Blog
Đếm ngược đến sự thay đổi của nền văn minh mới?
Nhà tâm linh Parker và Biggs đều cho rằng sẽ có đại địa chấn, dẫn phát sóng thần kinh hoàng phù hợp với hiện tượng dịch chuyển cực được Thomas mô tả.
Hôm nay chúng ta sẽ thảo luận về cuốn sách “Câu chuyện Adam và Eva” của Chan Thomas đã bị CIA cấm trong 50 năm. Thomas tin rằng Trái đất đã nhiều lần trải qua sự dịch chuyển cực, dưới những trận đại hồng thủy khủng khiếp, các nền văn minh đã nhiều lần bị phá hủy. Ông đã tìm được bằng chứng gì để thuyết phục mọi người?
Cao nguyên Colombia kỳ lạ
Nhà địa chất học người Mỹ J Harlen Bretz đã bị thu hút bởi địa hình đặc biệt ở đây từ nhiều năm trước, giờ đây ông cuối cùng cũng có cơ hội tiến hành một cuộc khảo sát tại chỗ. Trên cao nguyên này có hàng trăm thác nước khô, một số thác thậm chí còn lớn gấp 5 đến 10 lần thác Niagara.
Ngoài ra còn có những hẻm núi khô đầy vết ngấn nước, lòng sông lồi lõm gồ ghề, những dải đá bazan lộ thiên lớn và những tảng đá granit khổng lồ nằm rải rác khắp nơi, đây dường như không phải là hình thái mà một cao nguyên bình thường nên có.
Sau nửa năm nghiên cứu, Bretz nảy ra một ý tưởng táo bạo. Năm 1923, ông xuất bản một loạt bài báo cho thấy một trận đại hồng thủy thảm khốc và bất ngờ là nguyên nhân căn bản hình thành nên địa hình kỳ quái này. Năm 1927, Bretz đã đưa ra báo cáo khảo sát về một trận đại hồng thủy cho các nhà chức trách địa chất Mỹ.
Tuy nhiên, các nhà địa chất đã hỏi Bretz: Nước đến từ đâu? Bretz không trả lời được. Kết quả là, những chuyên gia này đã bác bỏ ý tưởng của Bretz, giới khoa học bắt đầu khẩu tru bút phạt ông, chỉ trích ông “giả thuyết thái quá”, mưu đồ chứng minh những truyền thuyết thần thoại như Con tàu của Nô-ê là báng bổ khoa học, là một bước lùi của khoa học…
Xem đến đây, người ta không khỏi thở dài, đáng tiếc lúc đó Thomas mới 7 tuổi, nếu không, lý luận của ông đã có thể giải thích được nguồn gốc của trận đại hồng thủy, và Bretz sẽ không bị coi là kẻ dị loại trong khoa học, bị đả kích, bài trừ và chế giễu khắp nơi.
Tuy nhiên, Bretz cũng rất kiên cường, ông đã phản kháng hàng chục năm, kiên trì khẳng định sự tồn tại của trận đại hồng thủy. Dưới áp lực của thế tục, ông cũng có những nhượng bộ nhất định, thay đổi số trận đại hồng thủy từ một lần thành bảy lần, tức là do sự xói mòn của bảy trận đại hồng thủy cuối cùng đã tạo thành địa hình đặc thù của cao nguyên Columbia.
Sau này, với sự phát triển của công nghệ hàng không và sự nhượng bộ của Bretz, giới khoa học cuối cùng cũng tiếp nhận giả thuyết về trận đại hồng thủy của ông. Năm 1979, Hiệp hội Địa chất Hoa Kỳ đã trao tặng Bretz danh hiệu cao quý nhất của Hiệp hội Địa chất Hoa Kỳ, Huân chương Penrose.
Những địa hình kỳ lạ được tạo ra bởi trận đại hồng thủy trên Trái đất không chỉ ở một nơi như vậy. Ví dụ, ở Châu Phi, người ta đã phát hiện ra một cấu trúc địa lý đặc biệt gọi là Cấu trúc Richat hay còn gọi là Con mắt của sa mạc Sahara (Eye of the Sahara). Các nhà nghiên cứu phát hiện những đường vân sóng khổng lồ gần Con mắt của Sahara.
Những gợn sóng này trông giống như những ngọn đồi nhấp nhô và cao khoảng 15 mét, người ta thường gọi đó là “Dấu vân tay của hồng thủy”. Cũng chính là nói, vào thời cổ đại, khu vực xung quanh Con mắt của Sahara có thể đã bị đại hồng thủy nhấn chìm biến thành đại dương, sau đó nước biển rút đi, để lại một sa mạc cằn cỗi.
Mọi người dần dần đồng thuận rằng Trái đất từng đã trải qua đại hồng thủy, nhưng trên Trái đất có từng tồn tại những nền văn minh nào?
Lục địa Mu
Vào thế kỷ 19, nhà thám hiểm khảo cổ và cổ vật người Mỹ gốc Anh Augustus Le Plongeon đã phát hiện ra sau khi nghiên cứu sâu về các tài liệu cổ do nền văn minh Maya để lại rằng từng tồn tại một siêu lục địa ở Thái Bình Dương, bắt đầu ở phía nam biên giới Tahiti.
Hawaii ở phía bắc, Đảo Phục Sinh ở phía đông và Quần đảo Mariana ở phía tây, dài khoảng 8.000 km từ đông sang tây, rộng khoảng 5.000 km từ bắc xuống nam, diện tích bằng tổng diện tích của cả Bắc và Nam Mỹ. Le Plongeon gọi đó là “lục địa Mu”.
Vào cuối thế kỷ 19, khi đại tá người Anh James Churchward đóng quân ở Ấn Độ, tình cờ ông có được một bia văn Naccal từ tay vị trụ trì của một ngôi đền cổ Ấn Độ giáo. Đây là một loại văn tự cực kỳ khó hiểu, vị đại tá dưới sự chỉ điểm của cao tăng Ấn Độ, đã đọc ra lịch sử hưng suy của một nền văn minh cổ vĩ đại, ấn chứng nhận định của Le Plongeon.
Theo mô tả trong văn hiến Maya và bia văn Ấn Độ, lục địa Mu từng có một nền văn minh huy hoàng xán lạn. Quốc vương của đế quốc Mu được gọi là “Ra”, Ra đại biểu cho Mặt trời, Mu đại biểu cho mẹ. Vì vậy, đế quốc Mu được gọi là “Đế quốc của Mẹ Mặt trời”.
Ngành kiến trúc và hàng hải của đế quốc Mu rất phát triển. Có những con đường và kênh đào bằng đá chỉnh tề ở thủ đô và các đô thị của lục địa Mu, những bức tường ở thủ đô được trang trí bằng vàng sáng lấp lánh, mọi người đều sống xa hoa. Tuy nhiên, lục địa Mu cuối cùng đã biến mất do siêu núi lửa bộc phát, động đất và sự vận động của vỏ Trái đất.
Vậy thì, con người liệu có thể tìm thấy tàn tích của lục địa Mu?
Có một công trình kiến trúc giống kim tự tháp dưới đáy biển đảo Yonaguni ở Nhật Bản. Nó được gọi là Đài tưởng niệm Yonaguni. Nhà địa chất biển Nhật Bản Masaaki Kimura cho rằng đây là công trình nhân tạo đã chìm xuống đáy biển. Ông đề xuất rằng kim tự tháp dưới đáy biển này thuộc về lục địa Mu huyền thoại đã thất lạc.
Nan Madol ở Micronesia được cho là khả năng từng là phần phía nam của lục địa Mu. Có 98 hòn đảo nhân tạo ở đây, chứa đầy những kết cấu kiến trúc do những trụ nham thạch núi lửa khổng lồ cấu thành. Cho đến ngày nay, không ai có thể giải thích ai đã kiến tạo nên những kết cấu này, và kiến tạo nó bằng cách nào.
Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu thông qua bản quét radar ánh sáng trên không (LIDAR) mới nhất đã phát hiện rằng, Nan Madur từng có hệ thống tưới tiêu nhân tạo có thể cung cấp nước ngọt cho cư dân trong toàn bộ khu vực. Điều này cho thấy đây cũng là một xã hội rất phát triển.
Trên đảo Phục Sinh, nơi được coi là phần phía đông của lục địa Mu, các nhà khảo cổ học cũng có những phát hiện đáng kinh ngạc. Mọi người hẳn đã biết rằng, có rất nhiều bức tượng đá Moai khổng lồ trên Đảo Phục Sinh. Các cuộc khai quật mới tiết lộ rằng các bức tượng Moai thậm chí còn lớn hơn chúng ta nghĩ, vì nửa thân dưới của chúng được chôn sâu dưới lòng đất.
Điều này đặt ra một câu hỏi mới, tại sao nó lại được thiết kế như thế? Để biến thành dạng như hiện tại, những người xây dựng trước tiên cần đào một cái hố sâu trong lòng đất, đặt một tảng đá cao khoảng 9 mét, nặng 80 tấn vào đó, sau khi hoàn thành thì lấp đất vào hố và chôn, phần thân dưới của tượng đá được chôn chặt.
Tại sao phải làm như vậy? Nếu đã biết sẽ chôn phần thân dưới của bức tượng, thì tại sao họ lại phải điêu khắc cẩn thận như vậy? Lẽ nào là để tương lai đào nó ra sẽ mang đến cho mọi người một bất ngờ thú vị?
Còn nếu người xây dựng nó không cố ý làm điều này, thì một khả năng khác lại xuất hiện, đó là tượng đá ban đầu được đặt trên mặt đất trong trạng thái một bức tượng toàn thân, chỉ là trong quá trình lịch sử lâu đời, không biết nó đã bị cát bụi chôn cất từ khi nào mà trở thành dạng mạo như thế này.
Theo nghiên cứu, từng có hơn 12.000 cư dân trên hòn đảo Phục Sinh nhỏ bé này. Những người này đến từ đâu? Các nhà nhân chủng học giới chủ lưu tin rằng họ có thể là những người đến từ Polynesia, đã thử vận may trên đại dương rộng lớn, ngồi trên những chiếc thuyền mộc và tìm ra hòn đảo. Tuy nhiên, nếu lục địa Mu từng tồn tại thì mọi chuyện rất đơn giản, chỉ cần bước qua là được.
Ngoài ra, còn có những mái vòm đá khổng lồ trên đảo Tongatapu, những đồng tiền đá khổng lồ trên đảo Waqab, những đàn tế tương tự như kim tự tháp của người Maya trên quần đảo Tuamotu, v.v.
Di tích của những hòn đảo xa xôi này có những điểm tương đồng rõ ràng, mỗi hòn đảo đều có một truyền thuyết về hòn đảo lớn bị chìm xuống biển. Vì sao lại như vậy? Nếu tất cả chúng đều từng thuộc về cùng một hòn đảo lớn, điều đó sẽ dễ dàng hơn.
Theo ghi chép cổ xưa, đế quốc Mu khi hùng mạnh nhất, từng chia thành ba tuyến đường đến các nơi trên thế giới để thiết lập những thuộc địa thực dân. Ảnh hưởng của nó lan rộng khắp Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và Châu Mỹ.
Điều này sẽ giải thích những điểm tương đồng giữa người Polynesia và người Hy Lạp, và tại sao cư dân trên Đảo Phục Sinh lại sùng bái một vị Thần Mặt Trời có tên là Ra. Điều này cũng giống với Thần Mặt Trời Ra trong nền văn minh Ai Cập cổ đại. Không chỉ vậy, một số học giả còn phát hiện điểm tương đồng giữa thần linh của nền văn minh cổ đại ở Hy Lạp, Ai Cập và thậm chí cả Ấn Độ.
Ngoài ra còn có nhiều di tích ở châu Mỹ ghi lại sự tồn tại của lục địa Mu. Ví dụ, các nhà khảo cổ từng khai quật hơn 2.600 tấm bia đá ở một thị trấn nhỏ cách thành phố Mexico 8 km về phía bắc, dòng chữ trên tấm bia đá số 684 có nội dung: “Ngôi đền này được xây dựng trên vùng đất khai hoang của lục địa Mu tuân theo ý chỉ của Ra, người phát ngôn của vị Thần bảo hộ, vị vua vĩ đại của chúng ta, để bảo vệ các sứ thần của Đế quốc Tây phương Mặt Trời.”
Có một ngôi đền bị phá hủy ở Uxmal trên Bán đảo Yucatán của Mexico (Península de Yucatán), trên văn bia của nó ghi: “Để tưởng nhớ nơi chúng tôi đến từ đó – Lục địa (Mu) phương Tây.” Có một văn bia ở kim tự tháp Teotihuacan nổi tiếng ở phía tây nam thành phố Mexico, nói rằng kim tự tháp này được xây dựng để tưởng nhớ lục địa (Mu) phương Tây đã mất.
Trong cuốn sách, Thomas trình bày một số bằng chứng mạnh mẽ ủng hộ lý thuyết thảm họa theo chu kỳ. Ông cũng đưa ra lý do tại sao các thảm họa theo chu kỳ lại xảy ra và thời điểm xảy ra sự dịch chuyển cực tiếp theo.
Sự dịch chuyển cực tiếp theo
Thomas cho rằng cũng giống như quỹ đạo hình elip của Trái đất, rất nhiều quỹ đạo vận hành của vũ trụ cũng có hình elip, nhưng điểm trung tâm rất bí ẩn, khó biết chính xác. Trái đất trong sự vận hành lớn của vũ trụ, nó sẽ đi qua vùng từ trường bằng 0. Tầng vỏ rắn và tầng dung nham lỏng nóng chảy của Trái đất, nhờ tác dụng của từ trường vũ trụ, mới có thể bảo trì trạng thái ổn định.
Nếu Trái đất tiến vào vùng từ trường bằng 0, trường điện từ của Trái đất sẽ hỗn loạn, tầng dung nham nóng chảy sẽ biến thành lớp dầu bôi trơn, vỏ Trái đất có thể trượt trên đó. Thay vì được phân bố đều trên trục Trái đất, chỏm băng ở Bắc Cực sẽ cung cấp trợ động lực ban đầu, khiến phát sinh sự dịch chuyển cực.
Do quỹ đạo hình elip rất bí ẩn, nên chu kỳ phát sinh dịch chuyển cực của Trái đất cũng không cố định, tương ứng với nó, thời gian tồn tại của các nền văn minh cao cấp trên Trái đất cũng dài ngắn khác nhau. Ví dụ, dựa trên một số nghiên cứu địa chất và cổ sinh vật học, Thomas đề xuất rằng nền văn minh cuối cùng ở Bắc Cực, ngày nay là lưu vực Sudan, đã tồn tại được 4.500 năm.
Bắc Cực trước đó nằm ở khu vực Vịnh Hudson của Canada, nền văn minh ở đó đã tồn tại được 7.000 năm. Khi Thomas xuất bản cuốn “Câu chuyện Adam và Eva” vào năm 1993, ông đã tính toán rằng lần dịch chuyển cực tiếp theo, cũng chính là sự kết thúc của nền văn minh hiện tại của chúng ta, sẽ xảy ra sau từ 7 đến 200 năm nữa, tức là từ năm 2000 đến 2193.
Mặc dù giới khoa học chủ lưu không chấp nhận lý luận của Thomas, nhưng họ cũng cho rằng sự đảo cực của Trái đất xác thực đã xảy ra hàng trăm lần. Trung bình cứ 30 vạn năm nó lại đảo ngược một lần, dài hơn nhiều so với chu kỳ mà Thomas đưa ra. Mọi người chẳng phải sẽ thở phào nhẹ nhõm sao?
Đừng lo lắng, vì theo thuyết pháp của giới khoa học chủ lưu, đã 80 vạn năm trôi qua kể từ lần dịch chuyển cực cuối cùng, vượt rất xa chu kỳ trung bình. Nói cách khác, dù theo toán pháp của Thomas hay theo giới khoa học chủ lưu, thì chúng ta đang ở giai đoạn cuối của một sự đảo cực.
Nghiên cứu phát hiện, vào đầu những năm 1990, Bắc Cực đã trôi dạt khoảng 16 km mỗi năm, nhưng tốc độ đó đang gia tăng đều đặn. Trên thực tế, GPS cũng định kỳ cập nhật cũng tính đến điểm này.
Tần suất cập nhật đã thay đổi từ 5 năm một lần thành mỗi năm một lần, và hiện tại là sáu tháng một lần. Các cực hiện tại đang trôi dạt gần 64 km mỗi năm, từ trường của Trái đất đang suy yếu nhanh chóng, tất cả các dấu hiệu cho thấy hiện tượng đảo cực có thể sắp xảy ra.
Khi nó tiến gần đến cực điểm, từ trường của Trái đất trở nên hỗn loạn. Vệ tinh, GPS, máy bay và nhiều công nghệ dựa vào từ trường Trái đất sẽ gặp trục trặc. Đồng thời, từ trường Trái đất sẽ suy yếu mạnh, khiến chúng ta dễ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của Mặt trời như gió Mặt trời, bão Mặt trời, phun trào nhật hoa, v.v.
Trong trường hợp này, các vệ tinh sẽ bốc cháy nếu chúng không được tăng cường chống lại bức xạ, và hoạt động đủ mạnh của Mặt Trời có thể dẫn đến gián đoạn toàn bộ điện lực trên Trái đất trong nhiều ngày, nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng ở một số nơi.
Thành thật mà nói, những mô tả về đảo cực gợi nhớ đến những dự ngôn gần đây về tương lai. Nhà dự ngôn Brandon Biggs mới nổi tiếng trong năm nay, nữ tu người Pháp sống cách đây hơn trăm năm và nhiều người đã từng trải qua trải nghiệm cận tử đều biểu thị sẽ xảy ra mất điện toàn cầu, thế giới sẽ chìm vào bóng tối. Điều gì có thể dẫn đến mất điện trên toàn thế giới? Có lẽ là từ trường Trái đất biến trở nên rất yếu?
Ngoài ra, nhà tâm linh Parker và Biggs, hay họa sĩ truyện tranh Nhật Bản Long Thụ Lượng đều cho rằng sẽ có đại địa chấn, dẫn phát sóng thần kinh hoàng, điều này dường như phù hợp với hiện tượng dịch chuyển cực được Thomas mô tả.
Nhưng đây có phải là ngày tận thế? Thomas, người khẳng định đã tiếp xúc với các nền văn minh ngoài Trái đất, cho biết khi đó, những sinh vật đẳng cấp cao hơn, những thiên sứ sẽ đến đón những người đáp ứng được các tiêu chuẩn về nhận thức và đạo đức. Ông Biggs nói rằng, Sáng Thế Chủ sẽ giáng lâm, những ai chân chính tín Thần không cần phải cảm thấy sợ hãi hay lo lắng.
Theo DKN
- Nước chảy cuối dòng thành thác nước, người đến cùng đường người hồi sinh
-
Hồi ức tiền kiếp của một phụ nữ làm sáng tỏ bí ẩn về nền văn minh Atlantis?
- Tỷ phú Elon Musk 2 lần làm thơ dậy sóng cộng đồng mạng
- Cây lim 600 tuổi “hiến thân” ở vùng đất thiêng Lam Kinh