“Đời người không được ăn hai bữa” Đó là những bữa nào?

untitled-1-36-2

Những câu nói dân gian thường bao hàm tất cả các khía cạnh của cuộc sống và là kết tinh của trí tuệ ngàn năm của người xưa. Về phép xã giao, người xưa có câu: “Đời người không được ăn hai bữa” rốt cuộc hai bữa nào không được ăn?

Cái gọi là “Đời người không được ăn hai bữa” để chỉ cách cư xử trên bàn ăn trong dân gian.

Ý nghĩa của câu này chính là nói:  “Yến tiệc đã dọn, rượu sau cỗ bàn” không thể ăn hai bữa này.

Yến tiệc đã dọn” không thể ăn

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Trong cuộc sống hàng ngày không thể tránh khỏi những bữa ăn đa dạng, và mỗi bữa ăn đều có ý nghĩa và mục đích riêng.

Người xưa có câu “Yến tiệc đã dọn thì không ăn được”, có nghĩa là: khi khách đến nhà, nếu thấy gia chủ đã dọn cơm rồi thì bữa này không tiếp tục ăn được nữa, nếu không sẽ bị coi thường.

Bởi vì trong trường hợp này, gia chủ hiển nhiên đã không coi trọng người được mời nữa. Rõ ràng là mời một người đến làm khách tại nhà, nhưng gia chủ lại ăn trước họ, khiến lúc khách đến như tiệc đã xong hết rồi thì là không? Ngay cả khi khách đến muộn, tại sao người chủ lại không thể đợi khách?

Sự thiếu tôn trọng nghiêm trọng này chỉ có thể cho thấy người được mời là một người cũng tầm thường.

Vì vậy khi gặp yến tiệc đã dọn thì nói chung là không nên ăn, nếu có người ăn tiệc rất nhiệt tình sau khi bữa đã dọn, người này sẽ có thể bị những người trong bàn coi thường. Đương nhiên, giữa những người bạn thân, hay những người thân thiết thì quy tắc này đương nhiên không tính.

“Rượu sau cỗ bàn” không thể dùng

Cái gọi là “Rượu sau cỗ bàn” về bản chất cũng giống như “Yến tiệc đã dọn”.

Có nghĩa là: rượu trong tiệc đã cạn, đồ ăn cũng đã ăn xong, có khách mới đến bất ngờ mà mang rượu mới đến để cùng uống thì bữa đó không thể ăn được nữa, nếu không người này sẽ bị cười nhạo.

Trong trường hợp này, loại rượu này là một loại không tôn trọng khách trên bàn tiệc, nó sẽ làm cho chủ nhà và khách cảm thấy khó chịu.

Bởi vì, lúc này trên bàn đã nhiều thức ăn thừa, cuộc nhậu lại trở thành cuộc nhậu nhẹt, nếu chủ nhà không chuẩn bị thêm ít nhất hai món nhỏ để nhấm nháp cùng ly rượu sẽ khiến người bên kia nghĩ không được tôn trọng, điều này gián tiếp gây thêm rắc rối cho chủ nhà.

Tục ngữ là những câu nói được lưu truyền trong dân gian, giàu kiến ​​thức, kinh nghiệm, ý nghĩa và có tính giáo dục cao. Tuy nhiên cũng phải tùy theo từng hoàn cảnh, đặc biệt là những người thân thiết với nhau thì lại không coi trọng những khuôn phép trong bữa ăn cho lắm.

Trên đây Vạn Điều Hay muốn gửi đến Quý độc giả một kinh nghiệm dân gian, cũng rất mong đem lại thêm những kiến thức hữu ích cho Quý độc giả tham khảo.

Kính chúc Quý độc giả hạnh phúc, may mắn!

Đăng Dũng biên tập

Nguồn: secretchina

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: