Blog
Giải đáp mật mã Pi 3,14
Pi 3,14 hiện vẫn là 1 con số đầy bí ẩn đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên mọi bí ẩn đều sẽ có những đáp án riêng tùy theo tư duy của mỗi người. Dưới góc nhìn khác nhau, lý giải khác nhau, chúng ta nhất định là có một câu trả lời phù hợp nhất. Nào mời bạn hãy cùng tôi đi tìm lời giải của Pi dưới một góc nhìn khá là thú vị này nhé!
Một nửa của 13 là 8?
Tôi đã xem qua cuốn sách với tựa đề Một nửa của 13 là 8 và thấy khá hứng thú với cách nhìn nhận vấn đề cho ra rất rất nhiều đáp án vô cùng hợp lý. Tôi sẽ tóm tắt khái quát một chút nội dung trong cuốn sách này.
Có thể bạn nghĩ kết quả này hoàn toàn sai, nhưng nó không thật sự sai, cũng có người nghĩ nó rất đúng và cũng không thật sự đúng. Đúng sai không nằm ở kết quả mà nằm ở tư duy. Thế giới hàng tỷ người sẽ có bao nhiêu tư duy khác nhau? Tư duy khác nhau, quan điểm khác nhau dẫn đến hành động khác nhau và cho ra các kết quả khác nhau.
Những bí ẩn mà các nhà khoa học không thể trả lời được thì cho rằng chưa có thiết bị tiên tiến hơn. Hay trong y học sức khoẻ, khi dịch bệnh xảy ra vì sao có người bệnh người không bệnh, tại sao người sát bên không bị lây mà người cách xa kia lại bị lây, có người dùng thuốc hết người thì không…câu trả lời lại rất chung chung là: do cơ địa. Tôi đi tìm “cơ địa người” trên mạng kết quả rất rất rất ít giải thích đầy đủ, chính xác, phân loại, …. Tôi nghĩ “theo cơ địa” rất mơ hồ và nó không thuyết phục được tôi.
Nhà vật lý nổi tiếng người Mỹ Richard Phillips Feynman đã nói như sau khi tìm hiểu về hằng số vật lý cơ bản trong vật lý lượng tử α: “Chúng tôi biết mình phải làm gì bằng thực nghiệm để đo con số này thật chính xác, nhưng chúng tôi không biết mình phải làm gì bằng máy tính.”
Không chỉ mình Feynman mà nhiều bộ óc thiên tài khác như Albert Einstein hay Carl Sagan đều tìm được tiếng nói chung giữa tôn giáo và khoa học. Trong khi mọi bằng chứng đều bị thiếu và các bằng chứng cụ thể thì không thể có được.
Einstein khẳng định rằng ông tin vào Thiên Chúa: “Vì vậy, khoa học hôm nay không thể chứng minh được sự tồn tại của Thiên Chúa, là bởi khoa học vẫn còn chưa có phát triển đến trình độ đó, chứ không phải là Thiên Chúa không tồn tại”.
Nhà khoa học và triết gia Jacob Bronowski viết: “Theo suy nghĩ của tôi, thật sai lầm khi nghĩ hoạt động sáng tạo là cái gì đó khác thường.”
Nhà toán học Pháp Jacques Hadamard viết: “Hiển nhiên là phát minh hay phát hiện trong toán học hay ngành khoa học nào khác đều hình thành từ việc kết hợp những ý tưởng… Trong tiếng La tinh, động từ cogito được dịch ra là ‘suy nghĩ’, có nghĩa gốc là ‘lắc đều lên’. Thánh St.Augustine cũng nhận ra điều đó và quan sát thấy rằng intelligo có nghĩa là ‘lựa chọn trong số đó.’
Arthur Koestler viết: “Sự vĩ đại của các triết gia trong cách mạng khoa học không dựa nhiều vào việc tìm ra đáp án đúng mà là đặt ra câu hỏi đúng; là việc nhìn ra vấn đề ở góc độ chưa ai nghĩ tới; là biết thay câu hỏi ‘tại sao’ bằng ‘như thế nào’.
Trong số các đáp án Một nửa của 13 là bao nhiêu còn có các câu trả lời như sau:
- “Sáu rưỡi”. Đáp án đầu tiên này có lẽ đại đa số là sẽ nghĩ tới nó. Nhưng nếu hỏi còn đáp án nào nữa chắc cũng có lẽ mọi người sẽ mở to mắt nhìn nhau với ý nghĩ “còn có đáp án khác sao?”, “một câu hỏi chờ đợi câu trả lời của những người không bình thường chăng?”
Đúng vậy, cách nhiều người thành công và có óc sáng tạo chính là sự “khác thường” một cách “không bình thường” như bao người. Và đây là những câu trả lời với những góc nhìn khác nhau:
- “Số một và số ba”
- “Bốn. Mười ba (trong tiếng Anh) có tám ký tự. Một nửa của tám là bốn.”
- “Mười và ba”
- Con số 1 và 3 thay vì chữ MƯỜI, BA.
- “Tám. (Số mười ba La Mã là XIII. Nửa trên của nó là số tám.”)
- Nửa dưới của XIII
- “Mười một và hai. Nửa trái và nửa phải của XIII La Mã.
- “1-1 và 0-1. Trong hệ nhị nguyên, 13 được viết dưới dạng 1-1-0-1. Do vậy mà một nửa là 1-1 và 0-1. Ngoài ra còn có 11 và 1 nữa.”
- Viết ||||||||||||| rồi xóa đi nửa trên, hoặc xóa đi nửa dưới, hoặc xoá đi nửa trái hay nửa phải.
- “Ba. Mười ba là chữ có sáu ký tự treize trong tiếng Pháp.” Một bước đột phá khi họ đưa cả ngoại ngữ vào. “Ngoài ra còn có tre và ize vì đây là hai nửa của treize.
- Còn nữa, ….
Điều này cho thấy rằng đáp án phụ thuộc vào tư duy và góc nhìn của mỗi người, không có đúng, sai mà là nó có hợp lý hay không và chúng ta phải tìm ra nó mà thôi.
Chúng ta cần có 1 cuộc cách mạng về tư duy: tư duy tương quan và tư duy định hướng… tìm những điểm tương đồng, những vật có thể hòa trộn và tự hỏi mình có những giả thiết nào, tuân theo những quy luật nào.
Giờ thì tôi định hướng cho mình để tìm ra đáp án như sau: Bằng hình ảnh/con số/sự “pha trộn” ý nghĩa từ con số với hình ảnh
Pi = 3,14 = 3+1+4 = 8 (Thần số học Pi-ta-go)
Ở đây có 4 con số chúng ta cần tìm hiểu là 3, 1, 4 và 8. Số 1 và số 3 các bạn có thể xem lại trong bài viết trước tôi sẽ để link phía dưới cho các bạn theo tiêu đề:
- Số 137 liên quan đến sự hình thành thế giới?
Ngoài ra vì sao lại là 3,… Tại sao lại nói 3 tầng trời? tại sao gọi là tam giới? Kinh Phật cũng hay nói về học thuyết Tam thiên đại thiên thế giới… Nghĩa là nói rằng vũ trụ này vô cùng to lớn, nhấn mạnh về đặc điểm hay sự đặc trưng của nó. Nói thêm về quy tắc của số 3 trong tiếng Trung như sau:
- 1 nghĩa là ít, rất ít
- 2 là vừa, không nhiều không ít
- 3 là chỉ số nhiều, rất nhiều
Số 4 và 8:
Nói đến hình ảnh, ngôn ngữ có hình ảnh và mang theo nội hàm chính là tiếng Trung cổ, còn gọi là chữ Giáp Cốt.
- Số 4 nhìn vào Giáp cốt ta có giải thích như sau: trong 4 cũng bao hàm 8
- Số 8 nhìn vào Giáp cốt hình ảnh là 2 nét phân chia, nghĩa gốc của Bát (8) là sự phân chia.
Ví dụ trong chữ Phân theo hình trên có bộ Bát biểu ý phân chia nên có mang theo hình ảnh của 8. Để hiểu rõ hơn về Giáp Cốt thì trong “Thuyết văn giải tự” của Hứa Thận có giải thích khá dễ hiểu, vì nội dung khá dài tôi sẽ để link bài viết dưới đây cho bạn tiện theo dõi:
- Từ “Thuyết văn giải tự” nhìn cội nguồn của chữ Hán
Sự phân chia tách ra trong sự hình thành vũ trụ
8:4=2, 4:2=2, 2:2=1
Nếu để ý sẽ thấy trong dãy phân chia này có 2 con số liên quan đến sự hình thành vũ trụ từ vụ nổ lớn Big Bang là Hidro số hiệu 1, Heli số hiệu 2, Lithi số hiệu 3 (là con số chính của Pi). Số 1 và số 3 được lập lại lần nữa thật là không ngẫu nhiên và chúng ta đã có giải thích về nó. Về Heli số hiệu 2 và oxi số hiệu 8 bạn xem chi tiết trong bài viết này ở link dưới đây:
- Công thức 80/20, bầu không khí nhận tạo
Chúng ta quan sát cấu tạo mô hình các nguyên tố và mô hình cấu tạo hành tinh chúng ta có chỗ tương đồng? Chúng vận động trên 1 quỹ đạo theo 1 quy luật nhất định không ngừng nghỉ.
Nếu chúng ta thử quay số 8 nằm ngang này thì sẽ phát hiện 1 quy luật dành cho con người: sinh, lão, bệnh, tử. Vòng luân hồi không ngừng nghỉ.
Chúng ta lại nhìn hình ảnh của dãy số của Pi và vòng xoáy vũ trụ:
Tiếp tục trở lại với hình ảnh chữ Pi, nếu lật mặt chữ Pi so với tiếng Trung là rất giống nhau
Chữ Pi giống với chữ Cơ: nền móng, căn bản nhất
Tượng hình từ giáp cốt, kim văn gồm bộ Nhất (1) và Bát (8) như đã giải thích ở trên. Lại là số 1 và số 8.
Hơn 9000 chữ trong “Thuyết văn giải tự” truy ngược về cội nguồn, dốc sức khôi phục nội hàm và bản chất đằng sau chữ Hán, khi chúng ta đứng từ mỗi góc độ để thu được thông từ từ trong đó, thì chúng ta có thể thu được những nhân tố căn bản của một phương diện nào đó một cách có hệ thống. Chữ Hán giống như “hóa thạch sống”, mang theo sự tìm tòi và ghi chép của người Trung Quốc cổ đại về vũ trụ và thiên thể, là nhịp cầu thân thuộc nhất mà lại xa lạ nhất để người đời sau hiểu về văn hóa Thần truyền Trung Hoa.
Số 1 và số 8 không ngẫu nhiên mà lặp lại nhiều lần đến vậy. Đã không phải ngẫu nhiên thì Thần muốn truyền đạt điều gì đến con người? Mật mã Pi này ẩn chứa điều gì? Tại sao vẫn xoay quanh 1 và 8?
Với những dữ liệu về hình ảnh và con số cùng ý nghĩa của nó tôi có thể suy luận và nhìn nhận được rằng Pi = 3,14 chính là hình ảnh của Tamgiới mà trong tôn giáo nói đến. Vụ nổ mở ra Tam giới, con người trong tam giới chịu 4 cái khổ sinh – lão – bệnh – tử, ám chỉ các giai đoạn trong cuộc đời như sinh (được sinh ra), lão (già đi), bệnh (gặp bệnh tật), và tử (qua đời), cái khổ của vòng luân hồi, cái khổ căn bản này con người không tự cảm nhận được vì ai cũng từ thai mẹ sinh ra nên không biết đây là khổ.
Vậy vì sao lại có Tam giới, vì sao con người phải luân hồi? Đại Sư đã cho chúng ta câu trả lời qua hai bài viết sau đây:
- Vì sao có nhân loại.
- Vì sao xã hội nhân loại là mê
Mỹ Mỹ
Xem thêm:
- “Làng trường thọ” 112 người sống trên 100 tuổi
- 5 phát minh ra đời từ giấc mơ