Gia Cát Lượng mai phục 10.000 tinh binh đóng quân ở đây, Thục quốc dù diệt vong cũng không được trở về
Sự huy hoàng của quyển tiểu thuyết “Tam Quốc Diễn Nghĩa” đã đưa nhiều người đến với thời đại Tam Quốc, trong thời kỳ đầy hỗn loạn này đã diễn ra vô số câu chuyện cảm động. Tam quốc bao gồm 3 nước Ngụy-Thục-Ngô, hoặc là liên minh với nhau, hoặc là tấn công nhau vì lợi ích cá nhân, trình diễn một vở kịch lịch sử đầy hấp dẫn.
Trong lòng đa số người đọc, Thục là bên công lý, liên minh với Đông Ngô để đấu tranh chống lại Tào Ngụy. Ngụy là nước mạnh nhất, ép buộc Ngô và Thục phải cùng nhau chống lại Tào Ngụy. Tuy nhiên, Ngô và Thục đã không ít lần trở mặt nhau, thậm chí đánh nhau dữ dội chỉ vì lợi ích riêng, hoàn toàn đảo lộn mối quan hệ. Kết thúc câu chuyện không được mỹ mãn lắm. Lưu Bị thất bại trong việc khôi phục triều Hán, những nhân vật anh hùng xưa lần lượt ra đi, chỉ còn lại Gia Cát Lượng vẫn cố gắng kiên cường chống đỡ cho vương triều Thục Hán đang dần bại trận.
Đông Ngô đã giành chiến thắng trong trận Di Lăng, nhưng không tiến hành tấn công vào nước Thục vì lực lượng Tào Ngụy ở phía Bắc rất mạnh mẽ. Nếu cả Ngô và Thục đều bị tổn hại thì cũng tương đương với việc giúp Tào Ngụy ngồi không hưởng lợi. Sau khi Lưu Bị qua đời, thiên hạ bị chia làm 3 phần, Gia Cát Lượng quyết định tái thiết quan hệ với Đông Ngô. Vào năm 229 sau Công Nguyên, Gia Cát Lượng phái Đặng Chi làm sứ thần đến Đông Ngô, hai nước Ngô và Thục lại liên minh một lần nữa để chung sức chống lại Tào Ngụy. Đồng thời, Gia Cát Lượng và Tôn Quyền cũng thỏa thuận rằng, sau khi tiêu diệt Tào Ngụy sẽ lấy biên giới Hàm Cốc để phân chia thiên hạ. Sau đó, Ngô và Thục lại giao hảo tốt như xưa, tựa như liên minh giữa Tôn Quyền và Lưu Bị nhiều năm trước. Tuy nhiên, ai cũng hiểu rằng việc hình thành liên minh chỉ là một sự thoả hiệp tạm thời. Lý do Ngô và Thục hợp tác lại là do Tào Ngụy quá mạnh, và một khi đã tiêu diệt được Tào Ngụy thì hai quốc gia sẽ lại châm ngòi chiến tranh một lần nữa.
Gia Cát Lượng không bao giờ quên nỗi tủi nhục khi nước Ngô xâm chiếm Kinh Châu và đốt cháy trại lính. Cả Ngô và Thục đã từng tiến hành nhiều cuộc phục kích phương Bắc vào Ngụy quốc và đã thỏa thuận liên minh trước, nhưng thực tế là cả hai đều án binh bất động và cảnh giác nhau. Trong suốt cuộc đời, Gia Cát Lượng đã tiến hành nhiều cuộc phục kích Bắc phương, mỗi lần ra quân, ông đều sai các chỉ huy tin cậy tới biên giới của Ngô và Thục để đặt quân phòng ngự, nhằm tránh lặp lại chuyện cũ khi Quan Vũ bất cẩn để mất Kinh Châu. Vào năm Kiến Hưng thứ tư, Gia Cát Lượng tiến hành Bắc phạt, điều Lý Diễn đang đóng quân ở Vĩnh An đến Giang Châu, đồng thời sai Trần Đạo trấn giữ Vĩnh An và giao cho ông đội quân tinh nhuệ nhất. Vĩnh An chính là một thành trì quan trọng ở biên giới giữa Thục và Ngô, Trần Đáo là vị tướng quân thân tín của Lưu Bị. Gia Cát Lượng còn viết thư cho anh trai Gia Cát Cấn, nói rõ rằng có nhiều quân ở Vĩnh An và Giang Châu, nhằm cảnh báo Tôn Quyền qua lời của Gia Cát Cấn rằng đừng mơ tưởng có thể tận dụng cơ hội như trước khi ông tiến công Bắc phạt.
Ngay cả sau khi Gia Cát Lượng qua đời, trong mấy chục năm sau đó, Khương Duy cũng tiến hành nhiều cuộc Bắc phạt. Tuy nhiên, ông luôn tuân thủ lời khuyên của Gia Cát Lượng, không bao giờ tiêu tốn toàn lực để chinh phạt Bắc phương, mà luôn để lại mười ngàn binh lính tinh nhuệ để đề phòng Đông Ngô, ngay cả khi Thục Hán diệt vong cũng không được phép trở về cứu viện. Trên thực tế, sau khi Gia Cát Lượng ra đi, Đông Ngô vẫn tiếp tục thực hiện những động thái nhỏ ở biên giới nhưng quân Thục Hán đã sớm chuẩn bị đối phó từ lâu. Vào năm 263 sau Công nguyên, Đặng Ngải buôn lậu đến Âm Bình, Lưu Thiền đầu hàng tại Thành Đô, Thục hán diệt vong. Sau khi Lưu Thiền đầu hàng cho Ngụy, ông đã viết một bức thư tay cho La Hiến, ra lệnh La Hiến dẫn đại quân tới và đóng trại tại ngoại ô Vĩnh An, chuẩn bị đầu hàng Ngụy. Lúc này, thủ lĩnh của nước Ngô lúc bấy giờ là Tôn Hưu, với danh nghĩa trợ giúp Thục Hán, đã sai quân đại tiến vào quận Ba Đông của Thục Hán. Ngay lập tức, La Hiến tại thành Vĩnh An chỉ dựa vào sức của vài ngàn quân Thục để chống lại cả đại quân của nước Ngô.
Sau khi Tư Mã chiêu nhận được tin tức về việc Đông Ngô có ý định thừa nước đục thả câu, ông lập tức sai Hồ Liệt, thứ sử Kinh Châu, dẫn độ 20.000 quân và tiến công vào quận Tây Lăng của Đông Ngô. Khi đó, La Hiến đã đối mặt với đại quân của Đông Ngô được sáu tháng, Tôn Hưu nhận thấy không thể chiếm được Vĩnh An, Quận Tây Lăng của nước Ngô lại bị quân nước Ngụy tấn công, Tôn Tú không còn cách nào khác đành phải hạ lệnh rút quân. Sau khi vòng vây Vĩnh An được giải phóng, Tư Mã Chiêu đã trọng thưởng cho La Hiến. La Hiến biết rằng khi Khương Duy đầu hàng cho Ngụy thì đã không còn cơ hội nữa rồi, liền chấp nhận phần thưởng và đầu hàng Ngụy. Để thể hiện sự khác biệt của mình so với Thục Hán, Tư Mã Chiêu đã phong La Hiến làm Vạn Niên Hầu và cho ông tiếp tục dẫn quân đến bảo vệ Vĩnh An.
Lan Chi biên dịch
Nguồn: soundofhope (Lý Tĩnh Nhu)