Gia đình sống có phép tắc, con cái mới ngoan ngoãn, sống có đạo đức!

photo-2022-08-15-15-11-04

Cổ ngữ có câu: “Quốc có quốc pháp, gia có gia quy”, cổ nhân từ thời xa xưa rất coi trọng nề nếp, kỷ cương trong gia đình.

Cổ nhân thường nói: “Nếu không có quy định thì không thể làm nên vòng tròn”, nhưng ngày nay, rất nhiều bậc cha mẹ đã vứt bỏ những giáo huấn của cổ nhân, nuôi dạy con mà không có bất cứ quy tắc chuẩn mực nào.

Như chúng ta đã biết, nếu trong gia đình không có quy tắc nề nếp kỷ cương, thì những đứa trẻ trong gia đình sẽ không thể giáo dục và tu dưỡng tốt, cuối cùng chịu thiệt vẫn là những đứa trẻ.

Trung Hoa từ xưa đến nay được mệnh danh là quốc gia “Lễ nghi chi bang”, những câu nói của cổ nhân về quy tắc cơ bản trong sinh hoạt gia đình, nó không chỉ là lễ nghi, mà hơn nữa là thể hiện sự giáo dưỡng của một người.

Quy tắc trong gia đình, không chỉ có tác dụng quy phạm đạo đức, mà còn có tác dụng rất tốt để chỉ đạo cho từng lời nói, hành vi của chúng ta. Quy tắc nề nếp của gia đình, chính là báu vật vô giá của một gia đình:

Khi ăn uống

  1. Khi gia đình ăn cơm chung, người lớn tuổi trong nhà sẽ ngồi ở vị trí trung tâm, vợ chồng thường ngồi cạnh nhau, những người khác ngồi theo thứ tự (tùy theo số tuổi). Những đứa trẻ trong độ tuổi tập ăn có thể được ưu ái ngồi cạnh người lớn tuổi, nhưng vị trí ngồi không thể cao hơn.
  1. Khi cả nhà đang dùng bữa, khi người lớn tuổi chưa động đũa, thì con cháu trong nhà cũng không thể động đũa.
  2. Khi ăn cơm thì nhai kỹ, hạn chế nhai phát ra âm thanh. Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với những người xung quanh.
  3. Đũa không được cắm dựng đứng vào bát cơm, như vậy giống như cơm cúng cho người đã khuất. Đây là hành động kiêng kị.
  4. Không dùng đũa gõ vào nồi, đây là hành động thô lỗ. Chỉ có ăn mày mới làm như vậy.
  5. Khi ăn, hai tay phải đặt lên trên bàn, dùng hai tay để nâng bát cơm, tuyệt đối không thể dùng một tay xúc cơm, một tay rũ xuống bàn.
  6. Khi ăn không được cắn đũa
  7. Chọn thức ăn không thể chọn đầy ắp thức ăn, cần chia sẻ với những người xung quanh.
  8. Khi đến nhà người khác ăn cơm, chủ nhà chưa ăn thì mình cũng không thể ăn trước.
  9. Rót trà không thể rót đầy.

Trong cuộc sống gia đình

  1. Đối với người lớn tuổi hơn, không thể xưng hô và đối xử như người ngang tuổi, cần phải kính trọng và tôn kính họ.
  2. Không được rung đùi
  3. Không kéo ống quần và vén áo lên cao
  4. Không la hét, trách mắng lẫn nhau nơi công cộng
  5. Không đứng dựa vào cửa, không nói lớn tiếng
  6. Khách đến chơi nhà, không được quét nhà khi khách chưa về
  7. Không chỉ tay hoặc nhìn chằm chằm vào người khác
  8. Khi đưa kéo hoặc đồ vật sắc nhọn cho ai đó, cần phải đổi đầu ngược lại (đầu sắc nhọn của đồ vật không được hướng về phía đối phương).

Ra vào cửa nhà

  1. Khi ra ngoài phải xin phép người lớn trong nhà, khi trở về thì phải chào hỏi người lớn tuổi.
  2. Quần áo không thể lộng lẫy, nhưng nhất định phải gọn gàng, sạch sẽ.
  3. Khi nhìn thấy người lớn, nhất định phải thể hiện sự cung kính.
  4. Không đứng trên đường “buôn chuyện” với ai đó một thời gian dài.
  5. Khi đi bộ, bước chân phải nhịp nhàng, lưng thẳng và ngẩng đầu, tự tin nhìn thẳng về phía trước.
  6. Đi trên đường có người hỏi đường, cần phải hướng dẫn chi tiết, khi hỏi đường người khác, nhất định phải biểu đạt sự biết ơn của bản thân.
  7. Khi gặp người già, trẻ em hoặc phụ nữ mang thai, nhất định phải nhường đường, nhường ghế.

Đến nhà người khác chơi

  1. Khi gõ cửa, nhịp điệu nên chậm rãi, nói chung là gõ một lần, sau đó gõ hai lần, nhớ đừng gõ cửa vội vàng.
  2. Nếu phát hiện có vị khách khác cũng đến chơi, sau khi chủ nhà giới thiệu phải cúi đầu chào, khi ra về cũng vậy.
  3. Khi chủ nhà đang trò chuyện với vị khách khác, không được nóng lòng ngồi xuống. Có việc muốn trao đổi với chủ nhà thì cần đến một địa điểm khác để bàn chuyện chi tiết hơn.
  4. Không tùy tiện ngẫu nhiên sử dụng các thiết bị và đồ đạc khi chưa có sự đồng ý của chủ nhà.
  5. Đến chơi nhà người khác, nhớ là không được phép tùy tiện ngồi lên giường nhà họ.
  6. Không được phép tùy tiện vào căn phòng không có người khi chưa có sự cho phép của chủ nhà.
  7. Khi nói chuyện nhớ tập trung lắng nghe, khi nói chuyện nên tập trung vào mắt, nhìn thẳng vào mắt của đối phương khi nói chuyện.
  8. Nếu nhìn thấy chủ nhà ngáp hoặc liên tục xem đồng hồ, thì hãy tế nhị xin về sớm hơn.
  9. Giờ ăn và giờ ngủ thì không đến chơi nhà người khác. 

Đối nhân xử thế

  1. Không chỉ trích khuyết điểm của người khác, không khoa trương và phóng đại ưu điểm của bản thân.
  2. Việc trong nhà đóng cửa bảo nhau, không tùy tiện nói với người bên ngoài.
  3. Không xúc phạm và giễu cợt người khác.
  4. Khi nhìn thấy người tàn tật, không được chế giễu hay giễu cợt họ, cần phải đặc biệt cung kính.
  5. Khi thấy một người bán hàng rong, khi mua hàng của họ thì không nên “trả giá” với họ.
  6. Khi bạn đối xử tử tế với người khác, không được cứ mãi để trong lòng và yêu cầu người khác báo đáp. Tuy nhiên, khi nhận được ân huệ của người khác, nhất định phải nghĩ cách để báo ơn!
  7. Khi gặp khó khăn nhất định phải bình tĩnh, đối với việc bản thân không thể làm được, thì nhất định không thể phô trương.
  8. Khi gặp chuyện khó khăn, nhất định phải suy xét và suy nghĩ một cách lý trí. Không thể dùng cảm tính để nhìn nhận sự việc.
  9. Những gì bản thân không muốn thì cũng không làm cho người khác. Không truyền năng lượng tiêu cực cho những người xung quanh.

Một gia đình không có quy tắc và kỷ cương thì thật nguy hiểm, không kính lão, không yêu trẻ, thì thật là một việc đáng sợ!

Tác giả Mã Bá Dong từng nói: “Truyền thừa của một gia tộc, giống như một món đồ cổ vô giá”, sự truyền thừa này được trau chuốt và tích lũy sau một khoảng thời gian dài. Dần dần, món đồ cổ vô giá ấy giống như được bọc trong một lớp giấy thâm trầm của thời gian và sự trưởng thành của năm tháng, yên tĩnh và ấm áp, toát lên một bầu không khí cổ xưa.

Đồ cổ là vật báu hữu hình, ta có thể dễ dàng nhìn thấy. Nhưng sự thừa kế của gia đình là không thể nhìn thấy được, sờ cũng không thấy, nhưng nó vô hình chung đã thấm dần trong máu xương của mỗi người trong gia đình. 

Trở thành sợi dây gắn kết tinh thần giữa các thành viên trong gia đình, thậm chí là một phần tính cách, thậm chí là số phận của họ”.

Một gia phong tốt, đó chính là nền tảng giúp gia đình phát triển thịnh vượng, có thể giáo dục nên những đứa trẻ xuất sắc trong tương lai. Một gia phong nề nếp tốt, mới có thể tạo nên một ngôi nhà tốt, đó chính là báu vật vô giá của mỗi gia đình chúng ta.

Lan Hòa biên dịch
Nguồn: Aboluowang – Tống Vân

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: