“Gia ngôn của Khổng Tử”: Giải pháp hôn nhân

khong

Khổng Tử dạy các đệ tử của mình cách trị lý quốc gia, hiếu với dân, tề gia trị quốc theo nghi thức và luật pháp, để quốc gia hưng thịnh, bách tính quy thuận.

Một hôm Khổng Tử toạ đàm với công tước Ai Công của nước Lỗ, Ai Công xin vấn an: “Xin được hỏi Ngài phương pháp quan trọng nhất để trị lý bách tính là gì?” Vẻ mặt của Khổng Tử trở nên có Thần sắc nghiêm túc và đáp: Ngài thực sự là người may mắn có thể nói về vấn đề này, thật sự là sự may mắn của bách tính, vì vậy vi thần dám trả lời câu hỏi này mà không có bất kỳ do dự nào.

Ai Công hỏi: “ Xin hỏi Ngài làm thế nào để trị lý chính sự?” Khổng Tử đáp: “ Phu Phụ hữu biệt, Nam nữ tương thân, Quân thần tín nghĩa” (Cha con có tình thân, Vợ chồng chung sống hoà hợp, Quân thần có tín nghĩa), nếu làm tốt ba việc này thì việc khác mới làm được.

Ai Công nói: “Ta tuy không có tài năng, nhưng ta vẫn muốn biết phương pháp thực hiện ba việc này, Ngài có thể nói cho ta biết được không? Khổng Tử hồi đáp nói: “Người xưa khi cai quản việc quan, yêu dân là quan trọng nhất, yêu dân thì quan trọng nhất là thực hiện nghi thức; thực hiện nghi thức, điều quan trọng nhất là tôn trọng; điều tôn trọng nhất là hôn nhân của Hoàng đế và các Hoàng tử.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Khi kết hôn, các Thiên tử chư hầu đều mặc y phục của nam nhân để đích thân đến nghênh tiếp. Đó là một biểu hiện của sự kính trọng, ngưỡng mộ cảm tình khi được đón tiếp tận mắt.

Vì vậy, người quân tử dùng kính trọng, lòng ngưỡng mộ và cảm tình để hoà hợp tương thân. Nếu không có sự tôn trọng (kính ý), đó là từ bỏ cảm giác yêu thương. Nếu không thân, không kính, hai bên không có sự tương hỗ thì không thể tôn trọng nhau. Tình yêu và sự tôn trọng có lẽ là nền tảng của việc trị vì một quốc gia”.

Ai Công nói: “Ta còn muốn hỏi Ngài, Thiên tử chư hầu đều mặc y phục đích thân nghênh tiếp không phải quá long trọng sao?” Khổng Tử nghiêm mặt đáp: “Hôn nhân là sự hòa giải của hai họ khác nhau, để tiếp nối truyền thống của tổ tiên. Con cháu, làm chủ thiên hạ, đền thờ tổ tiên, cúng tế. Sao có thể nói là quá long trọng? ”

Ai Công nói: “Ta là một người suy nghĩ rất thiển cận, rất thiển cận, làm sao tôi có thể nghe được lời của Ngài, ta muốn hỏi, nhưng tìm không ra lời, xin từ từ nói cho ta biết”.

Trong quá khứ, các vị vua của các triều đại Hạ, Thương, Chu, tam đại thánh minh quản lý các công việc triều chính. Họ đều kính trọng thê tử của họ, đây là có đạo lý. Thê tử là người có thể thay thế tế tự tông, còn nhi tử là người nối dõi tông đường, người quân tử có thể không kính trọng việc này sao?

Tôn trọng vấn đề này quan trọng nhất là tôn trọng chính mình. Chính mình và con cháu họ hàng, còn có thể bất kính sao? Không tôn trọng mình thì hại người thân, hại người thân thì hại gốc, hại gốc thì gia đình bị diệt vong. Dân chúng cũng giống như quốc vương, có cả ba người, nhà Vua, thê tử và thái tử.

Hãy nghĩ đến bách tính từ chính mình, nghĩ đến con trai của người ta từ con trai của chính mình, nghĩ đến vợ của người ta từ vợ của chính mình, nếu Quốc vương có thể kính trọng ba phương diện này, thì sẽ giáo hoá thông hành thiên hạ. Đây là phương cách trị vì đất nước của các Thái Vương trong quá khứ, nếu bạn làm được như vậy, Quốc gia sẽ thuận lợi”.

Ai Công hỏi: “Tôi xin hỏi tôn trọng chính mình có nghĩa là gì?” Khổng Tử đáp: “Kẻ cầm quyền nói sai thì dân làm theo, nếu làm sai thì dân làm theo. Nếu quốc vương không nói sai hoặc làm điều sai trái, dân chúng sẽ kính cẩn tuân theo mệnh lệnh của quốc vương. Làm được cái này, nói không chừng chỉ coi trọng chính mình, mà còn có thể thành tựu người thân”.

Ai Công hỏi: “Thành tựu người thân là gì?”. Khổng Tử đáp: “ Sở dĩ một người quân tử có danh vọng. Bách tính xưng cấp cho anh là quân tử để gọi những người thân của mình là một người có danh vọng, còn mình là con của người có danh vọng.

Khổng Tử tiếp tục nói: “Nếu chỉ chú tâm vào chính trị mà không lo cho dân chúng thì không thể đạt được chính mình; nếu không đạt được chính mình thì không thể làm cho quốc gia được ổn định; Nếu không làm cho quốc gia ổn định thì không thể vô tư, nếu không thể vô tư thì không thể đạt được chính mình ”.

Ai Công hỏi: “Tôi có thể hỏi làm thế nào bạn có thể đạt được chính mình?” Khổng Tử trả lời: “Nếu bạn làm mọi việc phù hợp với lẽ thường và không đi quá giới hạn, bạn có thể nói rằng bạn đã hoàn thành chính mình. Không vượt ra ngoài lẽ thường, bạn hợp với mệnh trời”.

Ai Công hỏi: “ Tại sao quân tử không tôn trọng mệnh Trời?”. Khổng Tử trả lời: “Tôn kính vì nó chuyển động không ngừng, giống như mặt trời và mặt trăng mọc lên và lặn xuống mỗi ngày, đây là đường của Trời; nó cũng vậy. Đường Trời nếu chạy không chướng ngại và tồn tại lâu dài. Đó cũng là đường Trời mà vạn vật sinh sôi nảy nở mà không thấy việc gì phải làm; đây cũng là đường Trời khi người ta đạt được chính mình và luôn đề cao việc làm của người ta”.

Ai Công nói: “Tôi thật sự rất ngu muội. Tôi cảm ơn vì Ngài đã kiên nhẫn dạy tôi những lẽ thật này”. Khổng Tử kính cẩn rời khỏi chỗ ngồi và đáp: “Người nhân từ không thể vượt qua quy luật tự nhiên của vạn vật, người con hiếu thảo không thể vượt ra ngoài những chuẩn mực của tình cảm gia đình. Vì vậy, người nhân từ phụng sự cha mẹ mình như phụng sự Trời, và người ấy phụng sự Trời như thể phụng sự cha mẹ mình. Đây là cái gọi là hiếu thuận tự mình đạt được”.

Ai Công nói: “Tôi đã nghe được những đạo lý này, tương lai nếu phạm sai lầm thì phải làm sao?” Khổng Tử đáp: “Ngươi có thể nói những lời như vậy, đây đã là phúc phận rồi!”

Từ Thanh biên dịch
Theo: Tịnh Âm – Soundofhope

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: