Dấu hiệu mãn kinh, tiền mãn kinh, chị em ngoài 40 nên biết để phòng biến chứng

thumb-dau-hieu-man-kinh-tien-man-kinh-1728972900312357887530-1728973038414104296840-33-0-342-494-crop-1728973064655755460111
GĐXH - Đa số các chị em bước vào giai đoạn tiền mãn kinh khi ở độ tuổi từ 45 đến 50 tuổi. Thế nhưng thực tế, nhiều chị em có dấu hiệu tiền mãn kinh sớm ở tuổi 30 hoặc đến tận 55 tuổi mới có dấu hiệu.

Thế nào là mãn kinh và tiền mãn kinh?

Tiền mãn kinh (còn gọi là thời kỳ chuyển tiếp mãn kinh) là giai đoạn trước khi nữ giới chính thức bước sang thời kỳ mãn kinh. Thời kỳ tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 8 – 10 năm trước thời kỳ mãn kinh diễn ra. Trong giai đoạn này, nồng độ hormone Estrogen bắt đầu có hiện tượng suy giảm gây ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là sự rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và chức năng sinh sản của nữ giới.

Mãn kinh là quá trình tự nhiên của cơ thể chịu tác động bởi sự suy giảm chức năng và hoạt động của buồng trứng, làm cho cơ thể nữ giới không tiếp tục diễn ra quá trình rụng trứng cũng như nồng độ các nội tiết tố như Estrogen suy giảm nghiêm trọng. Điều này có nghĩa là khi bước vào thời kỳ mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới sẽ chấm dứt và chị em cũng không còn khả năng sinh sản.

Giai đoạn tiền mãn kinh diễn ra khi nào?

Đa số các chị em phụ nữ thường bước vào giai đoạn tiền mãn kinh khi ở độ tuổi từ 45 đến 50 tuổi. Thế nhưng thực tế, vẫn có người bắt đầu có các dấu hiệu tiền mãn kinh sớm ở tuổi 30 hoặc có người đến tận 55 tuổi mới có dấu hiệu. Thời gian diễn ra giai đoạn tiền mãn kinh cũng sẽ khác nhau, một số người chỉ 1 hoặc 2 năm, nhưng cũng có người kéo dài đến 7 hoặc 8 năm.

Khi tiền mãn kinh, buồng trứng sẽ giảm sản xuất hormone estrogen và progesterone, khiến kinh nguyệt trở nên thất thường hơn và cơ thể bắt đầu giảm khả năng mang thai. Cuối cùng, khi đã ngừng phóng thích trứng hoàn toàn và kinh nguyệt không xuất hiện trong 12 tháng liên tục, điều đó có nghĩa là giai đoạn tiền mãn kinh đã chấm dứt, bạn thực sự bước vào giai đoạn mãn kinh và cơ thể không còn khả năng thụ thai.

Nhận diện ngay các lỗi phong thủy nguy hiểm
đang tàn phá tài lộc, sức khỏe gia đình bạn

Đây là một sự tiếp nối tự nhiên và bình thường trong chu kỳ sinh sản của phụ nữ do quá trình lão hóa gây nên. Tuy nhiên, một số trường hợp sau có thể khiến các triệu chứng tiền mãn kinh đến sớm hơn như: Tác dụng phụ của một số loại thuốc, di truyền…

6 dấu hiệu điển hình của mãn kinh, tiền mãn kinh

Rối loạn kinh nguyệt

Sự thay đổi của hormone estrogen sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa hormone này và hormone progesterone khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ trong giai đoạn này xảy ra rất bất thường.

Bốc hỏa, đổ mồ hôi vào ban đêm

Phụ nữ tiền mãn kinh thường hay gặp tình trạng bốc hỏa, làm xuất hiện cảm giác nóng bừng lan rộng từ ngực, vai, mặt. Triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột và kéo dài từ 2 – 3 phút.

Tình trạng đổ mồ hôi và ban đêm diễn ra thường xuyên hơn kết hợp với tình trạng bốc hỏa có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào làm cho phụ nữ ở thời kỳ này ngủ không ngon giấc.

Cáu kỉnh, dễ nóng giận

Khi giấc ngủ bị thay đổi cộng với sự thay đổi bất thường của hormone estrogen có thể khiến cho phụ nữ trong giai đoạn này cảm thấy khó chịu, bứt rứt, dễ nóng giận và cáu kỉnh hơn thường ngày.

Ở giai đoạn này, cảm xúc của người phụ nữ dễ thay đổi và dễ bị tác động từ bên ngoài hơn, dễ khiến cho người bệnh xuất hiện tình trạng trầm cảm, u uất.

Căng tức ngực

Phần ngực của phụ nữ cũng dễ xuất hiện tình trạng căng tức nhưng với mỗi người sự xuất hiện, tần suất và sự khó chịu do triệu chứng này là khác nhau.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do tâm trạng của người phụ nữ không ổn định, thường xuyên rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Khô âm đạo

Khi lượng estrogen thay đổi bất thường trong giai đoạn tiền mãn kinh sẽ dẫn tới sự điều tiết sản xuất chất nhờn ở cơ quan sinh dục bị ảnh hưởng gây nên tình trạng khô âm đạo.

Tình trạng khô âm đạo diễn ra sẽ khiến cho âm đạo khô và teo làm cho mỗi khi quan hệ sẽ dễ xuất hiện cảm giác đau rát, nặng hơn có thể làm chảy máu và tổn thương âm đạo.

Đi tiểu thường xuyên hơn

Việc suy giảm hormone estrogen sẽ khiến cho niêm mạc âm đạo mỏng hơn, dễ dẫn tới tình trạng mất lực giữ các cơ vùng âm đạo và bàng quang khiến cho đường thoát nước tiểu không kín hoàn toàn. Chính điều này làm cho phụ nữ trong độ tuổi này tiểu không tự chủ, đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Tiền mãn kinh, mãn kinh, khi nào cần gặp bác sĩ?

Phụ nữ cần thăm khám ngay nếu cảm thấy các triệu chứng mãn kinh gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng sống. Thông qua thăm khám, kiểm tra và trao đổi thông tin, bác sĩ sẽ hướng dẫn một số giải pháp giúp phụ nữ cảm thấy thoải mái hơn. Có thể chỉ định toa thuốc kết hợp trong trường hợp thật sự cần thiết. 

Ngoài ra, khuyến cáo phụ nữ nên thăm khám sức khỏe tổng quát cũng như sức khỏe phụ khoa tối thiểu 6 tháng/lần để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu…; đánh giá nguy cơ loãng xương; thăm khám phụ khoa phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa, nhất là ung thư sinh dục.

Nếu bị chảy máu âm đạo bất thường sau khi đã mãn kinh 1 năm, phụ nữ cần thăm khám ngay bởi đó có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung hoặc ung thư nội mạc tử cung.

Chia sẻ bài viết: