Đau chân khi đi bộ cảnh giác với bệnh động mạch chi dưới

avatar1735747168198-1735747168526903948646

Đau ở chân lúc đi bộ, sau khi nghỉ ngơi sẽ đỡ hơn cần cảnh giác với bệnh động mạch chi dưới. Bệnh ít gây tử vong (khoảng 1%) nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống, sinh hoạt, làm việc và lao động của người bệnh.

Bệnh động mạch chi dưới là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh lý này, trong đó xơ vữa động mạch chiếm hàng đầu. Hậu quả của bệnh động mạch chi dưới mạn tính ít gây tử vong (khoảng 1%) nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống, sinh hoạt, làm việc và lao động của người bệnh.

Tại Việt Nam, các bệnh lý tim mạch nói chung xuất hiện ngày càng nhiều, liên quan chặt chẽ tới các yếu tố nguy cơ: hút thuốc lá, đái tháo đường , tăng huyết áp, béo phì … Bệnh động mạch chi dưới mạn tính và các biến chứng của nó cũng được gặp ngày càng phổ biến hơn.

Dấu hiệu bệnh động mạch chi dưới

Triệu chứng điển hình của bệnh động mạch chi dưới là đau ở chân khi hoạt động thể chất, chẳng hạn như đi bộ , sẽ đỡ hơn sau khi nghỉ ngơi. Các triệu chứng đau, nhức hoặc chuột rút khi đi lại (đi khập khiễng) có thể xảy ra ở mông, hông, đùi hoặc bắp chân.

Các dấu hiệu thực thể ở chân có thể cho thấy ở bệnh động mạch chi dưới bao gồm:

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

  • Teo cơ (yếu)
  • Rụng lông
  • Da mỏng, sáng bóng; da lạnh khi chạm vào, đặc biệt nếu kèm theo đau cách hồi khi đi bộ (điều này sẽ thuyên giảm khi ngừng đi bộ).
  • Giảm hoặc mất mạch ở bàn chân.
  • Vết loét ở chân hoặc bàn chân không lành; và ngón chân lạnh hoặc tê.

Nếu không được điều trị chi dưới, khi đó không những xuất hiện đau mà sẽ xảy ra tình trạng viêm loét hoặc hoại tử đầu chi do thiếu máu. Đây là biến chứng nặng nề, sẽ dẫn đến cắt cụt chi gây tàn phế cho người bệnh. Tùy vào vị trí bị hoại tử mà cắt cụt cao hay thấp.

Các xét nghiệm để đánh giá chính xác mức độ tổn thương do động mạch chi dưới thường được áp dụng hiện nay bao gồm: siêu âm mạch máu, chụp cắt lớp đa dãy (MSCT) mạch máu và chụp mạch sẽ xác định được mức độ hẹp mạch máu, vị trí chính xác của mạch máu bị hẹp. Đây là những xét nghiệm mà nhiều trung tâm, bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương đã thực hiện được một cách thường quy. Các xét nghiệm này giúp cho bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp.

Điều trị bệnh động mạch chi dưới

Điều trị đúng chuyên khoa là điều quan trọng nhất để giảm thời gian chi bị thiếu máu, tăng khả năng tái thông mạch và bảo tồn chi dưới. Các phương pháp điều trị hiện nay bao gồm:

  • Điều trị thuốc

Bệnh nhân cần được điều trị bằng thuốc ngay cả khi không can thiệp phẫu thuật mạch máu hoặc trước và sau can thiệp, phẫu thuật mạch máu. Các thuốc được dùng gồm thuốc chống tắc mạch (thuốc chống ngưng tập tiểu cầu hoặc kèm kháng đông thế hệ mới liều thấp), các thuốc giãn mạch, tăng cường máu đến nuôi dưỡng chi, các thuốc ổn định mảng xơ vữa, thuốc kiểm soát tăng huyết áp, tiểu đường.

  • Điều trị bằng can thiệp nội mạch máu

Là phương pháp hiện đại và đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam, tuy nhiên cần có những trung tâm chuyên sâu về mạch máu để được điều trị đúng mức và hiệu quả.

Phương pháp này ít xâm lấn, bác sĩ chỉ dùng dụng cụ đưa vào trong lòng động mạch bị hẹp, nong đoạn hẹp và đặt giá đỡ (stent) tại vị trí hẹp. Kết quả của điều trị bằng can thiệp mạch đã đạt được kết quả rất tốt, ưu điểm có thể can thiệp được nhiều mạch, nhiều tầng mạch máu trong 1 cuộc can thiệp, bệnh nhân hồi phục nhanh, có thể ra viện sớm.

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật bóc nội mạc, bắc cầu bằng vật liệu tự thân hoặc mạch nhân tạo là các phương pháp điều trị kinh điển, bác sĩ sẽ làm một cầu nối mới đi vòng qua chỗ động mạch bị tổn thương.

Phẫu thuật Hybrid là phối hợp cả can thiệp nội mạch và phẫu thuật mạch chi dưới, tận dụng được ưu điểm của cả hai phương pháp, đem lại hiệu quả tưới máu tối đa đặc biệt là những tổn thương khó mà can thiệp hoặc phẫu thuật riêng rẽ không thể thực hiện được, hoặc thực hiện kém hiệu quả.

Tóm lại: Bệnh động mạch chi dưới cần khám và phát hiện bệnh sớm, ở giai đoạn chưa đau khi nghỉ ngơi hay chưa có viêm loét, hoại tử chi do thiếu máu. Phát hiện sớm sẽ giúp người bệnh tránh được tàn phế do các biến chứng của bệnh.

Khi đã xuất hiện bệnh, có đau cách hồi, người bệnh cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch và dùng thuốc thường xuyên theo chỉ dẫn. Theo dõi định kỳ để có biện pháp can thiệp kịp thời tránh biến chứng.

Chia sẻ bài viết: