Blog
Cú lừa lịch sử của Lưu Dung biến 20 hòm vàng giả thành vàng thật, khiến Hòa Thân chết ngất
Lưu Dung với Hòa Thân là hai mặt một chính một tà, luôn luôn đối nghịch với nhau. Cùng làm quan trong triều, tuy không ai lật đổ được ai, nhưng giữa họ đã nhiều lần những cuộc đấu trí.
Lưu Dung (1719 – 1805), tự là Sùng Như, hiệu là Thạch Am, là một vị quan đại thần thời nhà Thanh, trong lịch sử Trung Quốc. Ông còn được dân gian gọi là Tể tướng Lưu gù hay Lưu gù, dù nhà Thanh không có chức quan đó.
Ông nổi tiếng là vị quan chính trực, liêm khiết, yêu nước thương dân, được trọng dụng dưới thời Càn Long. Ông sinh vào năm Khang Hi thứ 58 (1719), mất năm Gia Khánh thứ 10 (1805), sống qua 4 đời Hoàng đế nhà Thanh, gồm Khang Hi, Ung Chính, Càn Long và Gia Khánh.
Không chỉ là một nhà chính trị, ông còn là một nhà thư pháp nổi tiếng. Vì thế mà Càn Long bấy giờ yêu mến, trọng dụng và thường hay bỏ qua nhiều lỗi lầm của ông.
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Nhiều lần, Hòa Thân làm khó Lưu Dung nhưng vua Càn Long luôn dang tay che chở ông được bình an vô sự. Hòa Thân vì chuyện này mà rất ấm ức nhưng cũng không thể làm gì được ông.
Những năm cuối đời, ông được nhận được sự tín nhiệm rất lớn Thái tử Vĩnh Diễm. Ông được tấn phong làm Thái tử thái bảo, tức thầy của Thái tử. Khi Vĩnh Diễm lên ngôi, tức Gia Khánh Đế, Lưu Dung nghiễm nhiên trở thành sủng thần số một trong triều. Đối lập với ông, Hòa Thân từng là sủng thần trong triều thời Càn Long, nay bị Gia Khánh ban chết.
Cuộc đối chọi đầu tiên của Lưu Dung và Hòa Thân trong lịch sử là vụ án tham ô của Quốc Thái. Quốc Thái là bác ruột của một phi tần rất được Càn Long sủng ái. Năm 1777, Quốc Thái được phong làm tổng đốc Sơn Đông, ra sức tham nhũng.
Năm 1781, Càn Long phái Hòa Thân và Lưu Dung tới Sơn Đông để điều tra vụ tham ô của Quốc Thái. Hòa Thân là người có quan hệ thân thiết với Quốc Thái. Ông ta cố tình viện cớ bận công việc, trì hoãn đi điều tra. Đồng thời, Hòa Thân cho người đến báo tin cho Quốc Thái, dặn dò phải chuẩn bị lương tiền trong kho cho đầy đủ.
Lưu Dung năm lần bảy lượt thúc giục Hòa Thân. Khi đến nơi, do Quốc Thái được tin báo trước của Hòa Thân nên khi Lưu Dung cho kiểm tra trong kho, tiền bạc vẫn nguyên vẹn.
Tuy nhiên, sự gian xảo đó không qua được mắt Lưu Dung. Ông phát hiện số bạc trong kho có một phần lớn không có hình ấn tín của quốc khố bên dưới. Điều này chứng tỏ đây không phải bạc của nhà nước đúc.
Quốc Thái đã vay mượn bạc của các nhà giàu trong vùng để thêm vào cho đủ số. Kết quả, Quốc Thái bị phát hiện tham ô 8 vạn lượng bạc và bị xử tử. Sự việc này khiến cho Hòa Thân bị Càn Long trách mắng rất nhiều.
Có lần, nhân việc Lưu Dung lập được công lớn vạch tội Quốc Thái. Hòa Thân thách thức Lưu Dung có dám bắt lỗi cả Càn Long hay không? Nếu không dám thì phải vái ông ta 3 vái, Lưu Dung nhận lời.
Lúc vào triều, Lưu Dung đứng ra tâu: “Thần có một bản tấu, muốn kể tội một người có quyền thế mà phạm tội đi đào trộm phần mộ của người khác. Chính là hoàng thượng”.
Cả triều đình nghe Lưu Dung nói mà lạnh toát người, không ngờ việc tưởng đùa thành thật. Càn Long quả nhiên nổi giận, mắng Lưu Dung sao to gan dám vu cáo cho mình.
Lưu Dung bình tĩnh đáp: “Hoàng thượng không nhớ, mấy năm trước cung Càn Thanh tu sửa cần gỗ gấp. Hoàng thượng phải hạ lệnh dỡ lăng của viên tướng nhà Minh ra lấy gỗ. Đó chẳng phải là tội đào trộm mộ sao? Chuyện này hạ thần tự tay đi làm, sợ khó thoát tội nên xin hoàng thượng chịu phạt cùng”.
Càn Long nghe vậy đổi giận làm vui, hỏi Lưu Dung vì sao lại đem chuyện cũ ra nói lại. Lưu Dung kể việc Hòa Thân thách thức mình ra kể tội hoàng thượng. Càn Long thấy Hòa Thân dám lôi cả mình ra để cá cược, bắt ông ta phải lạy Lưu Dung đủ 3 lạy mới thôi.
Tuy nhiên có môt màn đấu trí giữa Lưu Dung và Hòa Thân có thể nói là “cú lừa thế kỷ“. Khiến Hòa Thân chết ngất mấy lần.
Sau khi Lưu Dung bị Hoàng đế Càn Long giáng chức về quê, ông đã lén sai người đúc 20 hòm vàng giả, sai người lén mang đi trong đêm. Hòa Thân biết được Lưu Dung chuẩn bị về quê có mang theo 20 hòm hành lý, bèn sai người trong đêm giữ lại, chờ sáng hôm sau gọi đích thân Hoàng thượng và các quan đại thần chứng kiến. Hòa Thân muốn vụ này làm Lưu Dung mất mặt vì tội tham ô thậm chí có thể bị xử tử.
Khi Càn Long và các quan lại đến chứng kiến 20 hòm vàng, ai nấy cũng đều sững sờ, ngạc nhiên. Lưu Dung vốn là quan thanh liêm, lấy đâu ra số vàng lớn thế này. Càn Long vô cùng tức giận, hỏi Lưu Dung: “Ngươi giải thích đi, 20 hòm vàng này ở đâu?“. Lưu Dung bình tĩnh đáp rằng: “20 hòm vàng này từ thời tổ tiên để lại cho thảo dân, để thảo dân đem về quê cứu giúp dân vùng lũ lụt, trên đó còn ghi cả niên đại nữa ạ“.
Khi đem vàng ra xem, hoàn toàn không có chữ ghi trên đó, mọi người càng cho rằng Lưu Dung dám lừa gạt Hoàng thượng. Lưu Dung lúc này lu loa nên rằng tại sao vàng của tôi lại không có chữ, ai đã tráo vàng của tôi rồi, rồi lấy 2 thỏi đập vào nhau thì thấy bên trong chỉ là chì.
Hoàng thượng và tất cả mọi người đều ngạc nhiên, tại sao 20 hòm vàng lại biến thành đồ giả. Lưu Dung được đà quay ra hỏi Hòa Thân: “Hòa Thân, tại sao 20 hòm vàng của tôi chỉ trong một đêm đã biến thành 20 hòm chì?“. Hòa Thân không biết giải thích thế nào, và quay ra trách mắng Lưu Dung là kẻ lừa đảo.
Lưu Dung trả lời: “Hòa Thân, tôi lừa ông để làm gì, tôi chỉ muốn rời xa ông càng xa càng tốt, để không làm kinh động ông, tôi đã phải lén đi trong đêm, ông lại còn cho người bắt giữ tôi lại, là ông muốn hại tôi hay tôi hại ông đây?“. Hòa Thân nghe vậy á khẩu, không nói được gì.
Lúc này Càn Long đã hiểu ra mưu đồ của Lưu Dung, nhưng trước mặt các quan đại thần Hòa Thân đã không thể đưa ra bằng chứng để chối cãi, để thoát tội chết, Hòa Thân chỉ còn cách để Lưu Dung đến phủ của mình lấy đi 20 hòm vàng thật.
Phải nói rằng, Lưu Dung hiểu quá rõ con người của Hòa Thân nên đã bày mưu dùng 20 hòm vàng giả để lấy đi 20 hòm vàng thật trong phủ của Hòa Thân, số vàng ấy Lưu Dung đã dùng để cứu trợ hết cho dân vùng lũ. Danh tiếng của ông càng ngày vang xa. Càn Long biết rõ con người chính trực liêm khiết, hết lòng vì dân nên không thể để mất một vị đại thần như vậy, nên đã khôi phục lại chức cho Lưu Dung.
Hòa Thân vì vụ này mà ngậm đắng nuốt cay, phải bỏ ra 20 hòm vàng cho Lưu Dung. Tuy nhiên, số vàng trong phủ của Hòa Thân vẫn còn rất nhiều, đều là từ tham ô công quỹ và nhận hối lộ.
Đến thời Gia Khánh, Lưu Dung được giao cho trọng trách điều tra vụ án Văn Hoa điện Đại học sĩ Hòa Thân. Sau khi kiểm tra phát hiện Hòa Thân tham ô 20 tội, xử chém đầu Hoà Thân.
Có thể câu chuyện trên không được ghi lại trong chính sử, nhưng chúng ta cũng có thế thấy, ở bất kỳ nơi đâu cũng thể hiện ra chính tà, thiện ác. Giữa các quan đại thần trong triều cũng sẽ thể hiển ra một bên chính trực thanh liêm, một bên lươn lẹo tìm cách hại người, tham ô công quỹ. Những kẻ ác thường phải chịu kết cục thảm hại.
Nguyệt Hòa biên tập