trên tay bố và hỏi: “Bố đã làm việc vất vả rồi mà sao nhà mình vẫn nghèo?”.

Nghe vậy, người bố sững sờ một lúc, cúi đầu không nói gì. 

Trong một gia đình bình thường, nếu đứa trẻ hỏi cha mẹ những điều như thế này, nó chắc chắn sẽ bị mắng, dù đó là sự thắc mắc thực sự, nhưng trong đó cũng thể hiện ra sự chán ghét của người con, điều này tất nhiên sẽ đụng chạm đến lòng tự trọng của người cha.

Nhưng lúc đó, người mẹ đã không làm như vậy, lúc đó người mẹ đã nói với đứa trẻ: “Vậy con có biết ai là người tốn tiền nhiều nhất trong gia đình không?” Đứa trẻ suy nghĩ một lúc rồi lắc đầu nói nó không biết.

“Bố mẹ không tốn tiền nhiều, chỉ có con là tốn tiền nhiều thôi. Con thấy đấy, đồ chơi, đồ ăn vặt, sách vở bút thước,… đều mua cho con. Bố làm việc chăm chỉ để kiếm thêm tiền và mua những thứ cho con. ”Người mẹ trả lời câu hỏi của đứa trẻ một cách bình tĩnh.

Đứa trẻ nghe xong cảm thấy hơi xấu hổ, không dám nhìn mẹ. Thấy con trai bối rối không biết làm thế nào, người mẹ tiếp tục: “Thật ra, gia đình bạn học của con ngày xưa cũng giống như chúng ta, nếu bố con chăm chỉ mấy năm nữa thì chúng ta cũng sẽ giống như gia đình của bạn thôi, đến lúc đó gia đình ta sẽ có ngôi nhà rộng hơn,…. Con yêu, con có điều gì muốn nói với bố không?”

Trước ánh mắt động viên của mẹ, đứa trẻ chạy đến bên bố và ôm bố một cái.

Câu trả lời của người mẹ là câu trả lời tuyệt vời nhất – Câu trả lời làm rõ lý do và mang lại hy vọng cho gia đình; từ đó dạy đứa trẻ biết ơn đối với cha.

Nếu là bạn, bạn sẽ trả lời cho câu hỏi “Vì sao bố mẹ đi làm vất vả mà vẫn nghèo” của con như thế nào?

Việc trẻ “biết” nhiều tưởng chừng là điều tốt nhưng đôi cũng mang đến vấn đề nan giải, làm sao để sự phát triển tâm lý của trẻ không bị ảnh hưởng bởi môi trường vật chất bên ngoài?

Vấn đề này rất quan trọng, nếu con trẻ không được cha mẹ hướng dẫn chính xác, theo thời gian, con bạn rất dễ đi chệch hướng và trượt chân xuống vực sâu.

Câu trả lời trên của người mẹ thật hay, vừa khiến đứa trẻ không cảm thấy tự ti, vừa biết cách tạo động lực và dạy trẻ cách biết ơn.

Khi đối mặt với những câu  hỏi nan giải tương tự, cha mẹ nên hướng dẫn con đúng cách và truyền cho con những ý tưởng hay.

Nói rõ với trẻ: Cha mẹ làm việc chăm chỉ, vất vả là vì ai?

Người mẹ đó rất thông minh, cô ấy đã trực tiếp sử dụng câu hỏi “ai tiêu nhiều tiền nhất trong gia đình” để giúp trẻ làm rõ cha mẹ đang làm việc chăm chỉ vì ai, khi đó trẻ sẽ nghĩ: Hóa ra bố mẹ mình vất vả như vậy, đều là vì tương lai của bản thân mình.

Từ góc độ này, bất kể cha mẹ nói gì tiếp theo, đứa trẻ có thể nghe thấu mà không tỏ ra mất kiên nhẫn.

Nói với trẻ: Hiện tại không có nghĩa là cái nghèo trong tương lai

Bằng cách làm ví dụ và so sánh, bố mẹ hãy nói với trẻ rằng gia đình chúng có thể không giàu ở hiện tại, nhưng tương lai thì không chắc chắn. Bạn có thể so sánh điều kiện gia đình trong quá khứ và hiện tại.

Ví dụ: “Bố đã từng rất nghèo khó khi còn nhỏ, ngày đó bố thậm chí không đủ ăn, sau nhiều năm học tập và làm việc chăm chỉ, bây giờ hoàn cảnh bố đã trở nên đầy đủ hơn”.

Câu nói này cũng tiếp thêm cho trẻ động lực để phấn đấu và nỗ lực để có tương lai tốt đẹp hơn.

Khen ngợi trẻ: Bố mẹ làm gương cho con

Cha mẹ là người thầy quan trọng nhất của con cái, điều này không bao giờ thay đổi được, muốn con cái tích cực và có động lực thì chính cha mẹ phải làm gương và trở thành mẫu hình để chúng “bắt chước”.

Đồng thời, cha mẹ phải chú ý khen ngợi con cái, biết cách công nhận và cổ vũ chúng, để khơi dậy sự tự tin của chúng ở mức độ lớn nhất, vì xét cho cùng, trong mắt trẻ thơ, cha mẹ là người gần gũi và ngưỡng mộ nhất của chúng.

Chúng ta có thể tạm thời thụt hậu về vật chất, nhưng chúng ta không bao giờ được tụt hậu về trí tuệ. Nghèo không đáng sợ, điều đáng sợ là trong lòng không còn hy vọng.

Lan Hòa biên dịch
Nguồn: Secretchina

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: