Blog
Điều gì đã xảy ra với Trương Liêu và Cao Thuận sau khi Lữ Bố bị đánh bại?
Trương Liêu và Cao Thuận đều là những tướng dưới quyền của Lữ Bố, cả hai người cũng là những võ dũng vô cùng nổi tiếng. Vậy tại sao lại bị Tào Tháo bắt sống?
Về câu chuyện của Lữ Bố, vị tướng dũng mãnh thời Tam Quốc, có lẽ câu nói được người đời nghe nhiều nhất là “nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố”. Tuy nhiên, cuối cùng bị Tào Tháo giết chết.
Trương Liệu tự là Văn Viễn, là tướng nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là một trong những vị tướng giỏi nhất của phe Tào Ngụy từng tham gia nhiều trận đánh lớn và nổi tiếng nhất qua trận Hợp Phì với quân Đông Ngô.
Thời trẻ, Trương Liêu làm quận lại. Cuối thời Đông Hán, thứ sử Tinh châu là Đinh Nguyên thấy ông võ dũng hơn người nên mời đến làm tòng sự. Năm 189, Đinh Nguyên sai ông mang quân vào kinh. Tại kinh đô, Trương Liêu gặp Hà Tiến, Tiến cử ông đi Hà Bắc chiêu mộ quân.
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Khi Trương Liêu mộ được hơn 1000 quân trở về Lạc Dương thì Hà Tiến đã bị hoạn quan giết hại. Đổng Trác mang quân vào kinh, ông đi theo Đổng Trác.
Năm 192, Đổng Trác bị Lữ Bố giết, ông đi theo Lữ Bố, làm chức kị đô uý. Bộ tướng của Đổng Trác là Lý Thôi đánh báo thù vào Trường An, Lữ Bố thua trận bỏ chạy. Sau nhiều lưu lạc, năm 196, Bố chạy đến Từ châu, Trương Liêu vẫn đi theo, được kiêm nhiệm chức Lỗ quốc tướng khi mới 28 tuổi.
Năm 198, Tào Tháo đánh bại giết chết Lữ Bố ở Hạ Bì. Trương Liêu đầu hàng Tào Tháo, sau đó ông đã trở thành một trong ngũ hổ tướng hùng mạnh của Tào Tháo, 800 quân cảm tử của ông đã tiêu diệt 1 vạn quân của Tôn Quyền, có lúc ông còn xông đến trước mặt Tôn Quyền mà không khiến Tô Quyền sợ tái mặt.
Trận đánh này Trương Liêu chỉ có ít quân mà đánh cho quân Ngô khốn đốn, làm kinh động nước Ngô, người Giang Nam nghe đều khiếp đảm. Trẻ con ở Giang Nam nghe tên Trương Liêu không dám khóc vào ban đêm.
Cao Thuận cũng không kém, ông chỉ huy lực lượng gồm 700 người với lối đánh tấn công điên cuồng vào doanh trại của quân địch và được gọi là đội hình “hãm trận doanh”.
Điều đáng bàn ở đây là Trương Liêu và Cao Thuận đều là dũng tướng như vậy, tại sao lại bị Tào Tháo bắt?
Trương Liêu, Cao Thuận, Lữ Bố đã từng đánh bại Quan Vũ và Trương Phi, cũng từng có nhiều chiến tích. Khi đó, Lữ Bố rất tức giận khi biết Lưu Bị đã nhận mật thư của Tào Tháo và muốn lợi dụng mình, lập tức cùng Trương Liêu và Cao Thuận chia ba lộ quân tiến đánh Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi.
Lúc đó Trương Liêu và Cao Thuận tấn công Quan Vũ, còn Lữ Bố Lữ Bố đích thân dẫn quân tấn công Trương Phi, cuối cùng Quan Vũ và Trương Phi đều bị đánh bại, Lưu Bị lúng túng bỏ chạy để về Tiểu Bái, vì Lữ Bố truy kích nên không có thời gian để về nên phải xuyên thành và theo kiến nghị của Tôn Càn đào tẩu sang Tào Tháo.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa hồi thứ 19: Cao Thuận dẫn Trương Liêu công kích trại Quan Vũ, Lữ Bố công kích trại Trương Phi. Quan, Trương ra nghênh chiến, Huyền Đức dẫn hai lộ binh ứng chiến, Lữ Bố phân quân chia 2 lộ tấn công phía sau, Quan, Trương đều bị đánh bại, Huyền Đức dẫn mấy chục kỵ binh chạy về Phái Thành.
Khi Lữ Bố đuổi sau Huyền Đức, trên thành bắn tên xuống, nhưng tướng sĩ lại sợ bắn phải Lưu Bị, nên Lữ Bố thừa cơ tấn công vào thành, các tướng sĩ canh thành chạy toán loạn. Thấy tình thế nguy cấp về nhà không kịp nên Lưu Bị đành phải bỏ vợ con, băng qua thành, chạy khỏi cổng phía Tây rồi cưỡi ngựa chạy trốn.
Khi Lữ Bố bị Tào Tháo bao vây ở Hạ Bì, quân Tào đã bao vây thành trong nhiều tháng, Lữ Bố chỉ có một mình và không thể xông ra. Lúc này, thuộc hạ của Lữ Bố là Tống Hiến và Ngụy Tục làm phản, thừa dịp Lữ Bố ngủ say, họ trói Lữ Bố bằng dây thừng và đầu hàng Tào Tháo. Đầu tiên, tướng Hầu Thành đã đánh cắp con Xích Thố khiến Lữ Bố không có ngựa cưỡi và gần như mất đi hiệu quả chiến đấu.
Sau khi Lữ Bố bị bắt, Cao Thuận và Trương Liêu cũng bị Tào Tháo bắt, Cao Thuận bị Tào Tháo giết vì không nói một lời và thề không đầu hàng.
Trương Liêu và Cao Thuận võ công cao cường, là những tướng quân hung hãn, tại sao lại bị bắt không kịp trở tay?
Sở dĩ Trương Liêu và Cao Thuận bị bắt sống là vì khi đó Tào Tháo đã dùng kế sách của Quách Gia dẫn nước sông Nghi, sông Tứ vào thành Hạ Bì. Nước lũ tràn về, toàn bộ quân đội chìm trong nước, hoàn toàn bất lực.
Trong tình huống này, cho dù võ công cao cường đến đâu cũng không cách nào đột phá được vòng vây, đội quân của Vu Cấm sau này cũng bị nước của Sông Hán nhấn chìm và bản thân Vu Cấm cũng bị Quan Vũ bắt.
Nguyệt Hòa
Theo qulishi