Để nuôi quân Tào Tháo cả gan trộm mộ, Lưu Bị lại dám làm việc này: Đúng là không ngờ!

untitled-1-recovered-16

Thiên hạ đại loạn, Tào Tháo trộm mộ để nuôi quân đã bị lên án, chỉ trích, nhưng không ngờ hành động của Lưu Bị còn bị lên án hơn.

Những năm cuối thời Đông Hán, thiên hạ đại loạn, các thế lực, chư hầu khắp nơi nổi lên tranh cứ. Nhiều cuộc chiến đẫm máu xảy ra. Nhưng cuối cùng chỉ có ba thế lực mạnh nhất vươn lên để phân tranh thiên hạ, tạo thành thế chân vạc nổi tiếng Tam Quốc, đó là Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô.

Chúng ta biết rằng, Lưu Bị lúc đầu vì để tiêu diệt giặc Khăn Vàng chiêu mộ nghĩa binh, đã dựa vào tấm lòng trọng nghĩa khinh tài của Trương Phi và các thương nhân khác. Còn Tào Tháo ngoài dựa vào sản nghiệp nhà họ Tào, ông cũng phải dựa vào nhiều thương gia để có tiền nuôi quân dựng đại nghiệp.

Trong Tam quốc diễn nghĩa, cho dù Tào Tháo bị khắc họa thành gian hùng, nhưng tác giả cũng không thể không thừa nhận, Tào Tháo là người đầu tiên khởi lên ngọn cờ lớn trung nghĩa, là anh hùng hiệu triệu thiên hạ chư hầu cùng nhau thảo phạt nghịch tặc.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Sau khi Tào Tháo thích sát Đổng Trác không thành, ông đã trở về quê để chiêu mộ nhân tài để lập đại nghiệp. Để khởi nghĩa cần có tiền, khi đó Tào Tháo đã được cự phú Vệ Hoằng giúp đỡ “tận xuất gia tài, mua sắm áo giáp cờ phiên”.

Hầu hết nho thương cổ đại Trung Quốc thể hiện tiết tháo và đại chí “thành đạt kiêm tế thiên hạ”, họ hoàn toàn khác biệt so với thương nhân thời nay, điều họ giảng ra chính là trọng nghĩa khinh tài, họ không coi trọng kim tiền, có thể dùng tiền tài cứu trợ quốc gia, đó mới là giá trị nhân sinh mà những người như họ coi trọng.

Tuy nhiên, giữa thời buổi loạn lạc, việc đủ ăn đã là chuyện không dễ, huống hồ là việc duy trì lương thực để nuôi quân trong thời gian dài. Lúc bấy giờ, quân lương được coi là một trong những vấn đề trọng yếu đối với mỗi nước.

Ngay cả Tào Tháo cũng từng vì chuyện này mà sầu não. Ông chọn cách đạo mộ, tấn công các ngôi mộ hoàng gia để cướp vàng bạc, châu báu nuôi quân.

Trong cuốn “Hậu Hán thư” cũng có ghi chép lại hành vi đạo mộ của Tào Tháo. Điển hình như có lần Tào Tháo cùng đạo quân trộm mộ của mình xông vào lăng mộ của Lương Hiếu Vương, tông thất của nhà Hán, để cướp vàng bạc, châu báu. Số của cải cướp được nhiều đến nỗi đủ cho Tào Tháo có thể nuôi quân trong vòng 3 năm mà không phải suy tính gì.

Tuy phương pháp này bị lên án nhưng cũng không gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân lúc bấy giờ.

Lưu Bị có xuất điểm yếu hơn Tào Tháo - Ảnh: Internet
Lưu Bị có xuất điểm yếu hơn Tào Tháo – Ảnh: Internet

Giống như Tào Tháo, trên hành trình khởi nghiệp, xây dựng cơ đồ với tham vọng phục hưng Hán thất, Lưu Bị cũng từng phiền muộn vì chuyện thiếu thốn lương thực để nuôi quân. Dù không chọn đạo mộ như Tào Tháo, nhưng cách mà Lưu Bị, một vị quân chủ nổi tiếng với hình tượng nhân nghĩa, làm thì lại được coi là thất đức, vô sỉ.

Theo đó, năm 214, trước khi tiến vào Tây Xuyên, Lưu Bị khi đó vẫn chưa có căn cứ riêng, vì vậy việc đánh chiếm được Ích Châu là việc vô cùng quan trọng đối với ông.

Bấy giờ, chỉ dựa vào mình Lưu Bị thì không thể thực hiện được. Suy cho cùng, chỉ có sự đồng tâm hiệp lực của binh sĩ liều mạng chiến đấu thì mới có thể chiến thắng. Do vậy, để khích lệ binh sĩ dốc toàn lực trong trận chiến quan trọng, Lưu Bị đã hứa rằng một khi chiếm được Thành Đô, tất cả của cải trong kho sẽ ban phát cho họ.

Nhờ sự khích lệ to lớn này, binh sĩ dưới trường của Lưu Bị nỗ lực chiến đấu và cuối cùng chiếm được Thành Đô. Lưu Bị đã thành công trong chiến dịch Tây Xuyên. Chiến thắng này là nền tảng quan trọng trong việc xây dựng cơ đồ của nhà Thục Hán.

Sau khi vào thành, Lưu Bị đã thực hiện lời hứa của mình khi phân phát tất cả của cải trong thành cho binh lính tham chiến.

Lưu Bị có căn cứ quan trọng, binh lính dưới trướng đã có của cải. Thoạt đầu đây là một thành công lớn, kết cục hoàn mỹ. Tuy nhiên, đúng là niềm vui chẳng tày gang vì Lưu Bị sớm phát hiện ra số của cải để chi dùng cho quân dụng không đủ.

Chọn cách đúc lại tiền để làm đầy ngân khố. Cách làm này của Lưu Bị thậm chí còn bị chỉ trích nhiều hơn Tào Tháo.Chọn cách đúc lại tiền để làm đầy ngân khố. Cách làm này của Lưu Bị thậm chí còn bị chỉ trích nhiều hơn Tào Tháo.
Chọn cách đúc lại tiền để làm đầy ngân khố. Cách làm này của Lưu Bị thậm chí còn bị chỉ trích nhiều hơn Tào Tháo – Ảnh: Internet

Lưu Bị vừa mới tiếp quản Ích Châu, làm thế nào để xoay xở ra tiền? Hơn nữa, cuộc chiến vừa mới kết thúc, mọi thứ về kinh tế, năng suất lao động… cũng cần phải có thời gian để phục hồi. Làm thế nào để vượt qua giai đoạn khó khăn này là một vấn đề nan giải với Lưu Bị.

Tuy nhiên, đúng lúc này, Lưu Ba, một chuyên gia quản lý tiền bạc nổi tiếng ở Tây Xuyên, đã hiến kế cho Lưu Bị. Đó là đúc lại tiền.

Lưu Ba hiến kế rằng nên đúc ngay tiền có mệnh giá một trăm, điều hóa giá trị với mọi vật, đồng thời dùng thư lại làm quan kiểm soát để bình ổn giá. Theo đó, loại tiền mới được đúc có chất lượng kém so với bản gốc.

Sau khi Lưu Bị áp dụng phương pháp này, ngân khố bắt đầu đầy lên chỉ trong vài tháng. Lưu Bị tuy có thể nhanh chóng giàu lên, nhưng dân chúng lại chịu khổ. Bởi đồng tiền trong tay họ vô giá trị và sức mua bị giảm sút. Đây không phải là việc lừa dối dân thường sao?

Vì vậy, xét trên phương diện xoay xở để có tiền nuôi quân, việc làm của Lưu Bị có phần đáng chê trách nhiều hơn so với Tào Tháo.

Nguyệt Hòa biên tập
Theo Soha

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: