Gia đình nề nếp: “Con không oán cha mẹ già yếu, cha mẹ không trách con tùy tiện”

untitled-1467

Nuôi dạy con cái là “bài học” lớn nhất trong cuộc đời làm cha, làm mẹ. Để dưỡng thành nên một đứa con ngoan không phải là chuyện dễ dàng, cần phải kết hợp hài hòa giữa tình yêu thương và sự lý trí. Phận làm con, chữ Hiếu cần phải làm tròn, hiếu thuận với bậc sinh thành chính là phép tu dưỡng lớn nhất của đời người.

Con có 5 điều không oán

Thứ nhất: Không oán trách cha mẹ không có khả năng. Đây là điều mà đa số mọi người đều mắc phải, bởi vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, họ thường phàn nàn rằng cha mẹ không cung cấp đầy đủ những gì họ muốn, cha mẹ không có đủ khả năng để mua cho họ những món đồ đắt tiền hoặc không có đủ điều kiện để mang lại cho chúng ta điều kiện giáo dục tốt hơn,… nhưng kì thực, những điều này không đáng để chúng ta phàn nàn. Cha mẹ đã hy sinh và vất vả suốt một đời để nuôi dưỡng con cái, và những gì cha mẹ mang lại cho con cái đều là những điều tốt đẹp nhất.

Thứ hai: Không oán trách cha mẹ nặng lời. Con cái vào độ tuổi trưởng thành, cha mẹ thường đặc biệt quan tâm đến con cái. Vào thời điểm này, con cái sẽ trải qua thời kì khủng hoảng về tâm sinh lý, đôi khi cha mẹ không tránh khỏi việc nói nặng lời, khi đó, con cái sẽ sinh ra tâm lý oán giận. Tuy nhiên, có một sự thật chúng ta cần hiểu rằng, ngoài cha mẹ ra, những người xung quanh sẽ không bao giờ “cằn nhằn” chúng ta, họ sẽ không hề quan tâm xem bạn sống như thế nào, sinh hoạt hằng ngày ra sao. Những câu nói “cằn nhằn” đó, kì thực là xuất phát từ tình yêu thương vô bờ bến mà cha mẹ dành cho con cái.

Thứ ba: Không oán giận cha mẹ hay nổi nóng với mình. Có đôi khi, bản thân cảm thấy đã cố gắng nhưng vẫn nghe những nói trách móc của cha mẹ, những lúc này chúng ta cũng đừng nên oán than, kì thực, họ cảm thấy không hài lòng là muốn tốt cho chúng ta hơn, họ muốn tương lai của con cái sẽ tươi sáng hơn, sau này sẽ không phải sống một cuộc đời khổ cực. Những lúc như thế này, nhất định phải thật thông cảm cho họ, đừng nên oán trách về những lời phàn nàn “tuy khó nghe nhưng rất chân tình” của họ.

Thứ tư: Không oán trách tuổi cha mẹ đã già. Tuổi tác của cha mẹ theo thời gian cũng sẽ  nâng dần lên theo năm tháng, cơ thể cũng dần dần trở nên yếu hơn, không còn khỏe mạnh như trước. Bởi vậy, lúc này chúng ta cũng cần quan tâm đến cha mẹ nhiều hơn, chậm rãi bước chân để ở bên họ thật nhiều, đừng vì cha mẹ già yếu mà không quan tâm đến họ, những lúc như vậy, chúng ta hãy thử nhớ lại ngày còn bé, cha mẹ đã nhẫn nại để nuôi dưỡng và dìu dắt chúng ta như thế nào.

Thứ năm: Không oán trách việc cha mẹ đau ốm, cũng giống như điều trên, khi tuổi tác cha mẹ ngày một già đi, sẽ dẫn đến một số bệnh tật, cần có người chăm sóc và quan tâm, mà lúc đó, con cái không thể oán trách cha mẹ phiền phức. Những lúc như vậy, hãy nhớ về ngày xưa kia, khi chúng ta còn nhỏ và bị ốm, cha mẹ đã chăm sóc chu đáo chúng ta như thế nào?

Cha mẹ có 7 điều không trách

Thứ nhất: Khi đứng trước mặt nhiều người thì không trách mắng con trẻ, khi trẻ còn nhỏ, chúng thường rất tự ti, lòng tự trọng rất cao. Nếu chúng phạm lỗi, thì cũng đừng trách chúng trước mặt nhiều người, cha mẹ cũng cần chú ý đến địa điểm, thời gian để trách cứ con trẻ.

Thứ hai: Khi trẻ nhận ra sai lầm rồi thì không trách, nếu trẻ đã nhận thức được cái sai của mình, lúc đó cha mẹ đừng nên trách mắng trẻ. Nếu bạn cứ tiếp tục trách cứ và mắng trẻ, thì lần sau trẻ cũng sẽ vẫn phạm lỗi và thậm chí là nói dối để bao che cho cái lỗi của mình.

Thứ ba: Trước khi đi ngủ thì không trách trẻ, khi trẻ chuẩn bị đi ngủ, cha mẹ chú ý đừng nên trách cứ trẻ, bởi lòng tự tôn của trẻ rất mạnh, nếu trước khi ngủ mà trách cứ trẻ, thì sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ sâu của trẻ, dẫn đến việc ảnh hưởng đến kết quả học tập của ngày hôm sau.

Thứ tư: Không trách trẻ lúc ăn cơm. Thời gian cả nhà quây quần bên nhau ăn cơm là khoảng thời gian hạnh phúc nhất, lúc này cha mẹ không nên trách cứ và mắng mỏ trẻ, như vậy trẻ sẽ không ngoan ngoãn ăn cơm nữa.

Thứ năm: Khi ăn mừng thì không trách cứ: Khi tham gia tiệc sinh nhật hoặc bữa tiệc mừng chuyện vui nào đó, cha mẹ đừng nên trách cứ trẻ, nếu không trẻ sẽ cảm thấy tủi thân đến  vài ngày.

Thứ sáu: Khi trẻ sầu não đừng nên trách cứ, khi tâm trạng của trẻ không vui thì không nên trách cứ trẻ, vốn dĩ chúng đã không vui vẻ, nếu mà lại bị mắng cho một trận nữa, tâm trạng của trẻ cũng có thể sẽ không vui trong mấy ngày liền.

Thứ bảy: Khi trẻ đang ốm và thân thể không thoải mái thì cha mẹ cũng không nên trách cứ, vốn dĩ cơ thể trẻ đã không thoải mái rồi, nếu lại trách cứ trẻ, điều đó sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu nhiều hơn mà thôi.

Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính, nuôi con là quá trình vất vả, cha mẹ cần phải đặt rất nhiều công phu. Trên chặng đường nuôi dưỡng những đứa trẻ hạnh phúc, cha mẹ cũng sẽ học được cách “trưởng thành” hơn từng ngày.

Lan Hòa
Nguồn: Alobuowang

 

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: