Blog
Công chúa truyền kỳ Đại Minh: Cả đời trải qua 7 vị Hoàng đế, 8 triều đại, 82 tuổi được đội mũ phượng Hoàng hậu
Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương không chỉ là một trong những vị hoàng đế kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc, mà ông còn có rất nhiều con cháu. Theo sử sách, Chu Nguyên Chương có 26 người con trai, 16 người con gái. Ngoại trừ thái tử Chu Tiêu và người con trai thứ 26 Chu Nam không được phong vương mà mất sớm, các con của Chu Nguyên Chương đều được làm vương hầu ở những khu vực khác nhau. Mà 16 người con gái của Chu Nguyên Chương, ngoại trừ 2 người mất sớm không có tước vị, còn lại những người khác đều có tước vị.
Về tài năng mà nói, trong tất cả con cái của Chu Nguyên Chương, nổi danh nhất là thái tử Chu Tiêu và Yến Vương Chu Lệ, còn những người khác thì không mấy nổi tiếng. Nhưng người sống lâu nhất trong mấy anh chị em lại là công chúa Hàm Sơn. Công chúa Hàm Sơn đã trải qua 7 đời hoàng đế và 8 triều đại của nhà Minh, từ thời Hồng Vũ của Chu Nguyên Chương đến Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn.
Sau khi Chu Nguyên Chương thành lập nhà Minh, tứ di (các bộ lạc dân tộc ngoài Trung Nguyên cổ đại bao quanh Trung Quốc) thần phục, ngay cả Cao Ly (Triều Tiên) cũng phái sứ giả đến xưng thần, cống nạp; ngoài những kỳ trân dị bảo thông thường, còn có mỹ nhân trong nước họ, mà mẹ của công chúa Hàm Sơn chính là người Cao Ly, tên Hàn Phi.
Công chúa Hàm Sơn ra đời năm Hồng Vũ thứ 14, là cô con gái thứ 14 của Chu Nguyên Chương. Bởi vì mẹ nàng ở nước lạ nên thường nhớ cố hương, cho nên sau khi sinh công chúa Hàm Sơn thì qua đời. Bởi vì mẹ mất sớm, cha là Chu Nguyên Chương thì bận việc chính sự, cho nên công chúa Hàm Sơn cũng không nhận được sự yêu thương của cha mẹ. Sự thiếu hụt tình cảm cũng khiến nàng hình thành tính cách hậm hực. Năm Hồng Vũ thứ 27 (năm 1394), công chúa Hàm Sơn 14 tuổi được Chu Nguyên Chương gả cho Doãn Thanh.
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Sau khi được gả vào Doãn gia, nàng được cả gia đình trọng đãi. Công chúa Hàm Sơn sinh cho Doãn gia 2 người con trai, con trai trưởng Doãn Huân và con trai thứ Doãn Ngọc. Sau khi Kiến Văn Đế tiếp quản vương quyền, Doãn Thanh trông coi việc ở Hậu phủ đô đốc, dựa vào công chúa Hàm Sơn, cả nhà Doãn Thanh đều được hưởng lợi.
Nhưng trời mưa gió bất chợt, người họa phúc khôn lường, chỉ 4 năm sau thì Doãn Thanh qua đời, công chúa Hàm Sơn chỉ gần 18 tuổi đã trở thành quả phụ. Lúc này tình thế trong nước biến động bất ngờ, tứ ca Chu Lệ thay thế Chu Doãn Văn trở thành hoàng đế Đại Minh, mà Chu Lệ đối với mấy người em gái thì đều rất quan tâm.
Năm Vĩnh Lạc thứ 15, còn phái người xây dựng phủ công chúa cho công chúa Hàm Sơn. Sau khi Chu Lệ mất thì Chu Cao kế vị, tức Minh Nhân Tông. Minh Nhân Tông tuy thời gian làm hoàng đế không lâu, nhưng là một vị hoàng đế nhân từ và bao dung, ông gia phong công chúa Hàm Sơn làm “Đại Trưởng công chúa”.
Sau khi Minh Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ kế vị, ngoài việc bày tỏ sự tôn kính đối với công chúa Hàm Sơn, ông còn an bài những việc tốt cho hai người con trai của bà. Thời gian trôi đi, công chúa Hàm Sơn trở thành người con duy nhất còn sống của Thái Tổ, cũng trở thành “lịch sử sống” của triều Minh. Bà cả đời đã trải qua 8 triều đại là Hồng Vũ, Kiến Văn, Vĩnh Lạc, Hồng Hi, Tuyên Đức, Chính Thống, Cảnh Thái, Thiên Thuận.
Trong đó Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn bởi vì ngai vàng bị mất mà lấy lại được, có hai niên hiệu, theo thứ tự là Chính Thống và Thiên Thuận. Năm Thiên Thuận thứ 6, Minh Anh Tông viết thư cho Đại Trưởng công chúa Hàm Sơn: “Trẫm thường hay nghĩ Hoàng Cao Tổ sanh thân vương công chúa 40 người, mà người được hưởng thọ cao chỉ có một mình tổ cô (chỉ Hàm Sơn), thật là hiếm thấy.
Người thân thiết kế thừa mà chi tiêu thiếu thốn, trẫm trong lòng thương xót, vì vậy đã đặc biệt sai thái giám Lam Trung Tê dâng ‘cửu địch bác tấn quan’ (một loại mũ) bằng châu ngọc để được hưởng phúc lâu đời”.
Có thể thấy, Minh Anh Tông coi Đại trưởng công chúa Hàm Sơn là lão tổ tông tuổi thọ cao trong hoàng tộc. Mà “cửu địch bác tấn quan” là chỉ hoàng hậu mới có được, công chúa qua các triều đại không ai có thể có được vinh dự này, đây có thể nói là đãi ngộ cao quý nhất trong hoàng tộc nhà Minh.
Mà lúc này Đại trưởng công chúa Hàm Sơn đã 82 tuổi. Nhưng điều bất hạnh là bà đội mũ phượng này chỉ được 2 tháng thì đã an giấc ngàn thu. Bà đã thủ tiết 64 năm, và là vị công chúa lớn tuổi nhất của nhà Minh.
Tiểu Phàm biên dịch
Theo Lý Tĩnh Nhu – Soundofhope