Đời người có 3 cánh cửa, đến có thể chấp nhận thì đi cũng có thể tự tại

hakone-shrine-water-torii-hdr

Trước đây có một vị vương tử, một hôm vị vương tử hỏi thầy của mình là một giác giả: “Con đường của con sau này sẽ ra sao?”.

Vị giác giả trả lời: “Đường đời của con sau này sẽ gặp ba cánh cửa, trên mỗi cánh cửa sẽ ghi một câu nói, đến lúc đó con xem rồi sẽ hiểu”.

Vậy là không lâu sau đó, vị vương tử gặp một cánh cửa, trên đó ghi bốn chữ: “Thay đổi thế giới”.

Vị vương tử nghĩ: “Ta phải quy hoạch lại thế giới này, phải thay đổi những thứ mà mình nhìn không thuận mắt kia mới được”.

Vậy là vị vương tử đó tiến hành làm theo quy hoạch của mình.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Mấy năm sau, vị vương tử kia lại gặp cánh cửa thứ hai, trên đó ghi: “Thay đổi người khác”.

Vị vương tử này nghĩ: “Ta phải dùng tư tưởng mỹ diệu của mình để giáo hoá dân chúng, để tư tưởng của họ phát triển một cách đúng đắn nhất”.

Sau đó một thời gian, vị vương tử này lại thấy một cánh cửa, trên đó viết: “Thay đổi chính mình”.

Đọc xong, vị vương tử này nghĩ: “Ta phải thay đổi mình để trở thành mỹ hảo hơn nữa”, thế là vị vương tử này theo đó mà làm.

Tới một hôm, vị vương tử gặp lại vị thầy giác giả của mình.

Vương tử nói: “Con đã nhìn thấy 3 cánh cửa của đời mình. Con hiểu rằng, thay đổi thế giới này không bằng thay đổi đổi con người của thế giới này. Và thay đổi con người của thế giới này không bằng thay đổi chính mình”.

Vị giác giả nghe xong nói: “Có lẽ lúc này con nên quay về, đi ngược lại con đường con đã đi và nhìn kỹ ba cánh cửa đó”.

Lúc này, vị vương tử bán tín bán nghi đi quay lại con đường đó, vương tử nhìn thấy ba cánh cửa ở nơi rất xa, tuy nhiên khi đến nơi, vị vương tử phát hiện nó đã không còn như trước nữa.

Từ phía ngược lại này nhìn, vị vương tử nhìn thấy chữ ghi trên cửa là: “Chấp nhận chính mình”. Xem xong, vị vương tử mới hiểu ra rằng, tại sao bản thân luôn phải sống trong cảm giác tự trách bản thân và phiền não. Nguyên nhân bởi bản thân mình đã từ chối chấp nhận khuyết điểm của bản thân, cho nên luôn chỉ để ý đến khuyết điểm đó mà không nghĩ được gì khác.

Vậy là vị vương thử học được cách thưởng thức chính mình.

Vị vương tử tiếp tục đi quay trở lại, gặp cánh cửa thứ hai viết: “Chấp nhận người khác”. Lúc này vị vương tử mới hiểu tại sao bản thân luôn thấy oán trách người khác, nguyên nhân bởi bản thân mình luôn không chấp nhận sự khác biệt của người khác so với bản thân mình, bản thân mình lại không chịu đi lý giải người khác. Sau khi hiểu ra, vị vương tử học được cách bao dung người khác.

Vị vương tử lại tiếp tục đi về nơi ban đầu xuất phát, thấy được cánh cửa đầu tiên viết: “Chấp nhận thế giới”.

Lúc này vị vương tử mới hiểu tại sao mình luôn thất bại khi muốn thay đổi thế giới. Nguyên nhân chính là do bản thân mình không chấp nhận thực tế rằng, trên thế gian này có rất nhiều việc mà sức người không thể nào thay đổi được. Bỏ lỡ những việc bản thân có thể làm được tốt hơn, vị vương tử học được cách bao dung thế giới. Lúc này vị thầy giác giả đã đợi sẵn vị vương tử ở cuối con đường, giác giả nói với vị vương tử: “Ta nghĩ bây giờ thì con đã hiểu thế nào là hoà và tĩnh rồi”.

Kỳ thực, nhân sinh tại thế, cần biết sống trong nhận thức ưu và khuyết điểm của chính mình, đồng thời không ngừng cải thiện chính mình, có như vậy mới trở thành một người có đủ đầy nhân phẩm. Hơn nữa, làm người mà có thể bao dung được nhược điểm của người khác, đứng vào vị thế người khác mà suy nghĩ vấn đề thì sẽ có thể sống hòa ái với mọi người.

Làm người, dù bạn có đọc bao nhiêu cuốn sách, học được bao nhiêu điều đi chăng nữa, cũng cần phải học được năm điều này.

1. Học nhận sai

Con người thì thường chẳng mấy ai là người chịu nhận sai, phàm gặp chuyện gì cũng đều cho rằng người khác sai còn bản thân mình là đúng. Kỳ thực, làm người mà không biết nhận sai chính là cái sai lớn nhất.

Nhận sai có thể là cha mẹ, có thể là bạn bè, mọi người trong xã hội, thậm chí là người dưới cũng đều có thể nhận sai. Nhận sai không những không khiến cho chúng ta mất mặt mà còn thể hiện sự độ lượng của chính mình.

2. Học mềm mỏng

Răng thì cứng lưỡi thì mềm, trăm năm thay đổi lưỡi còn răng không. Thế nên mềm mỏng mới có thể giúp chúng ta sống lâu bền, hoà ái.

3. Học nhẫn

Thế gian này kẻ thành công người thất bại, âu khác nhau cũng chỉ bởi một chữ nhẫn mà thôi. Nhẫn một bước bể yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao, nhẫn một bước việc to hóa nhỏ, lùi một bước việc nhỏ hóa không.

4. Học cảm thông

Người với người mà thiếu đi sự cảm thông sẽ sản sinh thị phi tranh chấp, làm người thì cảm thông chính là chìa khóa giải quyết mọi mâu thuẫn, đưa con người đến gần nhau hơn.

5. Học buông bỏ

Làm người thì việc gì nhấc lên được cũng nên bỏ xuống được, có như vậy mới sống được thong dong tự tại. Chúng ta cũng giống như một chiếc túi hơi, khi cần dùng thì căng lên còn không thì xẹp xuống, nếu lúc nào cũng căng thì mệt mỏi vô cùng.

***

Con người sống ở thế gian, tuy năm rộng tháng dài nhưng đời là có hạn, công danh lợi lộc đến và đi hãy để nó tùy kỳ tự nhiên. Thứ không phải của mình, cưỡng cầu vô nghĩa, điều thực sự của mình có cự tuyệt cũng bằng không.

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: