Gặp Sư thầy đang chăm sóc cây, Phật tử nhận được 4 bài học nuôi dạy con thành tài: Cha mẹ nên biết!

new-project-28-1

Từ việc chăm sóc cây cối, Sư thầy chỉ ra 4 việc vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc, dạy dỗ những đứa trẻ thành người đàng hoàng, tử tế.

Triết lý nuôi dạy con cái từ việc chăm sóc cây cối

Có một vị tín đồ nọ sau khi thắp nhang bái Phật ở điện thờ xong liền thong dong tản bộ đến vườn hoa sau chùa.

Đúng lúc ấy ông gặp được một vị viên đầu (chúng tăng phụ trách làm vườn trong chùa) đang cúi đầu tỉa tót chăm bón hoa cỏ.

Ngắm nghía hồi lâu, ông chỉ thấy vị sư thầy cầm chiếc kéo trong tay không ngừng cắt tỉa cành lá, sau lại nhổ cả gốc cây hoa chuyển sang trồng vào chậu khác, rồi tiếp tục tưới nước bón phân cho mấy cành cây đã héo rủ, phải nói là chăm sóc cây cối cực kỳ tỉ mỉ.

Vị tín đồ thấy vậy tỏ vẻ khó hiểu hỏi sư thầy: “Thưa thầy, khi chăm sóc cây cảnh, tại sao thầy phải cắt đi những cành lá còn tươi tốt? 

Mấy cái cây khô héo rồi thì sao còn phải tưới nước bón phần làm gì nữa? Hơn nữa tại sao phải chuyển cây từ chậu này sang chậu khác?

Đất không trồng cây nữa thì sao phải xới đi xới lại? Có cần phải phức tạp như vậy không ạ?”

Nhà sư nghe thế trả lời: “Chăm sóc hoa cỏ cũng giống như nuôi dưỡng con cái vậy. Nuôi nấng, dạy dỗ người thế nào thì chăm sóc hoa cỏ cũng giống như thế”.

Tín đồ nghe vậy, không cho là đúng bèn hỏi lại: “Hoa cỏ cây cối sao có thể so sánh với người được ạ?”

Nhà sư cũng không ngẩng đầu lên nhưng tiếp tục giảng giải:

“Thứ nhất, khi chăm bón cây cối, đối với những cái cây trông có vẻ tươi tốt um tùm nhưng sinh trưởng lộn xộn, hoa mọc tứ tung, mất trật tự thì phải cắt bớt những phần râu ria lởm chởm, ngắt vợi những chiếc lá không cần thiết đi, tránh cho chúng lãng phí chất dinh dưỡng của cây, như vậy sau này cái cây ấy mới có thể sinh trưởng xanh tốt được.

 Cũng giống như muốn chế ngự được sự ngông cuồng xốc nổi của con cái thì cha mẹ phải giúp nó bỏ được những thói hư tật xấu để chúng dần đi vào quỹ đạo đúng.

Thứ hai, ta nhổ cả gốc cây hoa rồi trồng sang một chậu khác, mục đích là để cây rũ bỏ đi khối đất cằn cỗi bạc màu kia, tiếp tục hấp thu chất dinh dưỡng từ chậu đất phì nhiêu màu mỡ hơn.

Điều này cũng giống như giúp con cái thoát khỏi môi trường xấu, bước đến một môi trường khác lành mạnh hơn, để chúng tiếp xúc với những người thầy tốt bạn hiền, từ đó trẻ sẽ học hỏi tiếp thu được những điều tốt đẹp hơn.

Thứ ba, tận tụy chăm bón tưới tắm cho những cây đã héo rũ, ta làm vậy là vì những cây khô này tưởng như đã chết nhưng sâu bên trong nó vẫn còn ẩn chứa đầy sức sống vô hạn.

Đừng vội cho rằng con cái hư đốn chúng ta không dạy dỗ được mà nản lòng buông xuôi chúng. Hãy nhớ rằng “Nhân chi sơ tính bản thiện”, chỉ cần ta dốc lòng thương yêu, dạy dỗ con cái đúng cách, rồi sẽ có một ngày con cái ta sẽ tự mình đi trên con đường đúng đắn.

Thứ tư, cuốc xới cho đất mềm tơi xốp là bởi đâu đó bên trong đất trồng còn có những hạt giống đang đợi nảy mầm. Giống như những học sinh nghèo khó nhưng có ý chí vươn lên, hãy giúp chúng một tay để chúng có cơ hội được phát triển mạnh mẽ!”

Vị tín đồ nghe xong vô cùng tán thưởng chân thành nói: “Thưa thầy, cảm ơn thầy đã dạy con một bài học sâu sắc về bồi dưỡng người tài!”

Trong Kinh Niết Bàn có nói thế này: “Tình dữ vô tình đồng viên chủng trí”.

Trên đời này chẳng có sinh mạng nào là không thể cứu vớt, cũng chẳng có nhân tài nào là không thể dạy dỗ được.

Lời bình

Trước các cửa chùa, chúng ta thường thấy có một bức tượng Phật Di Lặc với khuôn mặt ngập tràn nụ cười, đó là mang ý muốn nói dùng lòng từ bi để cảm hóa chúng sinh.

Đồng thời, phía sau Phật Di Lặc có thêm một bức Tượng Quan Công Vi Đà Hộ Pháp tay cầm thanh đao, mang ý nghĩa dùng quyền uy để chế ngự chúng sinh.

Tương tự như vậy, cha mẹ thầy cô cũng nên vừa mềm mỏng là vừa nghiêm khắc trong giáo dục con cái và học trò, có như vậy con trẻ sẽ chẳng khó để thành tài!

Lan Hòa biên tập
Nguồn: Soha

 

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: